3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.5. Thực tiễn hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn
3.4.5.1. Quản lý tài nguyên
- Bảo vệ và thực thi luật
+ Tổ chức các đợt tuần tra truy quét theo định kỳ và đột xuất nhằm vào các tụ điểm thường xảy ra các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng tại các khu vực trong lâm phận quản lý (ưu tiên các điểm nóng/hot pots), thông qua đó đẩy mạnh việc thực thi pháp luật.
+ Tại các điểm có tính chất phức tạp thì tổ chức phối hợp truy quét theo quy chế phối hợp giữa Khu bảo tồn và các đơn vị liên quan như: Công an, Quân đội, lực lượng Biên phòng, chính quyền địa phương các cấp, lực lượng Kiểm lâm Đông Giang và Tây Giang đồng thời huy động sự tham gia của người dân.
+ Rà soát, tổ chức mạng lưới phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) giữa Ban quản lý, chính quyền các cấp và hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng; tổ chức tập huấn thường kỳ về hoạt động này.
+ Thường xuyên chú ý đến việc đào tạo, nâng cao năng lực về thực thi luật cho cán bộ Khu bảo tồn, lực lượng Kiểm lâm, cán bộ địa phương... thông qua các khóa tập huấn được tổ chức tại Khu bảo tồn để nâng cao năng lực hoạt động và tăng cường công tác bảo vệ rừng.
- Quản lý sinh cảnh (vùng cư trú của các loài)
+ Tăng cường bảo vệ các khu rừng lá rộng trên địa hình núi thấp hiện có, đây là vùng địa hình thường bị tác động mạnh, nhất là tại địa bàn huyện Đông Giang;
+ Triển khai các chương trình phục hồi rừng, đặc biệt là trên vùng đã bị thoái hóa và thay thế bằng thảm cỏ và tre nứa;
+ Tăng cường công tác kiểm tra và hoàn thiện phương pháp kiểm tra PCCCR; + Hạn chế tối đa hoạt động khai khác không hợp lý hay hướng dẫn khai thác sử dụng hợp lý các loại lâm sản ngoài gỗ như: củi đun, mây song và các loài cây thuốc...;
+ Căn cứ vào các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp để xác định nguồn gốc của các tác động dựa theo mốc giới giữa Khu bảo tồn và khu dân cư. Kết quả giám sát về tác động của con người sẽ xác định rõ chiều hướng của tác động này lên Khu bảo tồn.
+ Tăng cường cảnh giác, tuần tra bảo vệ, nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động săn bắt (bắn, bẫy) các loài động vật hoang dã, đặc biệt đối với Sao la. Khi có các vi phạm xảy ra cần phối hợp với các cơ quan pháp luật để xử lý nghiêm.
+ Tổ chức điều tra toàn diện về Sao la, các khu vực phân bố của Sao la và các loài thú bảo tồn quan trọng khác còn lại trong Khu bảo tồn.
+ Xây dựng chương trình giám sát về đa dạng sinh học, tập trung vào Sao la như là một trong các loài mục tiêu quan trọng của chương trình này (bên cạnh loài Mang Trường Sơn, Voọc và Trĩ sao…) để thường xuyên bổ sung các số liệu về hiện trạng và xu hướng thay đổi quần thể trong Khu bảo tồn.
+ Bố trí cán bộ kỹ thuật, Kiểm lâm viên có kinh nghiệm trong hoạt động hiện trường và theo định kỳ cần tổ chức tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc của các đối tượng này. Trong trường hợp cần thiết nên mời chuyên gia chuyên ngành trực tiếp tham gia.
+ Phối hợp với các Khu bảo tồn giáp ranh (Khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên Huế, Vườn Quốc gia Bạch Mã mở rộng và cả Khu bảo tồn quốc gia Sê Xáp thuộc Lào) để trao đổi mọi thông tin và triển khai các hoạt động liên quan trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, hướng đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra trên cơ sở sử dụng phần mềm hiện sử dụng MIST phục vụ nghiên cứu, cung cấp và trao đổi thông tin.
