Tình hình áp dụng các biện pháp canh tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất, bệnh chảy gôm bưởi phúc trạch và nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh (Trang 59 - 62)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3. Tình hình áp dụng các biện pháp canh tác

Kết quả điều tra về tình hình áp dụng các biện pháp canh tác cây bưởi Phúc Trạch tại nông hộởHương Khê, Hà Tĩnh được trình bày ở bảng 3.3. Kết quả cho thấy ở Hương Trạch tỷ lệ có tưới 25%, tủ gốc 40%, phun thuốc 95%, làm cỏ 70%, tạo hình tạo tán 30%, vệ sinh vườn 40%, bồi dục rễ 40%, bón phân qua lá 30%, thụ phấn bổ sung 100%.

Ở xã Phúc Trạch tỷ lệcó tưới nước 25%, tủ gốc 30%, phun thuốc 90%, làm cỏ 75%, tạo hình tạo tán 40%, vệ sinh vườn 50%, bồi dục rễ 30%, bón phân qua lá 40%, thụ phấn bổ sung 100%.

Ở xã Hương Giang tỷ lệcó tưới nước 20%, tủ gốc 40%, phun thuốc 100%, làm cỏ 90%, tạo hình tạo tán 40%, vệ sinh vườn 35%, bồi dục rễ 40%, bón phân qua lá 50%, thụ phấn bổ sung 100%.

Ở xã Hương Thủy tỷ lệcó tưới nước 40%, tủ gốc 50%, phun thuốc 100%, làm cỏ 100%, tạo hình tạo tán 50%, vệsinh vườn 40%, bồi dục rễ 65%, bón phân qua lá 100%, thụ phấn bổ sung 100%.

Ở xã Hương Vĩnh tỷ lệcó tưới nước 35%, tủ gốc 60%, phun thuốc 100%, làm cỏ 100%, tạo hình tạo tán 70%, vệsinh vườn 35%, bồi dục rễ 35%, bón phân qua lá 95%, thụ phấn bổ sung 100%.

Ở xã Lộc Yên tỷ lệ có tưới nước 30%, tủ gốc 50%, phun thuốc 100%, làm cỏ 100%, tạo hình tạo tán 55%, vệ sinh vườn 25%, bồi dục rễ 25%, bón phân qua lá 100%, thụ phấn bổ sung 100%.

* Tưới nước, tủ gốc giữ ẩm: Nhìn chung khi phỏng vấn trực tiếp các nông hộ cũng nhận thức rõ điều này, không tưới nước cũng chỉ thực hiện một vài lần do điều kiện thiếu nước (khi cây còn lại không có nước để tưới) vả lại phương tiện tưới nước lại không có. Việc tủ gốc cũng không nhiều nông hộ thực hiện, toàn huyện tưới nước chỉ chiếm tỷ lệ 29,2%, có tủ gốc 45%.

Chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sinh trưởng, năng suất, chất lượng quả sau này. Gần đây đã có nhiều chương trình đầu tư, lắp đặt hệ thống tưới và nông hộ trồng bưởi dần dần đã có ý thức hơn trong công tác lắp đặt hệ thống và tưới nước cho cây trồng.

* Làm cỏ: Nhìn chung nông hộ đã tập trung làm cỏ, làm cỏ đúng số lần, đúng kỹ thuật và đạt 89,2% nông hộ thực hiện. Vẫn còn 1 số nông hộ thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện là do thiếu lao động, già cả, neo đơn. Chính điều này đã làm cho vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt, tạo ra năng suất, chất lượng quả ổn định như hiện nay.

* Sử dụng và phun thuốc bảo vệ thực vật: Việc phòng trừ sâu, bệnh được 90- 100% nông hộ áp dụng để hạn chế tác hại của sâu, bệnh hại và họ sử dụng khi có sâu, bệnh xuất hiện gây hại trên cây trồng nhưng họ chưa biết gì về triệu chứng, nguyên nhân phát sinh gây hại và lựa chọn giải pháp phòng trị hiệu quả. Từ đó, sử dụng loại thuốc không đúng, khi lựa chọn được đúng loại thuốc thì tỷ lệ pha và thời điểm phun lại không đảm bảo đã vậy, có lúc phun nhiều lần nhưng kết quả đạt được không cao.

