Đánh giá về bệnh truyền nhiễm gây hại bưởi Phúc Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất, bệnh chảy gôm bưởi phúc trạch và nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh (Trang 70 - 75)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.2. Đánh giá về bệnh truyền nhiễm gây hại bưởi Phúc Trạch

Trên cây ăn quảcó múi nói chung, cây bưởi Phúc Trạch nói riêng đã đang và sẽ bị một số bệnh truyền nhiễm gây hại nghiêm trọng như: Greening, trexteza. Đây là lĩnh vực quá lớn liên quan đến khoa học bệnh cây và mắt thường không thể nhận biết và có nhận biết được chưa chắc đã chính xác nên trong khuôn khổđề tài này chúng tôi không tiến hành điều tra mà chỉ thu thập thông tin từ một sốchương trình nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu giám định 54 mẫu lá của cây bưởi Phúc Trạch ở 18 xã (3 mẫu/xã) trồng bưởi theo phân vùng chỉ dẫn địa lý tại Viện sinh học - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội của viện nghiên cứu rau quả và kết quả nghiên cứu thu thập, giám đinh 10 mẫu lá cây bưởi Phúc Trạch đầu dòng, 10 mẫu lá cây S0, S1 từ Trung tâm nghiên cứu bảo vệ sức khỏe cây trồng vật nuôi- Học viện nông nghiệp của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh 2017 thì có 2 trong 10 mẫu lá thu thập từ cây đầu dòng biểu hiện: 1 mẫu dương tính với bệnh greening và 1 mẫu dương tính với bệnh trexteza còn các mẫu khác âm tính với 2 loại bệnh trên. Tuy lượng mẫu thu thập chưa phải là nhiều nhưng vẫn có mẫu âm tính với 2 loại bệnh truyền nhiễm nói trên, chứng tỏ cây bưởi Phúc Trạch có nhiễm bệnh truyền nhiễm là: Greening và trexteza nhưng ở quy mô và mức độ nào thì chưa rõ. Điều này, muốn khẳng định được cần phải chương trình nghiên cứu chuyên sâu, kỹđể kịp thời để có những giải pháp phù hợp nhằm làm giảm dần tác hại của 2 loại bệnh truyền nhiễm này.

Mỗi một loại sâu, bệnh hại trên cây bưởi Phúc Trạch đều ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng quả. Qua điều tra, đánh giá và thừa kế kết quả nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn

Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2017 trên cây bưởi Phúc Trạch. Đề tài tổng hợp tác hại chính của từng loại sâu, bệnh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả bưởi Phúc Trạch thông qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Mức độ ảnh hưởng của các loại sâu, bệnh chính đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng quả bưởi Phúc Trạch

TT Tên sâu, bệnh Bộ phận bị hại Bộ phận bị hại và mức độảnh hưởng I. Bệnh hại

1 Thối rễ Gốc, rễ

Sau thời gian bộ rễ bịngâm nước dài bệnh lây lan phát triển thành dịch rất nhanh và ảnh hưởng đến cây trồng:

- Đầu rễ bị thối và rễ thối tách khỏi phần gốc, khả năng hút nước, dinh dưỡng cây trồng kém.

- Khi rễ thối lá vàng dần và rụng từ trên xuống làm ảnh hưởng đến quang hợp. - Quả nhỏ teo vàng dần và rụng.

- Khi lá, quả rụng dần thì phần gỗở rễ, gốc thân thâm tím khô dần và làm chết cây trồng.

2 Chảy gôm Gốc, thân, cành, quả

- Bệnh gây ảnh hưởng làm thối đầu rễ, gốc cây, thân cây, cành lớn, chảy nhựa, phần gỗ giáp võ hóa nâu khô dần làm ảnh hưởng đến quá trình hút vận chuyển nước, dinh dưỡng và cây trồng sinh trưởng kém dần, lá vàng dần từ trên xuống và rụng ảnh hưởng đến quang hợp.

- Cành nhỏ chảy nhựa khô dần cũng làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

- Quả bị bệnh tuy không nhiều, trong điều kiện bình thường, khi nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí thấp kết hợp với bệnh đốm đen quả chảy nhựa nhiều và có vườn lên đến 10-15%. Khi quả chảy nhựa sẽsinh trưởng kém rồi vàng dần (chín ép) thậm chí thối và rụng.

TT Tên sâu, bệnh Bộ phận bị hại Bộ phận bị hại và mức độảnh hưởng

- Khi cây bị bệnh chảy gôm nặng sẽ chết và tỷ lệ chết khá cao. Sau lũ 2016 có những vườn kết hợp giữa hai bệnh thối rễ và chảy gôm làm chết 100% số cây trồng. 3 Bệnh loét Cành non, cành bánh tẻ, lá và hoa, quả non - Bệnh xuất hiện trên lá ở mật độ cao làm cho quá trình quang hợp kém và sẽăn lan sang cành, lộc non, cành bánh tẻ, làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển kém. Bệnh phát tán, lây lan nhanh làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

- Hoa, quả non bệnh loét gây hại không nhiều ở những năm trước nhưng năm 2017, 2018 bệnh gây hại mạnh dần gây rụng hoa và ảnh hưởng đến sinh trưởng của quả non.

4 Khô cành Cành

Gây chết cành, ảnh hưởng đến quang hợp, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây chết cành mang quả làm ảnh hưởng đến năng suất.

5 Đốm dầu Lá, quả

Trên lá, quả có nhiều vết đốm dạng giọt dầu màu xám, khi bị nặng làm giảm quá trình quang hợp, quả bị thối và rụng.

