Thành phần sâu, bệnh hại bưởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất, bệnh chảy gôm bưởi phúc trạch và nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh (Trang 31 - 45)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.4.1. Thành phần sâu, bệnh hại bưởi

1.4.1.1. Rầy chổng cánh

Tên khoa học: Diaphorina citri, Họ:Psyllidae, Bộ:Homoptera

Rầy chổng cánh sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, rầy trưởng thành có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh – 4 độ C và cả vùng khí hậu nóng và khô. Thân hình chúng rất nhỏ, thành trùng dài từ 2-3mm, ít bay nhảy, có cánh dài, màu xám đen với vệt trắng lớn chạy từđầu đến cuối cánh, lúc đậu cánh và bụng nhô cao hơn khỏi đầu tạo thành một đường xiên 30-45 độ C.

Vòng đời của rầy chổng cánh từ 28-32 ngày, có thể có từ 12-14 thế hệ/năm. Chúng trưởng thành sau vũ hóa 4-5 ngày sẽ bắt cặp. Con cái đẻ khoảng 200-800 trứng vào ban ngày, thời gian ủ trứng từ 3-7 ngày, ấu trùng có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 18-25 ngày.

Rầy chổng cánh xuất hiện trên cây trồng khi có chồi non, nếu ký chủ chính như cam, quít, bưởi... không có chồi non thì rầy di chuyển sang các ký chủ phụ như nguyệt quế, cần thăng để duy trì mật số. Chúng tạo mật độ cao vào đầu mùa mưa (từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm) là lúc cây ra lá non và trổ hoa.

- Ấu và thành trùng chích hút dinh dưỡng lá, đọt non làm phiến lá nhỏ và xoăn, đọt non lụi dần, sần sùi.

- Chất thải của rầy thu hút nấm bồ hóng ảnh hưởng đến quang hợp.

Hình 1.2. Rầy chổng cánh

1.4.1.2. Rầy sâu vẽ bùa

Tên khoa học: Phyllocnistic citrella, Họ: Gracillariidae, Bộ:Lepidoptera Trưởng thành sâu vẽ bùa là một loại ngài nhỏ, cơ thể dài 2-3 mm, sải cánh rộng 4-5 mm. Toàn thân có màu vàng nhạt phớt ánh bạc. Cánh sau rất hẹp so với cánh trước, cả hai cánh đều có rìa lông dài. Trứng có dạng hình bầu dục, nhỏ, kích thước 0,2-0,3 mm. Lúc đầu trong suốt sắp nở có màu trắng vàng. Sâu non đẫy sức dài 4 mm, mình dẹp, không chân, đốt cuối bụng có hình ống dài. Nhộng dài khoảng 2-3 mm, màu nâu vàng, cạnh bên mỗiđốt thân có 1 u lồi, trên có 1 sợi lông.

Vòng đời: 19-38 ngày, Trứng: 1-6 ngày, Sâu non: 4-10 ngày, Nhộng: 7-12 ngày, Trưởng thành: 7-10 ngày

Bướm hoạt động vềban đêm, thường đẻ trứng ở mặt dưới lá gần gân chính của các đọt non mới mọc. Một trưởng thành sâu vẽbùa thường đẻđược 70-80 quả trứng, thời gian đẻ trứng từ 2-10 ngày. Sâu non mới nở thường đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần nhu mô của lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo dưới lớp biểu bì, phía sau là đường phân thải ra của sâu như sợi chỉ, lớp biểu bì có thể bị bong ra hoặc trông giống như nhầy ốc sên. Đường đục của sâu vẽ bùa dài và lớn dần theo sức lớn của sâu. Khi đẫy sức, sâu non đục ra mép lá, hoá nhộng tại mép lá gần gân lá, chỗ lá bịquăn bằng cách dùng tơ gấp lại che tổ kén.

