Tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn Saola và đặc điểm sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của khu bảo tồn sao la quảng nam (Trang 86)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1.1. Tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn Saola và đặc điểm sinh kế

kế người dân vùng đệm

- Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam là khu rừng đặc dụng được thành lập để bảo tồn loài và sinh cảnh cho Sao la với tổng diện tích vùng đệm là 37.758 ha, tong đó diện tích vùng lõi Khu bảo tồn là 15.378,96 ha, trải dài trên địa bàn hai huyện Đông Giang và Tây Giang tỉnh Quảng Nam, có nhiều loài động, thực vật có giá trị, tính đa dạng sinh học cao. Là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, là địa điểm lý tưởng cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái. Các xã vùng đệm xung quanh Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam chủ yếu là đất rừng, vì vậy là có tiềm năng rất lớn về phát triển sản xuất lâm nghiệp và trồng rừng nguyên liệu, trồng cây lâu năm. Với nguồn lao động rất dồi dào là một thuận lợi cho việc phát triển các ngành sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đa dạng hóa các thành phần sản xuất, đặc biệt là phát triển kinh tế lâm nghiệp theo quy hoạch và định hướng của tỉnh Quảng Nam.

- Trong những năm qua chính quyền địa phương các xã vùng đệm đã phối hợp tốt với Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la chỉ đạo, hướng dân nhân dân thực hiện nhiều chương trình trồng rừng và nhiều dự án khác có liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp, có trên 80% các hộ trồng keo, cao su và các loài cây bản địa như Lim xanh, Sao đen,... đã cho giá trị kinh tế cao, góp phần ổn định cuộc sống, làm giảm nguy cơ các tác động lên Khu bảo tồn. Các chương trình, dự án lâm nghiệp trong thời gian qua đã thực sự làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, định hướng phát triển lâm nghiệp cho một bộ phận lớn người dân địa phương, đó là chuyển từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về vai trò tác dụng của rừng. Từ đó đã huy động người dân tham gia tích cức vào công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững; đồng thời tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân trong vùng, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Cùng với sự hỗ trợ của Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la trong thời gian quan đã có những tác động nhất định đến tâm lý và định hướng đầu tư của người dân. Ngoài việc đầu tư hỗ trợ của nhà nước, các dự án phi chính phủ, người dân cũng đã mạnh dạn đầu tư trên mảnh đất của mình và đã cho hiệu quả kinh tế rõ nét, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân. Trong thời gian tới, cần tập trung, ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho người dân như: Về vốn, giải pháp kỹ thuật, công cụ sản xuất...

- Với địa bàn rộng, trãi dài nhưng nguồn tài nguyên phong phú có nhiều loài động thực vật có giá trị kinh tế cao, vì vậy việc quản lý, bảo vệ và kiểm soát nguồn tài nguyên của Khu bảo tồn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Đặc biệt là công tác tuần tra ngăn chăn, xử lý các hành vi săn bắn trái phép động vật hoang dã, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ của người dân vùng đệm sống xung quanh Khu bảo tồn. Người dân sống ở vùng đệm Khu bảo tồn đời sống còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, trình độ hiểu biết về pháp luật, các kiến thức về đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên còn hạn chế. Sức ép của cộng đồng sống ven rừng thuộc vùng đệm Khu bảo tồn đối với tài nguyên rừng của Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam xảy ra dưới nhiều góc độ khác nhau vì mưu sinh, cải thiện cuộc sống, tập quán sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tập quán sản xuất và văn hoá bản địa.

- Nguồn tài nguyên rừng đã và đang đóng góp khá quan trọng trong cuộc sống của người dân, đặc biệt là khai thác nguồn lâm sản ngoài gỗ sẵn có từ rừng để cung cấp lương thực thực phẩm, sử dụng để chăn nuôi, vật liệu để làm nhà, các nghề thủ công mỹ nghệ. Với tiềm năng tài nguyên rừng sẵn có và diện tích đất lâm nghiệp tại các xã vùng đệm rộng phù hợp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp quy mô hộ gia đình, kinh tế hộ trang trại, phát triển các mô hình nông lâm súc kết hợp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đầu ra. Vùng đệm Khu bảo Sao la Quảng Nam có nguồn vốn sinh kế khá đa dạng phong phú, đã có lịch sử từ rất lâu đời, những nguồn sinh kế này có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ảnh hưởng đến quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của Khu bảo tồn. Các giá trị từ nguồn tài nguyên rừng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của họ, từ vấn đề nơi ở, môi trường sống đến việc cung cấp các nhu yếu phẩm, vật dụng cho gia đình.

- Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân chủ yếu vẫn còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên, do sản xuất nông nghiệp năng suất thấp, diện tích lúa nương rẫy không hiệu quả do phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng xuất thấp, do vậy tỷ lệ hộ gia đình thiếu ăn còn nhiều, vấn đề an toàn lương thực đang là thách thức đối với chính quyền và người dân nơi đây. Bên cạnh đó lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản và động vật hoang dã rất lớn đã làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác tài nguyên rừng nhằm thu lợi bất chính. Hoạt động khai thác lâm sản trái phép với quy mô nhỏ vẫn thường xuyên xảy ra. Cuộc sống vẫn sống phụ thuộc vào rừng, tình trạng săn bắn động vật, khai thác gỗ trái phép, chống người thi hành công vụ, khai thác lâm sản ngoài gỗ trong vùng lõi Khu bảo tồn, lấn chiếm đất rừng... vẫn diễn ra nên công tác quản lý, bảo vệ rừng của Ban quản lý khu bảo tồn Sao la Quảng Nam gặp không ít khó khăn.

4.1.2. Mối liên hệ giữa công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế người dân địa phương vùng đệm Khu bảo tồn Sao la

- Cuộc sống, sinh kế của người dân vùng đệm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình vẫn còn tình trạng thiếu lương thực, các giải pháp để tận dụng về lợi thế đất lâm nghiệp chưa thiết thực, do vậy các hoạt động như săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ trái phép và thu hái lâm sản ngoài gỗ v.v... vẫn diễn ra hàng ngày là mối đe dọa thường trực đối với Khu bảo tồn. Tuy nhiên, người dân vào rừng khai thác gỗ, thu hái các loại lâm sản ngoài gỗ nêu trên để đảm bảo sinh kế hàng này của họ, cách thức khai thác tạo ra sinh kế là những tác động có ảnh hưởng xấu vào tài nguyên rừng. Nếu như biết khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng thì sẽ tạo ra sinh kế bền vững cùng với nguồn tài nguyên cũng bền vững, nhưng nếu không biết cách khai thác, sử dụng bừa bãi thì nguồn tài nguyên sẽ dần cạn kiệt sẽ có ảnh hưởng lớn đến sinh kế bền vững của người dân cũng như công tác bảo vệ bền vững tài nguyên rừng cho tương lai. Vì vậy, vai trò sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác quản lý, bảo vệ rừng và đảm bảo sinh kế cho người dân là vô cùng quan trọng. Từ thực tiễn hoạt động sinh kế người dân vùng đệm và công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam đã thể hiện mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau.

Với thực tiễn đó việc lựa chọn cách thức sử dụng, kết hợp, quản lý các nguồn vốn sinh kế để tạo ra thu nhập và bảo vệ bền vững tài nguyên rừng có quan hệ khắn khít với nhau. Nguồn vốn sinh kế và thể chế chính sách của nhà nước có tác động rất lớn đến kết quả sinh kế của người dân, vì nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức sinh kế của từng hộ gia đình. Nguồn tài nguyên và các sản phẩm từ rừng không những đóng vai trò tự cung tự cấp trong các hộ gia đình mà còn là một giải pháp để nâng cao thu nhập, nâng cao nhu cầu sinh kế của cộng đồng dân cư. Người dân sống ở gần hoặc trong các khu vực rừng tự nhiên vẫn tuỳ nghi sử dụng tài nguyên rừng như một phần tất yếu của đời sống của họ.

- Quan hệ giữa sinh kế của người dân và công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học còn thể hiện trên các nguồn lực: Về xã hội, đó là các lợi ích, giá trị mang lại từ mối quan hệ của các tổ chức xã hội; Về tự nhiên, đó là các nguồn lực mà con người có quyền sử dụng như các tiềm năng về đất đai để sản xuất nông, lâm nghiệp, tài nguyên sinh vật sẵn có trong tự nhiên được người dân khai thác, sử dụng trong cuộc sống sinh kế hàng ngày, đặc biệt là tiềm năng về đất lâm nghiệp; Về con người, đó là các yếu tố của hộ

gia đình về trình độ học vấn, ý thức tiếp cận những kỹ thuật mới trong sản xuất, các nguồn thu nhập và nghề phụ của hộ gia đình. Nguồn vốn con người là một yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng sử dụng, quản lý các nguồn vốn sinh kế khác của một hộ

gia đình với mối quan hệ giữa nguồn vốn này với việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người dân nhất là ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong quá trình lao động; Về tài chính, đó là các nguồn lực mà con người có được như nguồn thu nhập, các loại hình tiết kiệm và các nguồn thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, hay những trợ cấp của Nhà nước. Nguồn vốn tài chính rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến việc đầu tư các hoạt động sinh kế tạo ra thu nhập cho người dân vùng đệm, đó là nguồn tài chính mà con người dùng để đạt được mục tiêu của mình; Về vật chất, đó là nhà ở, các vật dụng gia đình, các tiện nghi sinh hoạt, dụng cụ sản xuất hàng ngày của người dân, vật chất là nguồn vốn không kém phần quan trọng trong hoạt động sinh kế của người dân, khi người dân có vốn vật chất ổn định thì mới an tâm vào các hoạt động sinh kế để tạo ra các kết quả sinh kế như mong muốn.

