L ỜI CẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lạc
Theo ICRISAT (1991) thì có thể chia TGST của các giống lạc như sau: Giống ngắn ngày 80 - 100 ngày, giống trung ngày 101 - 120 ngày, giống dài ngày: trên 120 ngày. Theo Ngô Thế Dân (2000), TGST của lạc ở miền Nam và miền Trung nước ta có thể chia như sau: ngắn ngày (dưới 90 ngày), trung ngày (90 - 120 ngày), dài ngày (trên 120 ngày). Ngoài yếu tố di truyền của giống, TGST của lạc phụ thuộc điều kiện môi trường, các biện pháp kỹ thuật...
Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng là một trong những chỉtiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Biết được tổng thời gian sinh trưởng và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu đểxác định thời vụ, xác định cơ cấu cây trồng trong năm và tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp đểđạt năng suất cao.
Giống lạc L14, SVL1 trong thí nghiệm là giống lạc có khả năng chịu hạn khá tốt thuộc nhóm trung ngày, có TGST trung bình từ 120 - 140 ngày. Qua quá trình thí nghiệm, tôi thu được kết quả TGST thể hiện bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến thời gian sinh trưởng, phát triển của hai giống lạc qua các giai đoạn
Đvt: ngày Công thức Thời gian từkhi gieo đến khi…
Giống Liều lượng
S (kg S/ha) 3 - 4 lá Ra hoa rộ Đâm tia Thu hoạch
L14 0 12 44 80 128 15 12 45 81 129 30 12 45 81 129 45 12 43 79 128 SVL1 0 12 45 82 127 15 12 44 79 126 30 12 44 80 126 45 12 45 81 127 Kết quả bảng 3.1 cho thấy:
* Thời gian từkhi gieo đến khi cây có 3 - 4 lá: ở các công thức bón liều lượng lưu huỳnh khác nhau trên cả 2 giống lạc đều bắt đầu xuất hiện 3 - 4 lá sau gieo được 12 ngày.
Thời gian sinh trưởng và phát triển của hai giống lạc từkhi gieo đến 3 - 4 lá giữa các liều lượng lưu huỳnh không có sự khác biệt. Ở thời kỳ này bộ rễ còn kém phát triển, sựsinh trưởng và phát triển của cây lạc chủ yếu phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng tích lũy trong hạt và hai lá tử diệp, cho nên ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnhtrên hai giống lạc ở các thời kỳđầu chưa thể hiện rõ.
* Thời gian từkhi gieo đến khi ra hoa rộ:
Ở thời kỳnày cây đồng thời diễn ra 2 quá trình hoạt động sinh lý là: sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, trong đó quá trình sinh trưởng dinh dưỡng tạo tiền đề vật chất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh thực và tạo ra năng suất sau này. Ởđây có sự khác nhau giữa các liều lượng bón, dao động từ 43 - 45 ngày trên giống L14 và 44 - 45 ngày trên giống SVL1. Đối với lượng bón lưu huỳnh 45 kg S/ha thì thời gian ra hoa giống lạc L14 sớm hơn 1 - 2 ngày so với các công thức bón lưu
huỳnh mức thấp hơn (45 ngày) và không bón lưu huỳnh (44 ngày). Đối với các công thức bón lưu huỳnh, thời gian từgieo đến ra hoa rộ trên giống SVL1 với các công thức không bón cũng sớm hơn 1 ngày (15,30 kg S/ha) và không có sự sai khác ởlượng bón 45 kg S/ha. Giữa các mức bón khác nhau thì thời gian này cũng có sự khác nhau trên cả 2 giống lạc.
- Thời gian từgieo đến khi đâm tia: Thời gian này liên quan đến tổng thời gian ra hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu. Tương tựnhư giai đoạn ra hoa, thời gian từgieo đến đâm tia giữa các mức bón cũng có sự khác nhau, chênh lệch nhau từ 1 - 2 ngày dao động từ 79 - 81 ngày ở giống L14 và 1 - 3 ngày dao động từ 79-82 ngày ở giống SVL1. Các công thức bón lưu huỳnh và bón ở những mức cao (45 kg S/ha là 79-81 ngày) thì kết thúc ra hoa, đâm tia sớm hơn khoảng 1 ngày so với các công thức không bón.
- Thời gian từ gieo đến thu hoạch hay tổng thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống. Ngoài ra, còn chịu tác động bởi điều kiện sinh thái và biện pháp kỹ thuật canh tác. Các công thức thu hoạch chênh lệch nhau ít, khoảng từ 0 - 1 ngày, dao động trong khoảng 128-129 ngày ở giống L14 và 126 - 127 ngày ở giống SVL1. Đến khi thu hoạch, ở hầu hết các công thức bộ lá đều giảm chậm, nhưng tỷ lệ quảgià tương đối cao.