L ỜI CẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC
3.3.1. Hiệu suất của phân lưu huỳnh đối với cây lạc
Bảng 3.8. Hiệu suất của phân lưu huỳnh đối với cây lạc
Lượng K bón (kg/ha) Lượng S bón (kg/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) Bội thu (kg/ha) Hiệu suất phân bón (kg lạc vỏ/kg S) L14 0 2,60d - - 15 2,82bc 220 14,6 30 3,04a 440 14,6 45 3,10a 500 11,1 SLV1 0 2,55d - - 15 2,78c 230 15,3 30 2,95ab 400 13,3 45 3,06a 510 11,3
(Ghi chú: Các công thức giống nhau trong cùng một cột được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%).
Qua bảng số liệu ở bảng 3.8 cho thấy rằng:
- Bội thu năng suất: Sử dụng phân lưu huỳnh đã làm tăng năng suất lạc đáng kể, từ đó làm tăng tổng thu nhập trong sản suất. Trên giống L14 khi sử dụng 15 kg S/ha thì năng suất tăng lên 0,22 tấn/ha, khi tăng liều lượng 30 kg S/ha thì năng suất tăng lên 0,44 tấn/ha, khi tăng liều lượng 45 kg S/ha thì năng suất tăng lên 0,50 tấn/ha so với khi không sử dụng phân lưu huỳnh. Hiệu suất phân lưu huỳnh bón đạt cao nhất ở công thức bón 15 kg S/ha và 30 kg S/havới 14,6 kg lạc vỏ/kg S.
- Hiệu suất phân lưu huỳnh: Trên giống SVL1 khi sử dụng 15 kg S/ha thì năng suất tăng lên 0,23 tấn/ha, khi tăng liều lượng 30 kg S/ha thì năng suất tăng lên 0,40 tấn/ha, khi tăng liều lượng 45 kg S/ha thì năng suất tăng lên 0,51 tấn/ha so với khi không sử dụng phân lưu huỳnh. Hiệu suất phân lưu huỳnh bón đạt cao nhất ở công thức bón 15 kg S/ha với 13,3 kg lạc vỏ/kg S.
Qua đó ta thấy việc tăng liều lượng phân lưu huỳnh bón cho lạc đã làm tăng năng suất đáng kể so với không sử dụng. Sử dụng liều lượng 45 kg S/ha đã đạt năng suất cao nhất. Hiệu suất phân lưu huỳnh bón đạt cao nhất ở công thức bón 15 kg S/ha
3.3.2. Hiệu quả kinh tế
Đầu tư phân bón và kết quả sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong thực tế người sản xuất không chỉ tính đến việc đầu tư đểtăng cao năng suất, mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế của việc đầu tư thêm. Nếu tốc độtăng kết quả sản xuất lớn hơn tốc độtăng đầu tư phân bón, thì hiệu quả kinh tế sẽcao, nhưng khi tốc độtăng đầu tư lớn hơn tốc độ tăng kết quả sản xuất thì người sản xuất sẽ bị lỗ vốn.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và quá trình sản xuất lạc nói riêng, năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau mà nhiều khi năng suất nông sản tăng cao nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không tăng, do đầu tư chi phí sản xuất quá lớn. Có khi chi phí sản xuất (chi phí bón phân) càng tăng càng có lãi, nhưng có khi chi phí tăng lên, năng suất tăng nhưng lại lỗ. Cho nên, không thể bón phân đểtăng năng suất bằng bất cứ giá nào, mà việc quan trọng là phải tính đến hiệu quả kinh tế.
