2.3.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lí [6 ]
Hình 2.5. Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Nissho
2.3.3.2. Nhiệm vụ và vai trò của các phòng ban a, Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám đốc
Giám đốc điều hành: Là người đại diện cho toàn công ty quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và theo nghị quyết đại hội nhân viên chức của công ty.
Giám đốc sản xuất: Là người phụ trách trên lĩnh vực sản xuất. Và có thể thay mặt giám đốc điều hành khi được ủy quyền, đồng thời giám đốc sản xuất cũng như giám đốc điều hành phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà nước và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh.
Giám đốc kinh doanh: Là người phụ trách trên lĩnh vực kinh doanh, cùng nhân viên lên kế hoạch và thực hiện các kế hoạch liên quan. Và có thể thay mặt giám đốc điều hành nếu được ủy quyền.
b. Vai trò của các phòng ban
+ Phòng nhân sự
Quản lí điều phối lao động và định mức lao động. Ngoài ra thì còn bố trí nhân sự các phòng ban của công ty và đơn vị trực thuộc công ty. Xử lí, theo dõi hợp đồng lao động, đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Thực hiện các nhu cầu của công nhân trong nhà máy, chấm công, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tính lương cũng như theo dõi hoạt động của các nhân viên trong công ty.
+ Phòng sản xuất
Căn cứ vào mục tiêu và mục đích sử dụng, hoạt động của công ty có nhiệm vụ cho giám đốc tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Nắm bắt kế hoạch điều phối hoạt động, đồng thời lên kế hoạch về nguyên liệu. Chịu trách nhiệm chuyên sản xuất, chế biến các mặt hàng của công ty phục vụ cho nhu cầu đề ra.
+ Phòng kế hoạch
Sửa chữa vận hành, bảo trì và lên kế hoạch về các thiết bị máy móc cho công ty. Sửa chữa các công trình phục vụ sản xuất.
Hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cho các đơn vị trong nhà máy. Theo dõi, kiểm tra tính hiệu lực của thiết bị đo lường.
+ Phòng KCS
Kiểm soát, xây dựng các quy chế về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm cho nhà máy.
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm trong quá trình thu mua và tồn trữ sản phẩm.
Tham gia thực hiện nghiên cứu sản phẩm mới, đánh giá chất lượng sản phẩm. Cấp phiếu xác nhận nguyên liệu và thành phẩm trước khi nhập kho.
Theo dõi, phân tích, đánh giá và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về chất lượng sản phẩm của công ty cho giám đốc và cơ quan quản lí chất lượng sản phẩm cấp trên.
+ Bộ phận QA
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến khi xuất kho.
Đảm bảo dây chuyền sản xuất tuân thủ theo các tiêu chuẩn chất lượng của nhà máy.
+ Bộ phận kho và thu mua
Có trách nhiệm quản lí kho, nhập và xuất nguyên liệu, đồng thời kiểm kê nguyên liệu tồn kho giữa trong hệ thống và ngoài kho.
+ Phòng marketing thị trường
Quảng bá, PR sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tổ chức các event.
Trưng bày, thiết kế, sắp xếp gian hàng sản phẩm tại các kì hội chợ.