Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 40 - 42)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

2.3.2.1. Chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về cây: Thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ, diện tích lá, đặc điểm ra hoa, sốlượng nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất, hàm lượng dầu trong quả lạc.

- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: lãi ròng, hiệu suất phân bón, VCR

- Chỉ tiêu về tính chất hóa học đất: Phân tích đất qua 2 giai đoạn: Trước và sau thí nghiệm (pHKCl, OC, N, P, K tổng số, S tổng số).

2.3.2.2. Phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc được tiến hành theo QCVN 01 - 57 : 2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.

- Thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ (ngày): Số ngày từ gieo đến chín (Khoảng 80 - 85% số quảcó gân điển hình, mặt trong vỏ quả có màu đen, vỏ lụa hạt có màu đặc trưng của giống; tầng lá giữa và gốc chuyển màu vàng và rụng);

- Diện tích lá: Diện tích lá trên cây S (dm2 lá/cây), chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2đất) qua các thời kỳ: 3 - 4 lá thật, ra hoa rộ, đâm tia (hình thành quả).

+ Diện tích lá được xác định theo phương pháp cân khối lượng. Lấy 5 cây trên một ô thí nghiệm, ngắt toàn bộ lá trộn đều, cân được khối lượng M (g), lấy ngẫu nhiên 10 lá đưa vào máy đo diện tích lá d (dm2) và đồng thời cân khối lượng 10 lá m (gam):

Công thức tính diện tích lá S = d x M M x 5 Trong đó: S: diện tích lá (dm2 lá /cây);

m: Khối lượng lá của 10 lá (gam); d: diện tích lá của 10 lá (dm2); M: Khối lượng lá của 5 cây (gam);

- Số lượng và khối lượng nốt sần qua các thời kỳ: Lấy 5 cây/ô thí nghiệm vào các thời kỳ 3 - 4 lá thật, ra hoa rộ, đâm tia, thu hoạch để xác định số lượng và khối lượng nốt sần và sốlượng nốt sần hữu hiệu.

- Khối lượng tươi và khô của cây: khả năng tích lũy chất khô qua các thời kỳ (gam/cây) được xác định bằng cách lấy 5 cây/ô thí nghiệm vào các thời kỳ 3 - 4 lá thật, ra hoa rộ, đâm tia, thu hoạch đểxác định khối lượng tươi và khô.

- Năng suất các yếu tố cấu thành năng suất:

+ Số cây thực thu (cây): Đếm số cây thu hoạch thực tế trên mỗi ô;

+ Số quả/cây (quả): Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây; + Số quả chắc/cây (quả): Đếm tổng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây;

+ Khối lượng 100 quả (gam): Cân 3 mẫu (bỏ quả lép, non, chỉ lấy quả chắc), mỗi mẫu 100 quả khô ởđộẩm hạt khoảng 12%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy;

+ Khối lượng 100 hạt (gam): Cân 3 mẫu hạt nguyên vẹn không bị sâu, bệnh được tách từ 3 mẫu quả (chỉ tiêu 14), mỗi mẫu 100 hạt ởđộẩm khoảng 12%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy;

- Tỷ lệ hạt/quả (%): Tỷ lệ hạt/quả (%) = khối lượng hạt khô/Khối lượng quả khô của 100 quả mẫu ởđộẩm khoảng 12%;

+ Năng suất quả khô (tạ/ha): Thu riêng từng ô, bỏ quả lép, non chỉ lấy quả chắc, phơi khô (độ ẩm hạt khoảng 12%), cân khối lượng (gồm cả hạt của 10 cây mẫu) để tính năng suất trên ô, sau đó quy ra năng suất tạ/ha;

+ Năng suất lý thuyết: NSLT (tạ/ha) = S

ố quả chắc/cây x số cây/m2 x P100 quả x 7.500 m2

x 100 107

- Sâu bệnh hại lạc: Điều tra tình hình sâu bệnh trên cây lạc qua các thời kỳ và đánh giá theo QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT.

- Một số tính chất hóa học đất bao gồm pHKCl (pH met), OC (Wakley - Black), N tổng số (Phương pháp Kjelhdah), P tổng số (Phương pháp so màu), K tổng số (Phương pháp Quang kế ngọn lửa), S tổng số(phương pháp so màu).

Tất cả các chỉtiêu phân tích được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Nông hóa Thổnhưỡng - Trường Đại học Nông Lâm Huế.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế:

+ Lãi ròng = Tổng thu - tổng chi

+ Tổng thu = NSTT (kg/ha) x giá bán (đồng/kg)

+ Tổng chi = Giống + phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + công lao động + Hiệu suất phân bón

Tính hiệu suất phân lưu huỳnh theo công thức:

Hiệu suất phân bón = Kg sản phẩm tăng lên do bón phân S Kg phân bón S nguyên chất đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)