4.1.3. Đề xuất các giải giáp pháp vừa góp phần giải quyết sinh kế, vừa nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn loài Sao la Quảng Nam

Để cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư theo hướng bền vững và đảm bảo được hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn Sao la cần phải thực hiện giải pháp sinh kế bền vững cho người dân dựa trên 5 khía cạnh chính sách: Về nguồn vốn sinh kế hộ gia đình; Về tổ chức, quản lý và chính sách phù hợp; Về giải pháp kỹ thuật; Về giải pháp về kinh tế và về Giải pháp nâng cao năng lực bảo vệ

rừng, bảo tồn đa dạng của các bên. Tuy nhiên, cần ưu tiên giải pháp theo ngũ giác sinh kế: Về con người, tài chính, xã hội, tự nhiên và vật chất để đảm bảo nguồn vốn sinh kế hộ gia đình, tạo cho cộng đồng dân cư vùng đệm phát triển kinh tế bền vững, hạn chế thấp nhất những tác động xấu ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng.

4.1.3.1. Đề xuất giải pháp quản lý nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bảo tồn

Giải quyết vấn đề thu nhập ổn dịnh đời sống là vấn đề căn cơ hàng đầu cho người dân vùng đệm thông qua các kênh đầu tư phát triển sinh kế vùng đệm để người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, khai thác tiềm năng đất đai sẵn có hiệu quả bằng các giải pháp thâm canh, các mô hình nông lâm kết hợp, chọn lựa các cây giống, con giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng có năng xuất cao đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương hay quốc gia.

- Các hoạt động bảo tồn vừa phải hướng đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời cải thiện đời sống của người dân để giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng; Chính quyền các cấp cũng như các tổ chức, cơ quan, ban ngành có tâm huyết với công tác bảo tồn cần phải có dự án hỗ trợ người dân vùng đệm Khu bảo tồn thông qua các chính sách

đầu tư của Chính phủ tạo sinh kế bền vững và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân vùng đệm.

- Thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất tăng năng xuất trên diện tích đất canh tác, như vậy sẽ không cần phải tăng diện tích đất sản xuất mà vẫn có thể tăng được sản lượng sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống người dân.

- Xây dựng và ban hành cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đây được coi là một trong những hình thức nhằm xã hội hoá công tác quản lý bảo vệ rừng, nhà nước giữ được rừng, người dân được ấm no. Việc chia sẻ lợi ích là việc trả lại cho người dân những quyền mà người dân đã thực hiện và coi trong người dân, đặt họ là trung tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Việc nâng cao đời sống của cộng đồng cần phải gắn liền với nâng cao nhận thức của người dân bằng các biện pháp tuyên truyền. Tuyên truyền các chủ chương chính sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua các buổi họp thôn, hoạt động tập thể, phối hợp với nhà trường lồng ghép một số tiết học về bảo vệ và phát triển rừng.

- Duy trì hoạt động của các Tổ đội tuần tra bảo vệ rừng; đầu tư cả về kiến thức điều tra, giám sát đa dạng sinh học lẫn trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các tổ đội này đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.

- Cần xây dựng một kế hoạch điều tra tổng thể tài nguyên rừng theo định kỳ có thể 5 năm hoặc 10 năm, để nắm bắt được tổng thể của tài nguyên, phục vụ tốt cho công tác quản lý rừng.

- Bảo tồn nguyên vị đối với các loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao mà trước tiên phải bảo vệ hệ sinh thái rừng.

- Nâng cao năng lực cho Ban quản lý Khu bảo tồn và lực lượng Kiểm lâm Khu bảo tồn; đặc biệt là đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực về lĩnh vực bảo tồn, đồng thời có sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương và các tổ chức Quốc tế.

4.1.3.2. Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển vùng đệm.

Hiện nay với những quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng đặc dụng nói riêng của Nhà nước đã ban hành và đủ để thực thi công tác bảo vệ và xử lý các hành vi vi phạm song chưa quan tâm đúng mức hay nói cách khác chưa nghiên cứu đầy đủ về vùng đệm của rừng đặc dụng để ban hành nhưng chính sách đầu tư

phát triển sinh kế vùng đệm nhằm tạo sự bền vững về bảo vệ và phát triển rừng có sự tham gia của cộng đồng. Do vậy phải cần:

- Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế (hộ gia đình) vùng đệm thông qua các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, chọn nguồn giống (cây, con) phù hợp với lợi thế và điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của khu bảo tồn sao la quảng nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)