Bón phân cân đối và hợp lý là cơ sở cho cây trồng đạt năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc tính toán hiệu quả trong việc sử dụng phân bón là điều không dễ dàng. Vì đối với các loại phân chậm tan như phân lân, phân chuồng
thường có tác dụng trong nhiều vụ nên khó có thể tính toán chính xác trong 1 vụ. Thêm nữa lợi nhuận của phân bón không chỉđược đánh giá qua năng suất, số lãi thu được do bón phân mà còn từ việc rút ngắn thời gian chín, giảm độ ẩm của hạt, độ chắc của hạt, màu sắc hạt, chất lượng của hạt…
Vì vậy, chúng tôi chỉđánh giá được sơ bộ về hiệu quả kinh tếkhi đầu tư phân lưu huỳnh cho lạc và thu được kết quảở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của bón phân lưu huỳnh cho cây lạc
Giống Liều lượng S (kg/ha) Tổng thu (1000 đồng/ha) Tổng thu tăng so với Đ/C (1000 đồng/ha) Tổng chi (1000 đồng/ha) Chi phí tăng so với Đ/C (1000 đồng/ha) Lãi ròng (1000 đồng/ha) Lãi ròng vượt so với Đ/C (1000 đồng/ha) L14 0 65.000 0 20.400 0 44.675 0 15 70.500 5.500 20.460 60 50.040 5.365 30 76.000 11.000 20.520 120 55.480 10.805 45 77.500 12.000 20.580 180 56.995 12.320 SVL1 0 63.750 0 20.400 0 43.350 0 15 69.500 5.750 20.460 60 48.965 5.615 30 73.750 10.000 20.520 120 53.230 9.880 45 76.500 12.750 20.580 180 55.920 12.570 Ghi chú: phân chuồng 500.000 đ/tấn; vôi 2.000 đ/kg; Lân Văn Điển (P2O5): 3.200 đ/kg, Đạm Urê 7.500 đ/kg, Kali clorua (KCl) (60%K2O) 7.000 đ/kg; Amoni sunfat(S) 4.000 đ/kg; (thời điểm tháng 2/2018); giá lạc vỏ25.000 đ/kg (thời điểm tháng 5/2018). - Về tổng chi: Qua bảng 3.9 cho thấy tổng chi trong quá trình sinh trưởng phát triển của lạc ở các công thức dao động từ 20.400.000 -20.580.000đ, cao nhất ở công thức 45kg S/ha) và thấp nhất ở công thức không bón.
- Lãi ròng tăng so với đối chứng: Qua bảng 3.9 cho thấy tổng chi tăng so với đối chứng ở các công thức dao động từ 60.000 - 180.000 (đ/ha). Tuy nhiên lãi ròng tăng so với đối chứng cao, dao động từ 5.365.000 -12.320.000 (đ/ha) trên giống L14
và 5.615.000 -12.570.000 (đ/ha) trên giống SVL1. Nhận thấy rằng, khi tăng lượng bón lưu huỳnh thì lãi ròng so với đối chứng lại tăng và đạt cao nhất tại công thức bón 45 kg S/ha.
- Về tổng thu tăng so với đối chứng:
Qua kết quả cho thấy rằng, ở các liều lượng bón lưu huỳnh cao hơn đều cho tổng thu so với đối chứng là dương và đạt cao nhất trên nền bón 45 kg S/ha. Tuy nhiên khi càng tăng liều lượng lưu huỳnh bón thì tổng thu so với đối chứng lại giảm.
3.4. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số tính chất hóa học đất sau thí nghiệm
Sử dụng các loại phân bón sẽ ảnh hưởng đến tính chất hóa học của đất. Chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất sau thí nghiệm ở tầng đất 0 - 20 cm, kết quả thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số tính chất hóa học của đất
sau thí nghiệm Lượng K bón (kg/ha) Lượng S bón (kg/ha) pHKCl OC (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) S (%) L14 0 5,2 1,24 0,048 0,049 0,25 0,019 15 5,2 1,28 0,052 0,052 0,27 0,022 30 5,3 1,30 0,053 0,052 0,28 0,023 45 5,5 1,32 0,055 0,054 0,28 0,024 SLV1 0 5,1 1,25 0,046 0,050 0,26 0,020 15 5,2 1,27 0,049 0,051 0,26 0,021 30 5,3 1,31 0,053 0,053 0,29 0,024 45 5,4 1,33 0,054 0,054 0,29 0,025 Qua kết quả bảng 3.10 cho ta thấy một số chỉ tiêu hóa học đất thay đổi như sau:
- pH KCl: Trước thí nghiệm, pH KCl dao động từ 5,1 - 5,2 là đất hơi chua. Sau thí nghiệm, pH KCldao động từ 5,2 - 5,5 cao hơn trước thí nghiệm. Như vậy, bón phân lưu huỳnh làm cho đất ít chua hơn.
- Hàm lượng hữu cơ trong đất (OC%): Chất hữu cơ trong đất (mùn) là một nguồn dinh dưỡng có tương quan rất chặt chẽ với độ phì nhiêu của đất, nhất là trong điều kiện nóng ẩm ởnước ta. Sau thí nghiệm, hàm lượng hữu cơ trong đất ở mức trung bình, dao dộng từ 1,24 -1,33% và đều tăng so với trước thí nghiệm (OC từ 1,24 - 1,25%).
