L ỜI CẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến đặc tính ra hoa của cây lạc
Ra hoa là quá trình sinh lý của cây trồng đánh dấu một bước nhảy vọt về chất từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh sản. Tổng số hoa cũng như tỷ lệ hoa hữu hiệu có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây lạc sau này.
Đối với cây lạc quá trình sinh trưởng sinh thực xảy ra khi quá trình sinh trưởng sinh dưỡng chưa kết thúc, hai quá trình này cùng song song tồn tại, cây lạc có đủ 3 - 4 lá thật thì mầm hoa đã hình thành nên thời kỳ ra hoa chính là thời kỳ hoạt động sinh lý cao nhất.
Sự ra hoa của lạc chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tốkhác nhau như điều kiện ngoại cảnh, đặc tính di truyền, kỹ thuật canh tác… các yếu tốnày thay đổi sẽ làm thay đổi số hoa hữu hiệu từđó sẽảnh hưởng đến năng suất của cây lạc theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Đểđảm bảo hai quá trình này diễn ra thuận lợi thì lượng dinh dưỡng và loại dinh dưỡng cây trồng hấp thu trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ sẽ giúp cây lạc sinh trưởng phát triển tốt, số hoa và thời gian ra
hoa kéo dài, hoa ra tập trung, số hoa hữu hiệu lớn sẽ là những yếu tố giúp ta có thể dự đoán được năng suất cây lạc sau này. Theo dõi quá trình từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa của hai giống lạc chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến thời gian ra hoa, tổng số hoa và tỷ
lệ hoa hữu hiệu của hai giống lạc Giống Liều lượng S (kg/ha) Chỉ tiêu Thời gian ra hoa (ngày) Tổng số hoa/cây (hoa) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) L14 0 20 59,31c 26,42cd 15 19 60,27c 26,67bcd 30 19 61,13c 27,09a-d 45 19 61,45c 27,00a-d SVL1 0 20 58,82b 24,47gh 15 19 60,84b 26,47cd 30 19 61,34ab 27,84a-d 45 19 61,22ab 28,14a-d LSD0,05 - 1,35 2,40
(Ghi chú: Các công thức giống nhau trong cùng một cột được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%)
Qua bảng 3.6 chúng tôi có nhận xét như sau: - Tổng thời gian ra hoa:
Về thời gian ra hoa của hai giống lạc, ở công thức đối chứng có thời gian ra hoa là 20 ngày, nhiều hơn so với các công thức còn lại 1 ngày (19 ngày). Các công thức còn lại không có sự khác nhau về thời gian ra hoa. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng, các công thức bón lưu huỳnh đều ra hoa sớm hơn 1 ngày và kết thúc ra hoa cũng sớm hơn một ngày so với công thức đối chứng. Các công thức hầu như ra hoa rộ vào ngày thứ7 đến ngày thứ 16 và kết thúc ra hoa vào ngày thứ 19.
Như vậy: các liều lượng lưu huỳnh khác nhau không làm ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây lạc.
Tổng số hoa trên cây của các công thức dao động trong khoảng 59,31 - 61,45 hoa trên giống L14, trong đó công thức bón 45 kg S/ha là cao nhất và thấp nhất ở công thức đối chứng. Tổng số hoa trên cây của các công thức dao động trong khoảng 58,82 - 61,34 hoa trên giống SVL1, trong đó công thức bón 30 kg S/ha là cao nhất và thấp nhất ở công thức đối chứng. Tổng số hoa trên cây của các công thức trên cả hai giống lạc không có sự sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Tỷ lệ hoa hữu hiệu:
Tỷ lệ hoa hữu hiệu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây lạc. Tỷ lệ hoa hữu hiệu của các công thức là khá cao, dao động từ 26,42 -27,00% trên giống lạc L14. Đạt mức cao nhất là ở công thức bón 30 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. Giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tỷ lệ hoa hữu hiệu của các công thức trên giống SVL1 dao động từ 24,47 - 28,14%, cao nhất là ở công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. Giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng.
0 10 20 30 40 50 60 70 0 15 30 45 0 15 30 45 L14 SVL1
Tổng số hoa/cây Tỷ lệ hoa hữu hiệu
Hình 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến tổng số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu
của cây lạc