Các hoạt động kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của khu bảo tồn sao la quảng nam (Trang 44 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.4. Các hoạt động kinh tế chủ yếu

3.2.4.1. Sản xuất nông nghiệp a) Trồng trọt

- Cây lương thực: Tổng diện tích đất nông nghiệp trong vùng là 1.885,91 ha

(chiếm 3,7% tổng diện tích tự nhiên), bình quân 0,83 ha/hộ (bao gồm cả đất nương rẫy). Hiện tại, hiệu quả sử dụng đất không cao, năng suất các loài cây trồng thường thấp, do kỹ thuật canh tác chưa cao, đất xấu bạc màu. Năng xuất trung bình của lúa nước là 20 tạ/ha, ngô 23 tạ/ha. Bình quân lương lực hàng năm còn thấp (279,39 kg/người/năm). Bù đắp cho sự thiếu hụt về lương thực chủ yếu là các hoạt động chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp và khai thác trái phép những lâm sản trong rừng tự nhiên.

Bảng 3.7. Sản lượng lương thực cây có hạt

Số TT Tên xã Đất Sản xuất nông nghiệp (ha) Sản lượng cây có hạt (tấn) BQ đầu người (kg/người/năm) 1 BHa Lêê 371,38 625,85 265,47 2 A Vương 391,36 498,52 243,92 3 Tà Lu 241,77 377,35 424,47 4 Sông Kôn 365,10 626,94 276,43 5 A Nông 113,52 214,33 256,68 6 A Ting 406,78 471,72 209,37 Vùng đệm 1.889,91 2.814,71 1.676,34

- Cây công nghiệp, cây thực phẩm: Ngoài các loài cây trồng lương thực chính như

lúa, ngô nêu trên, trong vùng còn trồng một số loại cây công nghiệp, cây thực phẩn khác như: cao su, lạc, vừng, mía, sắn, rau, đậu, khoai các loại,.. , nhưng năng suất không ổn định (sắn 87 tạ/ha, khoai 30 tạ/ha). Đặc biệt từ đầu năm 2009 các hộ gia đình trong vùng đã tham gia dự án trồng chuối và kết quả là nhiều hộ dân trong vùng đã thoát nghèo nhờ cây chuối, mỗi hộ gia đình trồng chuối có thu nhập bình quân từ 200 đến từ 500 nghìn đồng/tháng.

- Cây lâu năm: Khả năng thế mạnh của các xã vùng đệm là phát triển cây ăn quả,

nhưng hiện nay diện tích cây ăn quả có giá trị còn rất hạn chế, năng suất thấp nên sản lượng không đáng kể, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong khu vực, chưa trở thành hàng hoá để xuất ra bên ngoài và chưa tận dụng hết lợi thế của vùng. Các loài cây như Mít, Cam, Quýt, Xoài,..hiện đã được người dân đưa vào trồng trong vườn nhà và cũng đã cho thu hoạch, nhưng do kỹ thuật trồng, chăm sóc chưa tốt nên năng suất chưa cao.

b) Chăn nuôi

Hiện nay chăn nuôi trong vùng chưa phát triển, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế so sánh của vùng. Tổng đàn gia súc gia cầm còn ít, quy mô đàn còn rải rác chưa tập trung, chủ yếu là nuôi theo hình thức hộ gia đình và mang tính chất tận dụng các sản phẩm nông nghiệp. Các loài vật nuôi chính là trâu, bò, lợn, dê và gia cầm các loại (gà, ngan, vịt,…). Bình quân mỗi hộ gia đình nuôi từ 1 ÷ 2 con lợn, 1 con trâu hoặc bò và từ 2 ÷ 3 con gia cầm các loại.

Bảng 3.8. Đàn gia súc, gia cầm của các xã

Đơn vị tính: con

TT Tên xã Trâu Lợn Gia cầm

1 BHa Lêê 89 333 710 2754 2 A Vương 58 315 557 2140 3 Tà Lu 49 151 465 2563 4 Sông Kôn 52 548 1076 2101 5 A Nông 30 295 215 892 6 A Ting 199 370 950 3059 Tổng 477 2.012 3.973 13.509

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Giang và Tây Giang, 2014)

Hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình với giống vật nuôi địa phương cho năng suất thấp. Trâu bò thường được thả rông ở bãi và rừng, tối đưa về ngủ ở chuồng trại gần nhà, một số hộ thì thả rông trong rừng không kiểm soát.

Trong giai đoạn 2005-2010 đàn gia súc, gia cầm trong các xã tăng chậm. Công tác cải tạo giống gia súc, gia cầm và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi còn chậm. Nguyên nhân do nguồn vốn ít, công tác phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc, bệnh tai xanh ở lợn và cúm gia cầm H5N1 vẫn chưa thực hiện triệt để ở một số hộ chăn nuôi

3.2.4.2. Sản xuất lâm nghiệp

Trong giai đoạn (2005-2010), hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn các xã vùng đệm là công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng và thu hái lâm sản tự phát của người dân địa phương (tre, nứa, củi, măng tươi, mật ong, lòn bon, đót, hạt ươi, lá dong, lá nón).

- Công tác quản lý bảo vệ rừng: Hiện nay hầu hết diện tích có rừng trên địa bàn đã

được Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn, Hạt kiểm lâm các huyện, Ban lâm nghiệp xã và các hộ gia đình được giao khoán quản lý bảo vệ. Thông thường mỗi thôn có một tổ bảo vệ rừng từ 4-5 người kiêm nhiệm công an viên hoặc dân phòng. Tuy nhiên, do thiếu lương thực và nhận thức của người dân về rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, nên tình trạng phá rừng già, rừng đầu nguồn làm nương rẫy, khai thác lâm sản, săn bắt, buôn bán động vật rừng vẫn còn xảy ra.

- Công tác trồng rừng: Trong mấy năm gần đây được sự hỗ trợ của Nhà nước,

thông qua các chương trình trồng cây phân tán, dự án 661, v.v… Năm 2009, các xã đã triển khai trồng rừng theo chương trình dự án 661 và trồng rừng nguyên liệu cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Innovgreen Quảng Nam (xã Sông Kôn 92 ha, xã Bhalêê 42,5 ha, xã A Vương 112 ha, xã Tà Lu 68 ha).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của khu bảo tồn sao la quảng nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)