Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của khu bảo tồn sao la quảng nam (Trang 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm và ảnh hưởng của nó đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của Khu bảo tồn Sao La Quảng Nam.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu 6 xã vùng đệm Khu bảo tồn Sao la

Quảng Nam được quy hoạch với tổng diện tích 37.758 ha bao gồm 6 xã: A Nông, Bhalêê và A Vương huyện Tây Giang, A Ting, Sông Kôn và Tà lu huyện Đông Giang.

- Về thời gian: Mốc thời gian nghiên cứu liên quan theo từng nội dung đề tài.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều tra về điều kiện cơ bản của Khu bảo tồn Sao la

- Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý, địa hình + Khí hậu và thủy văn - Điều kiện kinh tế xã hội + Dân số, dân tộc

+ Giáo dục và trình độ dân trí + Cơ sở hạ tầng

+ Các tổ chức xã hội và vai trò của nó đối với sinh kế của cộng đồng + Đời sống kinh tế của người dân

2.2.2. Điều tra về đặc điểm sinh kế của cộng đồng người dân vùng đệm Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam dựa trên lý thuyết về đặc điểm nguồn lực sinh kế

- Nguồn lực xã hội - Nguồn lực vật chất - Nguồn lực con người - Nguồn lực tài chính - Nguồn lực tự nhiên

2.2.3. Phân tích thực trạng tài nguyên và công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam

- Mục tiêu của Khu bảo tồn - Chức năng và nhiệm vụ

- Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận

- Sự cần thiết phải thành lập Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam - Thực tiễn hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng

- Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng

2.2.4. Phân tích các tác động, mối liên hệ của hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm và công tác quản lý, bảo tồn của Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam

- Hoạt động khai thác trái phép tài nguyên gỗ

- Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ và vấn đề bảo tồn - Hoạt động săn bắn động vật hoang dã

- Hoạt động khai hoang lấy đất phục vụ sản xuất: trồng rừng, canh tác nương rẫy. - Nêu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng trong mối quan hệ với sinh kế cộng đồng

2.2.5. Giải pháp cải thiện, nâng cao sinh kế cho người dân vùng đệm và nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng quả công tác quản lý và bảo vệ rừng

- Giải pháp về chính sách - Giải pháp về quản lý - Giải pháp về kinh tế - Giải pháp về kỷ thuật - Giải pháp về tổ chức

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

- Khu bảo tồn Sao La Quảng Nam

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Kế thừa có chọn lọc các tài liệu từ Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam (các kết quả khảo sát, nghiên cứu, báo cáo từ các chương trình, dự án khác nhau thực hiện tại khu vực nghiên cứu; các báo cáo công tác quản lý bảo vệ rừng từ UBND các xã, Hạt kiểm lâm 2 huyện Đông Giang, Tây Giang); phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê huyện Tây Giang và Đông Giang; Tài liệu từ sách báo, internet, tham khảo các nghiên cứu, báo cáo có liên quan của các nhà khoa học về tác động của vùng đệm đến khu bảo tồn v.v...).

2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Thu thập thông tin sơ cấp thông qua:

- Thảo luận nhóm thông qua phỏng vấn để thu thập những vấn đề ban đầu và xác định những yếu tố có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và là cơ sở cho việc phát triển bộ câu hỏi điều tra hộ gia đình. Phỏng vấn nhóm được tiến hành với 19 nhóm khác nhau như nhóm hộ không nghèo, nhóm hộ cận nghèo, nhóm hộ nghèo, nhóm lãnh đạo thôn (trưởng thôn, bí thư đoàn thanh niên, già làng) và nhóm cán bộ huyện, xã (Cán bộ xã, Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, Cán bộ Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam).