3.4.5.2. Quản lý các hoạt động của con người
- Quản lý đối với các hộ gia đình, đơn vị ở dọc ranh giới - Các chương trình dịch vụ hệ sinh thái rừng:
+ Chương trình du lịch và du khách
+ Các chương trình PFES, REDD và REDD+
3.4.5.3. Nghiên cứu và giám sát
- Nghiên cứu:
+ Điều tra bổ sung về kinh tế - xã hội, lịch sử các cộng đồng sống bên cạnh và dọc ranh giới cùng với những tác động của họ lên Khu bảo tồn;
+ Đánh giá nhanh về sinh học vùng biên, khu dân cư và sự phát triển đường giao thông để xác định sự tác động lên toàn bộ hay các vùng riêng biệt của Khu bảo tồn;
+ Điều tra và đánh giá nhanh các khu vực có xung đột dọc ranh giới để hỗ trợ cho sự hòa giải xã hội hợp lý;
+ Các chương trình điều tra về cây dược liệu, hướng dẫn trồng phù hợp với dân địa phương mang lại giá trị kinh tế cao như: ba kích, đẳng sâm;
+ Xác định sự phân bố, số lượng và sự di chuyển theo mùa của các loài quan trọng (Sao la và các loài thú lớn khác);
+ Đánh giá nhanh về hiện trạng các khu rừng bị khai thác nằm bên ngoài và giáp ranh với Khu bảo tồn;
+ Thu thập số liệu về tình trạng sử dụng các nguồn tài nguyên ngoài gỗ (NTFPs) ở vùng đệm và bên trong Khu bảo tồn theo quy chế chia sẻ lợi ích giữa Khu bảo tồn và các cộng đồng địa phương;
+ Thu thập các số liệu về những vùng có sự xung đột giữa con người và các loài hoang dã nhằm duy trì và mở rộng các vùng hành lang đa dạng sinh học phục vụ sự di chuyển của Sao la và các loài thú lớn;
+ Xây dựng hệ thống GIS cho giám sát và quản lý, theo dõi sự di thay đổi mùa của các loài động vật hoang dã chủ yếu.
- Giám sát
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động của kế hoạch quản lý cùng với nguồn kinh phí sử dụng theo thời gian. Các báo cáo thực hiện kế hoạch định kỳ của Ban Giám đốc, các đơn vị chức năng,… là cơ sở quan trọng. Đánh giá hiệu quả quản lý Khu bảo tồn có thể sử dụng công cụ METT và thực hiện METT theo định kỳ.
+ Xây dựng chương trình giám sát - đánh giá đa dạng sinh học đối với một số loài bảo tồn quan trọng khác được lựa chọn ngoài Sao la.
+ Giám sát hiện trạng sinh cảnh rừng hay vùng cư trú của Sao la và các loài động vật hoang dã cùng với tác động của người dân lên Khu bảo tồn có thể được tiến hành song song với chương trình giám sát đa dạng sinh học nói trên với sự tư vấn của chuyên gia.
3.4.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng
3.4.6.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của UBND tỉnh Quảng Nam, Sở NN&PTNT tỉnh và Chi cục Kiểm lâm từ công tác xây dựng Dự án thành lập đến tổ chức sắp xếp, bố trí biên chế, đầu tư cơ sở hạ tầng... cùng với sự đồng thuận của UBND 2 huyện Tây Giang và Đông Giang cùng các cơ quan ban ngành liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khu bảo tông hình thành và hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo tồn sinh cảnh loài Sao la nói riêng và quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã nói chung.
- Sự tài trợ tài chính, kỹ thuật của các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam.
- Bước đầu đã nhận được sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân địa phương sống xung quanh Khu bảo tồn.
3.4.6.2. Khó khăn
- Chính sách đầu tư phát triển sinh kế vùng đệm còn thiếu, mức đầu tư thấp (Quyết định 24 của Thủ tướng Chíh phủ).
- Thiếu cơ chế chia sẻ hưởng lợi từ rừng để thật sự có thu nhập chính đáng từ rừng đồng thời góp phần bảo vệ và xây dựng vốn rừng.
- Nhân lực, biên chế công chức, viên chức Kiểm lâm cho Khu bảo tồn chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật (quy định Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về Tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng)
- Đại bộ phận người dân vùng đệm chưa nhận thức hết vai trò, ý nghĩa của công tác bảo tồn đa dạng sinh học, mặt khác đời sống kinh tế thấp, phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên rừng, do vậy công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng là một thách thức lớn của khu bảo tồn.