Khi sâu gây hại, lá nhỏ, dị dạng ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non. Hoa và trái có thể bị rụng khi cây bị gây hại nặng. Ở giai đoạn cây con nếu bị gây hại thường xuyên cây sẽ kém phát triển và có tán nhỏhơn bình thường. Sâu vẽ bùa là môi

giới truyền bệnh loét trên cam quít. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tập trung nhiều vào các đợt ra đọt non trong mùa khô. Sâu gây hại trên các loại cây thuộc họ cam quít.

Sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrellagây hại quanh năm, mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu. Nhiệt độ thích hợp cho sâu vẽ bùa phát sinh gây hại là 23 - 290C, ẩm độ 85-90%.

Hình 1. 3. Triệu chứng gây hại sâu vẽ bùa trên cành lá và trái

1.4.1.3. Rầy mềm rệp

Tên khoa học: Toxoptera aurantiToxoptera citricidus, Họ rầy mềm (rệp

cam): Aphididae, Bộ cánh đều: Homoptera

Cơ thể của chúng có hình bầu dục, bóng và có kích thước rất nhỏ, hình dáng hơi giống trái lê, màu nâu đen hay màu nâu đỏhơi hồng. Rầy mềm (rệp cam) là loài đa ký chủ. Chúng gây hại trên nhiều loại cây như cây có múi, cà phê, trà, xoài, đu đủ, ca cao... Con trưởng thành đực (thường ít gặp) luôn luôn có cánh, con trưởng thành cái có hai dạng: Có cánh thì dài gần 2mm và không cánh thì lớn hơn (khoảng 2mm). Trong điều kiện nhiệt đới, thức ăn phù hợp, rầy cái thường không có cánh, chủ yếu là sinh sản đơn tính và đẻ con. Do vậy, chúng tích lũy mật số rất nhanh. Còn khi mật số của rầy cao, hết thức ăn phù hợp, rầy sẽ sinh cánh dài, bắt cặp và di chuyển đi tìm nguồn thức ăn, sản sinh quần thể mới. Cả rầy non và trưởng thành đều bám ở mặt dưới lá, cành và đọt non để chích hút làm cho chồi, lá biến dạng, cong queo, còi cọc, không phát triển được giảm sức tăng trưởng của cây. Ngoài ra, chất bài biết của rầy có chứa nhiều đường mật tạo môi trường thuận lợi cho cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.

Hình 1.4. Rầy mềm, rệp mềm

1.4.1.4. Bọ phấn trắng

Tên khoa học: Dialeurodes citri

Thân bọ phấn thường có phấn và sáp bao che, lại hay bám vào mặt dưới của lá cho nên rất khó diệt trừ. Bọ phấn sinh sản nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn chúng đã lan tràn khắp vườn, làm cho cây bị úa lá. Bọ phấn hút nhựa cây già lẫn cây non và tiết mật, dẫn đường mang kiến và rệp đến. Sau khi có cánh, chúng di chuyển sang gây hại trên môi trường mới. Bọ phấn là tác nhân truyền bệnh và vius từ cây này sang cây khác.

Hình 1.5. (A) Bọ phấn trưởng thành; (B) Ấu trùng bọ phấn

1.4.1.4. Bọ bướm

Tên khoa học: Metcalfa pruinosa

Thông thường, rầy bướm chỉ gây hại nghiêm trọng cục bộ cho 1 số vườn cây. Rầy chích hút nhựa cây và gây nên hiện tượng nấm bồ hóng làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây. Người ta cũng chưa ghi nhận thấy rầy bướm đã truyền bệnh virus nào cho cây có múi ở Việt Nam.

Hình 1.6. (A) Rầy bướm trưởng thành; (B) Ấu trùng rầy bướm

1.4.1.5. Bọ xít xanh

Tên khoa học: Rhynchocoris humeralis

Cảcon trưởng thành và ấu trùng đều chích hút từ khi trái non. Chỗ vết chích có 1 chấm nhỏ và 1 quầng màu nâu. Trái bị chích hút sẽ vàng, chai, thối và rụng sớm. Một con có thể chích hút gây hại nhiều trái. Bọ xít gây hại nặng hơn ở những vườn rậm rạp, vườn cây lớn tuổi có nhiều bóng mát (nhất là ởgiai đoạn trái còn non)… Nếu mật độ số bọ xít cao, thì khi vào vườn có thể ngửi thấy cảmùi hôi đặc trưng do chúng tiết ra.