- Hàm lượng đạm (N): N là nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất cây trồng, N trong từng loại đất phụ thuộc vào hàm lượng hữu cơ trong đất, đất giàu mùn thì N nhiều. Trước thí nghiệm, đạm tổng số trong đất từ 0,046 - 0,048%, sau thí nghiệm chúng dao động trong khoảng 0,049 - 0,055%. Với hàm lượng tổng số như trên, theo phân loại là đất nghèo đạm (<0,1% N). Việc trồng lạc, kết hợp bón phân chuồng và phân N, phân K, phân P kết hợp với phân S sau khi trồng đã làm tăng hàm lượng đạm trong đất, một phần do cây lạc có khảnăng cốđịnh đạm.
- Hàm lượng lân (P2O5): Là một chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất “đất giàu P mới có độ màu mỡcao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu P” (E.Detrunk, 1931). Giữa P trong đất và năng suất cây trồng có mối tương quan. Lân tổng số giữa các công thức dao động trong khoảng từ 0,051 - 0,054%, tăng cao hơn so với trước thí nghiệm (từ 0,049 - 0,050%) và đều ở mức nghèo lân. Trên cả hai giống lạc lượng bón S ở mức cao làm tăng hàm lượng lân tổng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lưu huỳnh đến hàm lượng lân tổng sốkhi được bón trên cùng một giống chưa thể hiện rõ.
- Hàm lượng kali (K2O):
Hàm lượng kali tổng số trước thí nghiệm là từ 0,025 - 0,026% và sau thí nghiệm hàm lượng kali tổng số tăng, dao động 0,27 - 0,29% đều nghèo kali tổng số. Các công thức có bón lưu huỳnh ở mức cao trên cả hai giống lạc có hàm lượng kali tổng số cao hơn. Nhìn chung mẫu đất sau thí nghiệm có hàm lượng kali tổng sốtăng hơn so với trước thí nghiệm. Sự chênh lệch là không nhiều.
- Hàm lượng lưu huỳnh tổng số S (%):
Hàm lượng S tổng số trong đất sau thí nghiệm dao động 0,021 - 0,024% cao hơn hàm lượng S trước thí nghiệm là (0,019 - 0,020 %). Trên cùng một giống công thức có bón S ở mức cao có hàm lượng S tổng sốcao hơn ở công thức bón mức thấp và không bón.
Tóm lại: Qua phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất quang trọng trước và sau thí nghiệm cho thấy, trên nền bón đầy đủ các thành phần hữu cơ, vôi, N, P, K thì lưu huỳnh bón vào đất làm tăng các chỉ tiêu pHkcl, đạm tổng số, OC, lân tổng số, kali tổng số và S tổng số. Như vậy, sự thay đổi các tính chất hóa học của đất sau thí nghiệm phần lớn đều có lợi cho cây trồng.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN
Qua kết quả đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lưu huỳnh đến giống lạc L14 và SVL1 tại tỉnh Quảng Bình”, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau: * Về các chỉtiêu sinh trưởng phát triển của cây lạc:
- Thời gian sinh trưởng: Tổng thời gian sinh trưởng dao động từ 128 - 129 ngày trên giống L14 và từ 126 - 127 ngày trên giống SVL1. Các công thức có lưu huỳnh với liều lượng cao thì các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ngắn hơn, tuy nhiên có sự chênh lệch không lớn.
- Về sốlượng nốt sần: Liều lượng lưu huỳnh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu nốt sần của hai giống lạc, đặc biệt là giai đoạn ra hoa rộ và đâm tia số lượng nốt sần có sự chênh lệch đáng kể. Giai đoạn thu hoạch số lượng nốt sần đạt cao nhất, có sự chênh lệch không lớn ở các mức bón lưu huỳnh và ở công thức đối chứng.
- Về khối lượng nốt sần: Khối lượng nốt sần ở các mức bón 30; 45 kg S/ha tại giai đoạn ra hoa rộ, đâm tia có sự chênh lệch đáng kể so với các công thức còn lại. Khối lượng nốt sần cao nhất ở mức bón 30 kg S/ha tại giai đoạn thu hoạch trên giống L14 là 627,2 mg/cây, thấp nhất ở công thức đối chứng là 469,2 mg/cây (L14) và 413,2 mg/cây (SVL1).
- Diện tích lá và chỉ số diện tích lá: Trên cả hai giống lạc, ở giai đoạn hình thành quả diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt giá trị cao nhất khi bón mức 45 kg S/ha. Diện tích lá đạt 85,03 dm2lá/cây (giống L14), 83,13 dm2lá/cây (giống SVL1), còn chỉ số diện tích lá đạt 2,88 m2 lá/m2đất (giống L14), đạt 2,77 m2 lá/m2 đất (giống SVL1).