- Điều tra hộ được thực hiện thông qua sử dụng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi gồm 3 phần chính (i) thông tin về hộ gia đình, (ii) các hoạt động sinh kế của hộ gia đình, (iii) các hoạt động liên quan đến Khu bảo tồn. Số hộ điều tra: 129 hộ (bao gồm cả hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ không nghèo)

- Phỏng vấn sâu đã được tiến hành với các trưởng thôn và 19 hộ gia đình để phân tích sâu những tác động của việc thực hiện các quyền đối với rừng đến sinh kế. Dữ liệu thu thập được sử dụng như những nghiên cứu trường hợp để tăng sức thuyết phục của những kết quả nghiên cứu.

Từ thông tin được thu thập từ các Trưởng thôn, già làng, các nhân viên Khu bảo tồn, lực lượng Kiểm lâm địa bàn trong khu vực nghiên cứu để đánh giá nhanh tác động của xã đến Khu bảo tồn. Phương pháp này giúp có được một cái nhìn tổng quan về các tác động tổng thể của từng xã. Trong mỗi xã, thực hiện phỏng vấn lãnh đạo xã, cán bộ lâm nghiệp và các Trưởng thôn để đạt được một sự hiểu biết sâu sắc về khai thác tài nguyên. Tổ chức các cuộc thảo luận nhóm theo từng thôn được tổ chức với sự tham gia của tất cả các trưởng thôn để thảo luận và xác định việc sử dụng nguồn tài nguyên thực tế của từng thôn bản. Các tiêu chí về điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau và mức độ tác động của từng thôn bản đến khu bảo tồn được các trưởng thôn thảo luận và quyết định mức độ tác động của thôn đến khu bảo tồn.

- Các thông tin thu thập được từ cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm được phân tích và đánh giá bằng cách cho điểm 0-5 điểm cho mỗi tiêu chí. Điểm 0 được đưa ra nếu không có tác động và điểm 5 cho các tác động cao nhất. Tổng điểm của mỗi thôn sẽ được so sánh đối chiếu với bảng xếp hạng mức độ tác động của từng thôn trong xã và đánh giá tác động qua nhân viên của Khu bảo tồn, Kiểm lâm địa bàn trên mỗi xã. Từ đó phân tích và tổng hợp kết quả để xác định tiêu chí đánh giá các tác động về tại nguyên rừng từ các thôn tại các xã vùng đệm (xem Phụ lục 1.).

Căn cứ vào điểm của từng tiêu chí, tổng số điểm được dùng để so sánh, đánh giá tác động các thôn đối với khu bảo tồn.

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả bức tranh

tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng sinh kế của cộng đồng người dân địa phương, tình hình quản lý bảo tồn tài nguyên rừng trên địa bàn.

- Phương pháp phân tích so sánh: Từ việc phân tổ thống kê các nhóm hộ theo định hướng của mục tiêu và nội dung nghiên cứu, chúng ta sẽ so sánh các nhóm hộ/các dạng sinh kế với nhau để xem mức độ tác động của nó đến công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng như thế nào.

- Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào nguồn số liệu thông qua họp thôn và thảo luận nhóm để phân tích định tính các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa sinh kế của cộng đồng người dân với công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng.

- Các số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.

- Các thông tin và số liệu thu thập từ việc họp dân, thảo luận nhóm, phỏng vấn những người nòng cốt dược chọn lọc, kiểm tra chéo, xử lý và phân tích nhằm phục vụ cho việc phân tích và giải thích các sự kiện, kết quả nghiên cứu. Việc xử lý và thể hiện các dữ liệu này nặng về hướng định tính.

- Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn những người nòng cốt/ liên quan, hộ gia đình sẽ được phân loại và xử lý theo hình thức thống kê mô tả dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Khu bảo tồn loài và Sinh cảnh Sao la nằm trên địa bàn 04 xã Bhalêê, AVương, Tà Lu, Sông Kôn của 2 huyện Đông Giang và Tây Giang tỉnh Quảng nam. Với diện tích tự nhiên là 15.378,96 ha, hầu hết là rừng tự nhiên.