Hình 1.7. (A) Bọ xít xanh trưởng thành; (B) Ấu trùng bọ xít; (C) Bọ xít chích hút trái cam

1.4.1.6. Bướm phượng

Tên khoa học: Papilio demoleus, Họ Bướm phượng:Papilionidae, Bộ Cánh

vẩy:Lepidoptera

Sâu có tập quán là ăn hết vỏ trứng hoặc lớp da mới vừa lột ra, không để lại dấu vết. Lúc nhỏ sâu chỉăn lá non và chỉ gặm khuyết bìa lá, khi lớn sâu có thể ăn cả chồi hoặc thân non. Từ tuổi 4 sâu không nằm yên trên mặt lá mà thường ẩn nấp sâu vào các cành lá, khi ăn mới bò ra. Sâu hoạt động chậm chạp và có đặc tính nhảtơ trên bề mặt lá để bám. Khi lớn đủ sức sâu nhảtơ treo mình hóa nhộng trên cành cây, thường phía dưới chỗsâu đã sinh sống, đuôi nhộng cột dính vào cành bằng một sợi tơ.

Thành trùng là loài bướm khá lớn, chiều dài thân từ 25-35 mm, sải cánh rộng từ 8 đến 12 cm. Nền cánh màu đen, có nhiều đốm màu vàng tươi, kích thước không đều

nhau. Cánh sau không có đuôi, gần gốc trong có một đốm lớn hình bầu dục màu đỏ nâu, phía ngoài đốm này có một quầng màu xanh dương sẫm hay xanh lơ. Thời gian sống của bướm đực từ 3-5 ngày; trong khi đó thời gian sống của bướm cái từ5 đến 8 ngày và một bướm cái có thểđẻ từ 75-120 trứng. Trứng hình cầu, đường kính khoảng 1 mm. Mới đẻ trứng màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển thành màu nâu xám. Thời gian ủ trứng từ 3-7 ngày. Đối với Bướm Phượng Vàng, sâu vừa mới nở màu nâu sẫm, trên mình có nhiều gai thịt nổi lên xù xì, về sau trên lưng sâu xuất hiện những vệt trắng. Sau lần lột xác thứ ba mình sâu chuyển sang màu xanh vàng hoặc xanh lá cây, phía trên lưng và hai bên hông cơ thể có nhiều vệt và chấm màu nâu hoặc đen. Khi lớn đủ sức mình sâu có thểdài đến 5 cm.

Đặc điểm chung của sâu non các loại Bướm Phượng là đốt ngực thứ nhất rất to so với các đốt còn lại. Ngoài ra, ở mặt lưng của đốt ngực thứ nhất có một đôi tuyến hôi, khi bị đụng đến có thể nhô ra ngoài dưới dạng một đôi râu thịt màu đỏ, hình chữ V; tuyến này tiết ra mùi hôi để xua đuổi kẻ thù. Sâu có 5 tuổi phát triển từ 15-25 ngày. Nhộng các loài Bướm Phượng có hình dáng rất đặc biệt, phần đầu phân làm hai nhánh như hai cái sừng, phần bụng cong vòng ra phía trước, đồng thời nhô sang hai bên thành hai gốc. Mình nhộng bám chắc vào cành cây nhờ túm tơ ở mặt bụng và sợi tơ treo vòng ngang lưng. Mình nhộng có nhiều màu sắc, phần lớn màu xanh nhạt, có lúc màu xám hoặc nâu vàng. Nhộng dài từ 25-30 mm. Thời gian nhộng khoảng một tuần đến 10 ngày.