3.5. Thực trạng các tác động của người dân đến Khu bảo tồn.
Với tập quán sản xuất, canh tác bao đời nay của đồng bào người dân Cơ-tu là phát đốt nương rẫy để trồng tỉa và săn bắt động vật rừng hoang dã, cótheer nói cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên rừng. Do vậy những sinh kế của họ đều trực tiết hay gián tiếp ảnh hưởng đến khu bảo tồn thể hiện dưới các hoạt động sinh kế như:
Hình 3.2. Phá rừng làm rẫy
Đất canh tác là một tư liệu sản xuất tối quan quan trọng của cộng đồng người Cơ- tu, việc trồng lúa rẫy và các loại hoa màu khác như sắn, ngô... nguồn lương thực thiết yếu đối với đời sống của họ. Nhưng với tập quán sản xuất mỗi năm một mùa rẫy và phải phát đốt mới trên một diện tích có thảm thực vật là cây rừng thân gỗ có trữ lượng trung bình trở lên thì đất càng tốt bởi vì đất rừng này có độ phì cao, tơi xốp, không có cỏ dại, năng xuất lúa sẽ cao.
3.5.2. Săn bắt động vật rừng hoang dã
Với người Cơ-tu tập quán lao động sản xuất của họ ngoài phát nương làm rẫy thì săn bắn, bẫy bắt động vật rừng được xem như văn hoá truyền thống của họ và hoạt động này cung cấp nguồn thực phẩm chính cho họ, nhưng hiện nay một bộ phận người dân không chỉ săn bắt để đáp ứng nhu cầu thực phẩm mà các sản phẩm từ săn bắt còn cho họ một nguồn thu nhập đáng kể. Nhiều khi hoạt động săn bắt này được một số đối tượng tư thương đầu nậu đặt hàng.
3.5.3. Khai thác gỗ
Với tập tục người dân Cơ-tu và trong văn hoá làm nhà ở là chủ yếu nguyên liệu là gỗ, mái lợp bằng lá cọ (lá nón), do vậy nhu cầu về gỗ làm nhà ở, nhà cộng đồng, là rất lớn. Ngoài ra gỗ còn được người dân sử dụng trong mai táng như quan tài độc mộc, nhà mồ...
Hình 3.4. Nhu cầu sử dụng gỗ của người dân
3.5.4. Thu hái lâm sản ngoài gỗ
Vùng lõi Khu bảo tồn Sao la Quang Nam đa dạng các loài động-thực vật mà trong đó các loài dược liệu quý hiện nay đều có trong vùng lõi Khu bảo tồn như: Lan Kim tuyến, Ba kích tím, Bảy lá một hoa, Thiên niên kiện.... Mật ong, nấm, song mây, đót ... Do vậy đây cũng là một nguồn thu nhập đáng kể đối với đời sống của cộng đồng người Cơ-tu sống xung quanh Khu bảo tồn.
3.6. Kết quả phân tích mức độ tác động của các thôn đến Khu bảo tồn
Vùng đệm Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam gồm 6 xã trãi dài trên địa bàn hai huyện Tây Giang và Đông Giang, có tổng diện tích tự nhiên là 37.758 ha.
Bảng 3.9. Thông tin chung của các xã đánh giá
STT Tên xã Số thôn Tổng số hộ Tổng nhân khẩu Tỷ lệ hộ nghèo (%) Thu nhập bình quân/người/năm (triệu đồng) 1 A Nông 4 181 786 5,52 12,9 2 A Ting 7 585 2.350 40,27 5,0 3 A Vương 9 465 1.942 66,81 5,5 4 Bhalêê 8 578 2.588 53,06 5,0 5 Sông Kôn 11 552 2.357 52,05 5,0 6 Tà lu 4 251 924 59,44 6,8
Qua bảng 3.9. chúng ta thấy rằng bình quân mỗi xã có 8 thôn, Sông Kôn 11 thôn là có số thôn và tổng số nhân khẩu cao nhất so với các xã khác. Xã A Nông là xã có ít thôn và ít nhân khẩu nhất (4 thôn với 786 nhân khẩu). Các xã vùng đệm đều có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt các xã thuộc khu vực quản lý của khu bảo tồn sao la tỉnh Quảng Nam. Các xã A Vương, Tà lu, Bhalêê, Sông Kôn có tỷ lệ hộ nghèo >50%. Thu nhập chính của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp (nương rẫy), đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng, người dân chủ yếu trồng lúa rẫy sau thu hoạch keo hoặc trồng ruộng rẫy theo hình thức quản canh luân phiên đốt rẫy từ khu vực này đến khu vực khác, lúa nước rất ít. Do địa hình dốc, khó khăn trong việc chăm sóc, thiếu nước, phân bón, hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì thế năng suất thấp, chỉ bằng 1/4 so với năng suất lúa nước, hàng năm bà con thiếu ăn 4-6 tháng vào giai đoạn giáp hạt giữa 2 vụ thu hoạch (tháng 3-5DL, tháng 9-11DL). Trong những tháng thiếu ăn này người dân chủ yếu vào rừng khai thác lâm sản phụ và săn bắt để dùng hàng ngày và để bán.