- Toạ độ địa lý: 17056’57’’ đến 18005’25’’ Vĩ độ Bắc

105051’07’’ đến 106004’ 36’’ Kinh độ Đông

3.1.1.2. Ranh giới

Ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó ranh giới tại các xã Bhalêê, A Vương giáp với Khu bảo tồn Sao la Huế, ranh giới tại các xã Tà Lu, Sông Kôn giáp với Vườn quốc gia Bạch Mã.

- Phía Nam đường ranh giới chạy dài trên bốn xã Bhalêê, AVương huyện Tây Giang; xã Tà Lu, Sông Kôn huyện Đông Giang. Giáp với BQL rừng phòng hộ A Vương và Sông Kôn.

- Phía Tây giáp nước CHDCND Lào.

- Phía Đông giáp xã Ating huyện Đông Giang.

3.1.1.3. Diên tích quản lý

Tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn là: 15.400,96 ha gồm 22 tiểu khu, trong đó: -Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi): 15.378,96 ha, gồm:

+ Đất có rừng: 15.080,61 ha, chiếm tỉ lệ 98,06% diện tích vùng lõi Khu bảo tồn + Đất không có rừng: 298,35 ha, chiếm tỉ lệ 1,94% diện tích vùng lõi Khu bảo tồn - Phân khu dịch vụ, hành chính: 22 ha

Vùng đệm: diện tích 37.758 ha, gồm diện tích còn lại sau khi đề xuất quy hoạch vùng lõi Khu bảo tồn loài của xã Bha Lee, A Vương, A Nông (Tây Giang), Tà Lu, Sông Kôn, A Ting (Đông Giang).

3.1.2. Địa hình, địa thế

Nằm ở khu vực hầu hết là núi cao trung bình, nổi trội bởi dãy núi chạy theo hướng từ Tây sang Đông và Bắc xuống Nam, với đỉnh cao nhất là 1.440 mét trên ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế, còn lại các đỉnh khác cao dưới 1.000 mét. Do sự phức tạp trong quá trình kiến tạo địa hình nên khu vực có địa hình rất dốc, gồ ghề. Độ chia cắt sâu rất lớn, đặc biệt là ở phía Bắc và Đông Bắc, mức độ chia cắt ở phía Tây yếu hơn, các lòng suối hẹp dốc, nhiều thác ghềnh.

3.1.3. Khí hậu

Khu bảo tồn Sao la Quảng nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc tiểu vùng chuyển tiếp giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, nóng ẩm mưa nhiều theo mùa. Tuy trong năm bắt đầu phân dị hai mùa khô và mưa như Trường Sơn Nam nhưng chưa thực sự điển hình: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 dương lịch và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Nhưng do chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Hải Vân và không khí lạnh từ dãy núi Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và núi Bà Nà nên thời tiết ở khu vực thường rét lạnh kéo dài. Cụ thể các đặc trưng về khí hậu khu vực như sau:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 23,50C, cao nhất là 380C, thấp nhất là 80 C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng có nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12. Biên độ nhiệt/năm khoảng từ 5 – 7%.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm ở khu vực này thuộc trong những loại lớn nhất so với khu vực khác trong tỉnh Quảng Nam (chỉ sau khu vực Trà My). Tổng lượng mưa bình quân/năm phổ biến từ 2000 – 2500 mm, có khi lên đến 4000 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, hàng năm có từ 4 – 5 tháng có lượng mưa < 100 mm, lượng mưa ít nhất xảy ra vào tháng 6 và nhiều nhất tập trung vào tháng 10, 11 dương lịch. - Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí liên quan đến chế độ nhiệt và mưa như trên nên độ ẩm trung bình hằng năm trong khu vực khoảng 86%, trong các tháng mùa mưa thì cũng chỉ đạt khoảng 93% (tháng 9 đến tháng 3 năm sau), trong các tháng mùa khô có độ ẩm khoảng 83% (từ tháng 4 đến tháng 8).