Hình 1.8. (A) Bướm phượng; (B) Trứng bướm phượng trên lá; (C) Sâu non phá hại lá

1.4.1.7. Ruồi vàng, ruồi đục trái

Tên khoa học: Bactrocera sp., Bactrocera spp., Bactrocera dorsalis,

Họ:Tephritidae, Bộ:Diptera

Trứng hình hạt gạo, màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển sang vàng nhạt. Dòi mới nở dài khoảng 1,5mm, phát triển đầy đủ dài 6-8mm, màu vàng nhạt, miệng có móc. Khi phát triển đầy đủ, Dòi búng mình rơi xuống đất để hóa nhộng trong đất, thời gian nhộng khoảng 7-12 ngày hoặc dài hơn nếu gặp lạnh. Dòi làm nhộng sâu trong đất khoảng 3-7cm. Nhộng dài 5-7mm, có hình trứng dài, lúc đầu màu vàng nâu, khi sắp vũ

rộng 1,3 mm, đầu có dạng hình bán cầu, mặt trước mầu nâu đỏ với 6 chấm đỏ màu đen. Thân màu vàngnâu đỏ với những vân vàng, cánh trong, hình dạng giống nhưng nhỏ hơn ruồi nhà, hoạt động vào ban ngày. Thành trùng hiện diện suốt năm, thời gian sống của thành trùng 1 - 3 tháng. Thành trùng có thể bay rất xa. Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ quả rồi đẻ một chùm 5-10 trứng (thườngđẻ trứng lên quả phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả). Vỏ trái nơi ruồi đục vào có màu đen, mềm, ứ nhựa (mủ), tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị rụng hoặc vẫn đeo trên cây. Dòi nở ra đục ăn trong quả (ăn thịt trái). Một quả có thể bị nhiều đòi phá hại. Quả bị dòi đục thường bị bội nhiễm các loại vi sinh vật nên thối rất nhanh. Ruồi đục quả phá hại từ khi quả già đến chín.

Ruồi tấn công lên nhiều loại cây trồng, trái cây bị ruồi đục làm giảm giá trị thương phẩm, chất lượng và không xuất khẩu được. Đối với vườn quất, quýt quả bị hại có màu vàng sáng xung quanh vết châm. Quả bị hại thường thối và rụng. Đối với quả thanh long, ruồi để trứng trên vỏ trái, dòi sau khi nở sẽ sống bên trong trái. Khi đó sẽ thấy bên ngoài vỏ có vết châm kim và ứa nước vàng. Mùa mưa là giai đoạn ruồi sinh sản mạnh và gây hại nặng cho nhà vườn. Có khảnăng làm thất thoát >50% năng suất.

Hình 1.9. (A) Ấu trùng ruồi đục trái; (B) Ruồi đục trái trưởng thành

1.4.1.8. Nhện đỏ

Tên khoa học: Panonychus citri, Họ: Tetranychidae, Bộ: Acari

Nhện đỏ là loài đa ký chủ có vòng đời ngắn (10-15 ngày) nên mật số tăng rất nhanh, nhất là trong điều kiện khô hạn. Chúng có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trên lá, khi bị gây hại sẽ có những chấm nhỏ li ti, khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc hoặc vàng, biến dạng… sau đó có thể bị khô và rụng. Khi mật số nhện cao, cành non cũng bị làm cho khô và chết. Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần lõm (cuống trái, đáy trái). Nhện chích hút dịch ở lớp biểu bì trái non làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những vết sần sùi gọi là da lu, da cám…ảnh hưởng đến mẫu mã của trái.

Hình 1.10. (A) Nhện đỏ trưởng thành; (B) Triệu chứng nhện đỏ gây hại trên lá; (C), (D) Triệu chứng nhện đỏ gây hại trên vỏ trái

1.4.1.9. Ngài chích hút trái

Tên khoa học: Othreis fullonia, Họ:Noctuidae, Bộ:Lepidoptera

Trái bị hại lúc mới rất khó phát hiện, vài ngày sau vết chích thâm lại, tạo vầng thâm đen xung quanh. Ngài rất thích những trái lớn, mỏng vỏ, nhiều nước. Khi hiếm thức ăn, ngài có thể chích cả trái non. Vết chích tạo những đốm vàng trên trái, trái bị hại thường khô cứng, không có nước, bị hại nặng có thể thối và rụng.