Bảng 3.10. Đánh giá tác động của các thôn thuộc các xã vùng đệm ảnh hưởng đến Khu bảo tồn
Thứ tự mức
tác động Xã Thôn Tổng điểm đánh giá
1 Sông Kôn K9 51
2 Sông Kôn Bhồng I 50
3 Sông Kôn Bút Nhót 47
4 Sông Kôn Bút Nga 46
5 Sông Kôn K8 45
6 Sông Kôn Bhồng II 45
7 Sông Kôn Bút Tưa 43
8 A Vương A Réc 39
9 Sông Kôn Sơn 36
10 Sông Kôn Cloò 36
11 Tà lu ĐH Rông 36
12 A Vương Aur 35
13 Bhalêê A Tép II 35
14 Sông Kôn Đào 35
15 A Nông A Rớt 34 16 A Vương Bhlố I 34 17 Tà lu Pà nai I 34 18 A Ting A Rớch 33 19 Bhalêê A Tép I 32 20 Bhalêê Rờ Cung 32 21 Sông Kôn Bền 32 22 Bhalêê Tà Thôn 31
Thứ tự mức
tác động Xã Thôn Tổng điểm đánh giá
23 A Nông A So 30 24 Bhalêê B Lóoc 30 25 Tà lu A Réh 30 26 A Vương Tà Ghê 29 27 A Vương A Pát 29 28 A Ting Chờ Nét 28 29 A Vương Bhlố II 28 30 A Vương Xà Ơi II 28 31 Bhalêê A Giốc 28 32 A Nông A Non 27 33 A Ting Pà Dĩ 27 34 A Nông A Cấp 26 35 Bhalêê A Ung 26 36 Bhalêê A Rung 26 37 A Ting Rà Vã 25 38 A Ting Chờ Cớ 24
39 A Vương Xà Ơi III 24
40 A Vương Xà Ơi I 24
41 Tà lu Pà nai II 24
42 A Ting A Liêng 20
Mặc dù bảng 3.10. được sắp xếp thứ tự tác động của các thôn theo số điểm đánh giá, nhưng do thực tế có sai số vì thế phân chia mức độ tác động của các thôn theo 5 nhóm tác động:
-Nhóm I: các thôn có số điểm < 20: đây là các thôn không tác động đến KBT.
-Nhóm II: các thôn có điểm từ 20 – 29: đây là các ít tác động đến khu bảo tồn, nếu tác động chỉ tác động đến khu vực rừng quản lý bảo vệ hoặc rừng cộng đồng và sản phẩm thu hoạch chủ yếu là lâm sản ngoài gỗ và săn bắt thú nhỏ nhằm phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Số gỗ thu hoạch chủ yếu dùng để xây dựng nhà cửa, chuồng trại. Số gỗ và sản phẩm thu hoạch bán ra ít.
-Nhóm III: các thôn số điểm trên 30 – 39: đây là các xã có tác động đến khu bảo tồn, sản phẩm thu hoạch ở đây đã bao gồm cả gỗ, các lâm sản quý và thú lớn với tính chất thương mại.
-Nhóm IV: các thôn có điểm cao 40 - 49 điểm: các thôn khai thác với cường độ lớn và có tác động mạnh đến khu vực được bảo tồn.
-Nhóm V: các thôn có điểm cao từ 50 điểm trở lên: đây là các thôn thuộc điểm nóng cần chú trọng công tác quản lý bảo vệ và triển khai các hoạt động bảo tồn nghiêm ngặt khác.