6 Muội đen Cành, lá, quả

Nấm phát triển mạnh trên phần chất thải của rầy, rệp làm cho bề mặt của lá, vỏ quả bị che phủ bởi một lớp muội đen làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, mẫu mã quả và chất lượng quả.

7 Đốm đen Lá, quả

Bệnh này mới xuất hiện trong những năm gần đây ở Hương Khê- Hà Tĩnh nhưng đã gây thành dịch đặc biệt là năm 2017, 2018 làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng quả, cụ thể là:

TT Tên sâu, bệnh Bộ phận bị hại Bộ phận bị hại và mức độảnh hưởng

- Trên lá từ những vết vàng thâm nâu kết hợp lại với nhau làm cho lá vàng và rụng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp. Đây cũng chính là nguồn bệnh lây lan sang quả, lá trong những năm sau.

- Trên quả khi phát bệnh có nhiều vết đốm màu nâu, xung quanh là quầng vàng, khi bệnh nặng vỏ quả chuyển dần sang màu vàng gây hiện tượng chín sớm (chín ép) rồi thối dần rễ, vết bệnh lan ra làm quả rụng vào giai đoạn chuyển mùa và lây lan sang quả khác rất nhanh. Do đó người dân phải thu hoạch sớm khi quả chưa đạt về trọng lượng, chất lượng làm ảnh hưởng đến năng suất, giá trị thưởng phẩm và đặc biệt là làm giảm giá trị kinh tế.

II. Sâu hại

8 Sâu vẽ bùa Lá, hoa

Sâu non ăn biếu bì lá, hoa khi sâu ăn ở mật độ cao làm biểu bì lá khô rồi rụng, cành hoa co dúm khô và rụng ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp. Sâu vẽ bùa còn tạo nên vết thương cơ giới để vi khuẩn xâm nhập, gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng nhất là cây con trong vườn ươm, cây trồng thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây cho quả hai năm đầu.

9 Sâu nhớt Lá, hoa

- Sâu non gây hại lá non, bị nặng làm ảnh hưởng lá, lộc non, ảnh hưởng đến quang hợp.

- Sâu non gây hại cành hoa, bị nặng làm hoa rụng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

10 Dòi đục nụ Nụ hoa

Sâu non đục nụ hoa, làm hỏng nụ, nấm xâm nhập gây thối nụ hoa làm ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất.

TT Tên sâu, bệnh Bộ phận bị hại Bộ phận bị hại và mức độảnh hưởng

11 Sâu đục thân,

đục cành Gốc, thân, cành

- Gốc, thân, cành luôn bị sâu đục làm cản trở quá trình hóa sinh trong cây trồng, nhất là quá trình chuyển hóa, vận chuyển nước, dinh dưỡng làm ảnh hưởng mạnh đến quá trình sinh trưởng, năng suất, chất lượng quả của cây trồng.

- Cành nhỏ bị sâu đục làm khô dần lá, cành và thậm chỉ cả quả (nếu xảy ra trên cành mang quả) làm ảnh hưởng đến quang hợp, sinh trưởng, phát triển và đặc biệt là năng suất cây trồng.

12 Ruồi đục quả Quả

Ruồi thường gây hại vào cuối giai đoạn quả chín sinh lý (quả sắp chín) ruồi có vòng đời ngắn, khi đục ruồi kết hợp nấm xâm nhập qua lỗ đục làm quả rụng nhiều đợt trong một thời gian ngắn nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất bưởi Phúc Trạch nhất là năm 2017.

13 Bọ xít xanh Cành, lá và quả

Bọ xít chích hút nhựa từ cành, lá và quả non ở giai đoạn lộc hè thậm chí còn kéo dài đến lộc thu làm cho quả lá non, quả non bị dị dạng hoặc teo lại làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, sinh trưởng và năng suất của cây trồng.

14 Rệp sáp Cành, lá và quả

Rệp sáp có nhiều loại và nhiều chủng, rệp sáp là đối tượng xuất hiện và sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Chúng chích hút nhựa cành, lá, quảvà đặc biệt chúng lại phủ một lớp keo nên làm cho cành, lá, quả vàng khô làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, sinh trưởng và năng suất của cây trồng.

15 Nhện Lá, quả

- Gây hại hút nhựa lá, quả làm cho lá xám nâu ảnh hưởng đến quang hợp. Làm quả chậm lớn, mã quả xấu làm ảnh hưởng đến thị hiếu, năng suất, chất lượng quả. - Trên cây bưởi Phúc Trạch xuất hiện và gây hại mạnh là nhện đỏ, nhện trắng, nhện

Như vậy, số liệu thu thập cho thấy sâu, bệnh gây hại khá mạnh trên cây bưởi Phúc Trạch. Tùy theo loại sâu, bệnh hay nhện mà bộ phận, mức độ bị hại khác nhau. Trong số đối tượng sâu, bệnh đều gây hại và làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng quả. Riêng 15 đối tượng được trình bày trong bảng trong đó có 7 loại sâu và 7 loại bệnh chính vì thường xuyên xuất hiện và gây hại và làm ảnh hưởng khá mạnh đén sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất, chất lượng quả. Để sản xuất bưởi Phúc Trạch thành vùng hàng hóa bền vững có giá trị kinh tế cao cần có giải pháp phòng trừ hợp lý, có hiệu quả cho từng đối tượng và nhất là phòng. Nhưng các biện pháp này phải mang tính tổng hợp cho cả 15 đối tượng đồng thời luôn luôn đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm cũng như môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất, bệnh chảy gôm bưởi phúc trạch và nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)