Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Phúc Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất, bệnh chảy gôm bưởi phúc trạch và nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh (Trang 28 - 29)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.1. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Phúc Trạch

Bưởi Phúc Trạch là cây trồng đặc sản, bản địa có giá trị kinh tế cao là cây xóa đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho nông hộ. Đây là cây trồng mà danh tiếng đã có từ lâu đời. Ngay từ những năm cuối thập kỷ 30 bưởi Phúc Trạch đã được Chính Phủ Pháp tặng huy chương (1938) và sản phẩm đã có mặt tại Nhật Bản và một số nước khác. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà sản xuất lại có những bước thăng trầm đáng kể và mãi đến năm 1991 sau khi tái lập tỉnh thì bưởi Phúc Trạch mới được quan tâm đầu tư phát triển và cũng được phân ra nhiều mốc giai đoạn cụ thể là.

a/ Về diện tích: Diễn biến sản xuất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê-Hà Tĩnh được chia làm 4 giai đoạn cụ thể:

* Giai đoạn 1: Từ năm 1994 đến năm 2000 đây là giai đoạn mà diện tích bưởi Phúc Trạch trong vườn hộ tăng nhanh với mức bình quân 130ha/năm với lý do là: Giá trị bưởi Phúc Trạch tăng nhanh, người dân tập trung phát triển tự phát và hiệu quả của chương trình tuyên truyền vận động người dân cải tạo vườn tạp. Từ đó nhiều vườn tạp đã trở thành vườn trồng bưởi Phúc Trạch và từ 540,13ha (năm 1994) tăng lên 1.178,4ha (năm 2000). Cũng chính từ đây bưởi Phúc Trạch có dấu hiệu suy giảm năng suất.

* Giai đoạn 2: Từ năm 2001-2006 giai đoạn này diện tích bưởi Phúc Trạch tiếp tục mở rộng nhưng tốc độ chậm và bình quân là 50ha/năm (1.178,4ha năm 2000 lên 1.423ha năm 2006). Diện tích bưởi mở rộng giai đoạn này lý do hỗ trợ của các chương trình, dự án, mô hình và được trồng thuần 1 giống bưởi Phúc Trạch với quy mô vườn từ 50 đến vài trăm cây.

* Giai đoạn 3: Từ 2007 đến 2011 đây là giai đoạn mà diện tích bị suy giảm và chỉ còn 842,89ha vào năm 2009 và 688,97ha năm 2011. Như vậy diện tích giảm 489,43ha so với năm 2000 (giảm 41,5%). Nguyên nhân bị giảm trong giai đoạn này là do năng suất suy giảm quá mạnh, người dân để vườn tự do không đầu tư chăm sóc, sâu, bệnh phát sinh gây hại mạnh và cây trồng chết dần với thời tiết khắc nghiệt tác động.

* Giai đoạn 2011-2017: Diện tích bưởi Phúc Trạch tăng trưởng mạnh nhất và đạt 150ha/năm. Tuy rằng năm 2016, đầu năm 2017 do lũ lụt làm trôi, đổ, gãy và nhiễm bệnh làm chết gần 200ha cuối năm 2017 đầu năm 2018 bão số 10 làm đổ gãy và nhiễm bệnh làm chết khoảng 100ha. Sở dĩ diện tích tăng nhanh là do năng suất bưởi đã phục hồi và tăng cũng như các cấp chính quyền có nhiều chính sách hỗ trợ.

b/ Về năng suất: Từ năm 1994-1998 năng suất ổn định từ 15-20,49 tấn/ha, từ 1999-2009 năng suất suy giảm nghiêm trọng từ 7,54 tấn/ha xuống 0,04 tấn/ha (2009) và tăng lên 5,6 tấn/ha (2011). Từ năm 2012 năng suất tăng dần và đạt 8,44 tấn/ha (2012); 9 tấn/ha (2014); 11 tấn/ha (2015); 15,6 tấn/ha (2017) và dự kiến năm 2018 gần 17 tấn/ha (Trung Tâm Khuyến Nông Hà Tĩnh, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất, bệnh chảy gôm bưởi phúc trạch và nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)