Ngài các loại trên đều có đặc điểm chung là cơ thể thường lớn, bay khoẻ, ngực, bụng đều to và phủ nhiều lông dài. Ngài trưởng thành có chiều dài thân 35-37 mm, sải cánh dài 85-95 mm. Màu sắc sậm, tối, trên cánh có nhiều đốm lớn có hình dạng khác nhau, mầu sắc khác nhau. Cánh sau thường có mầu vàng cam, viền cánh sau thường có mầu nâu đen, giữa cánh sau thường có một đốm hình chử C, độ lớn của đốm này thay đổi tùy loại. Vòi chích hút phát triển thành những kim chích hút dài, mạnh, thích ứng cho việc đâm thủng qua những lớp vỏ cứng và dày. Khi không ăn, vòi thường được cuộn tròn dưới đầu, khi ăn, vòi có thể vươn thẳng, dài hơn 2 cm. Ấu trùng mới nở có màu xanh nhạt, sau lớn có màu nâu tối, có 2 chấm màu trắng trên lưng.

Vòng đời: Trứng: 2-3 ngày; Sâu non: 18-22 ngày; Nhộng: 16-18 ngày; Trưởng thành: có thể sống trên 10 tuần. Một con cái đẻ khoảng 30 - 32 trứng, rải rác trên lá cây leo hoang dại. Thành trùng hoạt động và để trứng vào ban đêm. Chúng gây hại bằng cách châm vòi hút trực tiếp vào trái để hút dịch.

1.4.1.10. Sâu đục vỏ trái

Tên khoa học: Prays citri, Họ:Yponomeutidae, Bộ:Lepidoptera

Thành trùng là một loài bướm có kích thước rất nhỏ, màu xám, chiều dài sải cánh khoảng 8mm. Ấu trùng có mầu xanh. Trong điều kiện tự nhiên trứng được đẻ trên bông và trái non. Sau khi nở, ấu trùng đục vào trong phần vỏ của trái, ăn phá phần vỏ trái. Sâu xâm nhiễm gây hại từ khi quả còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên quả, nếu bị nặng quả sẽ rụng. Nếu sâu đục quả gây hại muộn, quả không rụng nhưng bị biến dạng bởi những u sần làm giảm giá trịthương phẩm. Sâu gây hại nhiều giai đoạn quả non, quả có vỏ dày như bưởi, cam sành, cam mật nhưng gây hại phổ biến nhất là trên cây bưởi. Chúng chỉ gây hại ở lớp vỏ quả, không hại phần thịt quả (múi, tép bưởi). Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, Sâu chui ra ngoài, kéo một lớp tơ mỏng làm kén và hóa nhộng trong kén trên những lá gần nơi trái bị đục hoặc ngay cảtrên trái. Trong điều kiện tự nhiên, P. citri thường bị các loại sinh vật ký sinh và ăn mồi tấn công như: Ageniaspis fuscicollis, Nemorillamaculosa, Metaseiulus occidentalis, Bacillus thuringiensis.

Hình 1.12. Sâu đục và gây hại trên trái bưởi

1.4.1.11. Rệp vảy

Tên khoa học: Aonidiella

Rất nhiều loài rệp vảy và có màu sắc khác nhau. Trong vườn chúng thường bám đầy vào cành lá và có vảy màu đen, nâu hoặc xanh. Trong vài trường hợp, có thể bất ngờ khi nhận thấy trong thời gian ngắn cây trồng bị nhiễm còi cọc và chết. Vì vậy, cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất, bệnh chảy gôm bưởi phúc trạch và nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh (Trang 31 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)