- Về sinh khối tươi và khô của cây lạc: Giai đoạn 3 - 4 lá, ra hoa rộ, thu hoạch, thì khối lượng sinh khối tươi và khô cao nhất mức bón 45 kg S/ha. Giai đoạn đâm tia khối lượng sinh khối tươi, sinh khối khô cao nhất ở mức bón 30; 45 kg S/ha.
- Các chỉ tiêu về hoa: Tổng thời gian ra hoa của lạc không chịu nhiều ảnh hưởng của mức bón lưu huỳnh cao hay thấp. Tuy nhiên, khi tăng liều lượng lưu huỳnh thì tổng số hoa/cây và tỷ lệ hoa hữu hiệu tăng lên.
- Về năng suất: Liều lượng lưu huỳnh có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Năng suất lý thuyết, thực thu đạt cao nhất ở công thức bón 45 kg S/ha là 6,84 tấn/ha, 3,04 tấn/ha trên giống L14 và đạt cao nhất ở công thức bón 45
kg S/ha là 6,19 tấn/ha, 3,06 tấn/ha trên giống SVL1. Hai giống lạc có năng suất sai khác không có ý nghĩa.
- Về hiệu quả kinh tế:
+ Tổng thu và lãi ròng đạt cao nhất ở công thức bón 45 kg S/ha, lãi ròng tăng so với đối chứng là 12.320.000 đ/ha.
+ Trên giống lạc L14, hiệu suất phân lưu huỳnh đạt cao nhất ở ở liều lượng 30 kg S/ha là 14,6 (kg lạc vỏ/kg S). Trên giống SVL1 thì hiệu suất S đạt cao nhất ở liều lượng bón 15 kg S/ha là 15,10 kg lạc vỏ/kg S.
- Về tính chất hóa học đất: Một số chỉ tiêu hóa học đất quan trọng sau thí nghiệm có sựthay đổi. Sau thí nghiệm các chỉtiêu như pHKCl, N tổng số, OC, lân tổng số, kali tổng số, S tổng sốđều tăng.
4.2. KIẾN NGHỊ
Trên đất phù sa không được bồi thường xuyên tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, công thức phân bón nên được đưa vào áp dụng cho hai giống lạc là công thức bón 8 tấn phân chuồng + 500 kg vôi + 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha + 30 kg S/ha.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
[1]. Đỗ Ánh, Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2002.
[2]. Đỗ Ánh, Phân hữu cơ là loại phân cải tạo đất, Báo cáo tại Hội thảo quan điểm về quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở miền Bắc Việt Nam, Hà Nội, 1998. [3]. Báo cáo Bản đồ đất tỉnh Bình Định, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Phân viện QH&TKNN miền Trung, 2005.
[4] Nguyễn Văn Bình, Giáo trình cây lạc, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1996.
[5] Nguyễn Văn Bộ, E. Muter, Nguyễn Trọng Thi, Một số kết quả nghiên cứu về bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam, trong kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Nông hóa Thổnhưỡng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1999.
[6]. Nguyễn Văn Bộ, Quan điểm về quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở Việt Nam, trong kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Nông hóa Thổnhưỡng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1999.
[7]. Lê Thanh Bồn (1997), Đặc điểm của lân và hiệu lực của phân lân đối với lúa và lạc trên đất cát biển điển hình Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
[8]. Lê Văn Chánh, Bài giảng cây lạc, Khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2012.
[9]. Nguyễn Văn Chiến (2010), Nghiên cứu sử dụng phân trung – vi lượng để nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng có giá trị sản xuất cao ở Việt Nam.
[10]. Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Thắng, Hoàng Minh Tâm, Phan Quốc Gia, Nguyễn Xuân Thu (2002), “Kết quả nghiên cứu phát triển lạc Thu Đông ở các tỉnh phía Bắc”, Kết quả nghiên cứu Khoa học năm 2002, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 101 - 113.
[11]. Công ty phân bón Bình Điền (2003), Phân bón đối với năng suất cây trồng, Bản tin Bình Điền, quý IV/2003.
[12]. Cục Khuyến nông Khuyến lâm, Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, 1998.
[14]. Hồ Huy Cường, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Đề tài nghiên cứu kỹ thuật năng suất lạc cao ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2008.
[15]. HồHuy Cường, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Đề tài “nghiên cứu xây dựng mô hình thâm canh lạc trên một số loại đất ở tỉnh Bình Định”, cẩm nang phân bón, NXB