- Chế độ gió: Gió thịnh hành theo hai hướng chính là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc: trong mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, gió mùa Đông Bắc xuất hiện, thời tiết lạnh và kèm theo mưa lớn. Gió Tây Nam: trong mùa khô từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 dương lịch (từ giai đoạn tiết Hạ chí đến Đại thử) thường xuất hiện những đợt gió mùa Tây Nam (gió Lào), thời tiết khô hanh và nóng.

- Ngoài ra, trong năm thường xuất hiện bão từ tháng 9 đến tháng 12, tốc độ gió có khi đạt > 30m/s. Lũ lụt xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch, thường kèm theo các đợt gió mùa Đông Bắc.

3.1.4. Thủy văn

3.1.4.1.Nguồn nước mặt

Với địa hình khu vực hầu hết là núi cao trung bình, độ dốc lớn và bị chia cắt thành nhiều vùng, đã hình thành nên hệ thống thủy văn sông suối lớn nhỏ, với mật độ sông suối biến động từ 0,5 ÷ 1 km/km2 như sông Kôn, sông A Vương, sông A Bốc, suối Kanin, suối Za Vua, suối Bruah, suối R’Lai, suối B’Nông,…

Đặc điểm các hệ thủy đều có lòng hẹp, trắc diện trẻ, độ dốc lớn, vì vậy tác dụng xâm thực còn rất lớn. Mùa mưa thường xuyên xuất hiện những trận lũ lớn rất đột ngột và hung dữ, thường xuyên gây nên hiện tượng lở bờ sông suối, sụt đất hai bên Taluy được giao thông, phá hỏng các công trình thủy lợi cũng như cầu cống. Mùa khô, các dòng suối trong khu vực bị cạn dần; việc tưới tiêu cho các vùng đất thấp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên lớp thảm rừng còn tốt và có diện tích lớn, độ dày tầng phong hóa khá dầy, nên khả năng trữ nước ngầm khá cao. Trong mùa khô các dòng sông suối chính vẫn duy trì dòng chảy của chúng và các dòng sông phía hạ lưu có nước chảy quanh năm.

Hệ thủy Sông Kôn: Bắt nguồn từ huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên - Huế đi qua các xã A Ting, xã Sông Kôn, xã Jơ Ngây, xã Kà Dăng, xã Đại Lãnh rồi đổ ra sông Vu Gia (huyện Đại Lộc).

Hệ thủy Sông A Vương: Bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào, đi qua địa phận các xã: Bhalêê, xã A Vương, Thị trấn P’rao, xã Zà Hung, xã Arooi, xã Mà Cooih rồi đổ vào sông Boung.

3.1.4.2. Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm thay đổi theo cấp địa hình, ở những nơi có địa hình cao mức nước ngầm ở độ sâu từ 8 ÷ 15 mét, ở những nơi có địa hình thấp mực nước ngầm ở độ sâu từ 4 ÷ 8 mét. Hiện nay, nguồn nước ngầm chưa được khai thác hiệu quả, người dân trong khu vực đa số sử dụng nước uống và sinh hoạt từ nguồn nước tự chảy qua bể lắng. Trong tương lai nguồn nước ngầm nếu được khai thác hiệu quả, tại các xã sẽ có nguồn nước ngầm dồi dào, chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho sinh hoạt và tưới tiêu, do thảm thực vật rừng còn độ che phủ cao.

3.1.5. Đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam

3.1.5.1. Thảm thực vật rừng

Khu vực Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la được ghi nhận là nơi có tính đa dạng cao do chỉ trong một diện tích không lớn lắm nhưng đã chứa đựng nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau. Thêm vào đó, khu vực Khu bảo tồn lại nằm trong vùng ranh giới địa lý sinh vật giữa Bắc và Nam Việt Nam, và giữa dãy Trường Sơn và vùng đồng bằng ven biển. Các kiểu rừng chủ yếu tìm thấy trong Khu bảo tồn là rừng thường xanh đất thấp phân bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của khu bảo tồn sao la quảng nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)