Các hoạt động ảnh hưởng đến khu bảo tồn loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của khu bảo tồn sao la quảng nam (Trang 47 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.6. Các hoạt động ảnh hưởng đến khu bảo tồn loài

Từ lâu đời nay nhân dân trong vùng vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Đại bộ phận dân cư ở đây sống bằng nương rẫy. Nhiều nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, vật liệu cho dân trong vùng và lân cận bắt nguồn từ tài nguyên rừng. Trước đây, các hoạt động này thường theo phong tục, lẻ tẻ, có cường độ thấp, ít có tác động đến một vùng rộng lớn. Đến nay, do áp lực nhiều phía như: tăng dân số nhanh, nhu cầu về sinh hoạt tăng, buôn bán động thực vật, du lịch... đặc biệt khi đường Hồ Chí Minh thông thương càng làm tăng áp lực tới tài nguyên, đang ngày càng đe doạ mạnh tới đa dạng sinh học và cảnh quan trong vùng.

Một số hoạt động ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và cảnh quan trong vùng:

Đốt rừng làm nương rẫy: Là nguyên nhân gây cháy rừng, rừng bị thiêu huỷ, phá vỡ cân bằng sinh thái.

Săn bắt động vật trái phép: Là nguyên nhân làm giảm số lượng dẫn đến khan hiếm, cạn kiệt nguồn gen, đe doạ diệt chủng một số loài như Chồn bay, Thỏ vằn, Cầy vòi hương, Trút, Sao la, Sơn dương, Gấu…

Khai thác gỗ, củi trái phép: Khai thác quá mức làm vỡ tầng tán và hệ sinh thái dẫn đến rừng bị tàn phá và suy thoái, đe doạ tuyệt chủng một số loài thực vật như Kiền kiền, Giỗi...

Buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép: Là nguyên nhân thúc đẩy khai thác gỗ lậu và săn bắt động vật trái phép.

Chăn thả gia súc quá mức dưới tán rừng: Phá hoại cây non, ngăn cản quá trình phục hồi và tái sinh rừng.

Đánh bắt cá bằng mìn, điện, các chất độc (từ cây rừng): Phá huỷ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, huỷ diệt hệ động thực vật thuỷ sinh.

Các hoạt động khai thác khác như: lấy mây, mật ong, cây thuốc… khai thác quá mức là khan hiếm thậm chí đe doạ diệt chủng một số loài như Song mật, Ba kích, Chè dây, Bảy lá một hoa, Trầm dó...

Những hoạt động trên đang diễn ra trong vùng tuy mức độ ảnh hưởng chưa lớn, nhưng trong tương lai các hoạt động này càng ngày càng tăng sẽ là áp lực đối với Khu bảo tồn. Việc thành lập Khu bảo tồn ngăn chặn các hoạt động bất hợp lý nêu trên sẽ giữ được mẫu rừng là nơi bảo tồn loài Sao la chỉ có ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của khu bảo tồn sao la quảng nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)