3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng
3.2.5.1. Giao thông
Hệ thống giao thông chủ yếu trên địa bàn các xã là đường nhánh của đường Hồ Chí Minh và đường tỉnh lộ Quốc lộ 14G, nên việc đi lại đến các Trung tâm xã và các thôn tương đối thuận tiện, có thể đi được bằng ô tô hoặc xe máy. Riêng chỉ còn thôn Aur (xã A Vương) cách đường Hồ Chí Minh khoảng 7 km là đường đất khó đi, đặc biệt là vào mùa mưa.
Đến nay thực hiện chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn các tuyến đường đến trung tâm xã và các thôn đều bê tông hoá, riêng vẫn còn số ít tuyến đường đến thôn còn là đường đát xuyên rừng như tôn Aur, vã A Vương, hầu hết các tuyến đường có cắt qua suối đều có xây dựng cầu treo.
3.2.5.2. Y tế
Theo kết quả điều tra cho thấy, hiện nay các xã trong vùng đệm KBT đều đã có trạm y tế xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, với các phòng chức năng. Phần lớn các xã đã có Y bác sĩ, Ytá, hộ sinh và ngoài ra tại các thôn còn có mạng lưới y tá thôn bản. Bình quân cứ 577 người có 1 giường bệnh, 207 người có 1 cán bộ y tế.
Tuy nhiên, do thiếu trang thiết bị cũng như cán bộ ở các trạm y tế xã có trình độ chuyên môn chưa cao nên các trạm y tế xã chỉ mới đáp ứng được các bệnh nhân nhẹ và các bệnh thông thường, các bệnh nhân nặng thì chỉ sơ cứu ban đầu và chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Trong thời gian tới cần có các biện pháp, chính sách hợp lý để người dân được khám bệnh định kỳ, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
3.2.5.3. Giáo dục
Trong những năm gần đây, nhận thức của người dân về giáo dục đào tạo các thế hệ con em họ đã có nhiều thay đổi, hầu hết số lượng học sinh đến tuổi đi học đều đã được đến trường. Theo số liệu thống kê năm học 2009-2010 có 75 lớp học, với tổng số 1.288 học sinh cấp tiểu học, 97 giáo viên 5.921 học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở cấp tiểu học đạt 99,8%, cấp trung học cở sở đạt 96,81%;
Hiện tại, các xã vùng đệm KBT đều đã có trường mầm non, trường tiểu học và một số xã đã có trường phổ thông cơ sở. Phần lớn các trường đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, không còn trường, lớp tạm, lớp học ghép, học ca ba. Đội ngũ giáo viên ở các cấp bậc học còn thiếu, mới chỉ đảm bảo khoảng 90% nhu cầu về giáo viên; trình độ giáo viên không đồng đều, các xã vùng xa chủ yếu là giáo viên địa phương và một số giáo viên tăng cường.
Nhìn chung công tác giáo dục cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, số phòng học và các phòng chức năng còn thiếu, thiết bị dạy và học chưa đảm bảo. Hiện tượng học sinh trong độ tuổi đi học đã bỏ học xây dựng gia đình vẫn còn xảy ra; tình trạng học hết cấp I bỏ học ở những hộ gia đình thuộc diện đói nghèo và việc cho con em tiếp tục học hết cấp 3 ở các xã rất ít. Đây cũng là vấn đề khó khăn khi đưa ra các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, cũng như công tác tuyên truyền nhận thức cho nhân dân.