Gần đây nhờ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật người sản xuất đã dần nhận ra chủng loại sâu, bệnh, loại thuốc, liều lượng và phương thức điều trị nhưng các loại thuốc đặc hiệu trên địa bàn không có. Từ đó rất khó khăn cho người sản xuất và hiện nay bệnh thối rễ, chảy gôm, đốm đen đang gây hại trên các bộ phận của cây bưởi Phúc Trạch cần có những giải pháp ngăn chặn kịp thời.

* Tạo hình, tạo tán: Trong kỹ thuật canh tác cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi Phúc Trạch nói riêng thì việc cắt, tỉa có ảnh hưởng đến các biện pháp kỹ thuật khác đó là: Cắt tỉa tốt làm cho cây trồng sinh trưởng cân đối, cân đối cả quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh thực, giảm dần bệnh hại...và cuối cùng là nâng cao năng suất, chất lượng quả.

Bảng 3.3. Tình hình áp dụng các biện pháp canh tác tại nông hộ Chỉ tiêu Mức Tỉ lệ các hộ áp dụng các biện pháp sản xuất theo xã (%) Hương Trạch Phúc Trạch Hương Giang Hương Thủy Hương Vĩnh Lộc Yên TB Toàn huyện

Tươi nước Không 75 75 80 60 65 70 70,8

Có 25 25 20 40 35 30 29,2

Tủ gốc Không 60 70 60 50 40 50 55,0

Có 40 30 40 50 60 50 45,0

Phun thuốc BVTV Không 5 10 0 0 0 0 2,5

Có 95 90 100 100 100 100 97,5

Làm cỏ Không 30 25 10 0 0 0 10,8

Có 70 75 90 100 100 100 89,2

Tạo hình tạo tán Không 70 60 60 50 30 45 52,5

Có 30 40 40 50 70 55 47,5

Vệsinh vườn Không 60 50 65 60 65 75 62,5

Có 40 50 35 40 35 25 37,5

Bồi dục rễ Không 60 70 60 35 65 75 60,8

Có 40 30 40 65 35 25 39,2

Bón phân qua lá Không 70 60 50 0 5 0 32,5

Có 30 40 50 100 95 100 67,5

Thụ phấn bổ sung Không 0 0 0 0 0 0 0,0

Có 100 100 100 100 100 100 100,0

Việc tạo tán, tỉa cành đối với nông hộ trước đây là khá mới mẻ và gần đây được đào tạo, chuyển giao một số hộ đã thực hiện khá tốt. Tuy vậy, qua điều tra cũng chỉ 47,5% nông hộ thực hiện.

* Bồi dục rễ, vệ sinh vườn, cải tạo đất: Đây là 3 biện pháp kỹ thuật cần tác động nhất là vườn bưởi trồng lại ở thế hệ thứ 2 trở đi và 1 năm phải thực hiện 1 lần đặc biệt là cây bưởi Phúc Trạch mang rễ núm. Điều này đã được nông hộ trồng bưởi Phúc Trạch nhận thức ra trong những năm gần đây đặc biệt là sau lũ lụt lịch sử 2016 và bão số 10 năm 2017. Thế nhưng tỷ lệ còn thấp vệ sinh vườn 37,5%, bồi dục rễ 39,2%, ở những hộ này vườn bưởi đã được phục hồi dần.

* Sử dụng phân bón lá: Trước đây (trước năm 2010) hầu như tất cả nông hộ trồng bưởi Phúc Trạch không sử dụng phân bón lá và gần đây đã sử dụng nhiều và có xã đạt 100% (Hương Thủy, Lộc Yên), toàn huyện đạt 67,5% việc sử dụng phân bón lá, chế phẩm kích thích ra hoa, đậu quả đã góp phần không nhỏ khắc phục tình trạng ra hoa, đậu quả không ổn định của bưởi Phúc Trạch trong thời gian qua.

* Thụ phấn bổ sung: Có thể nói việc thụ phấn bổ sung đã góp phần phục hồi năng suất bưởi Phúc Trạch trong thời gian qua. Đến nay, 100% nông hộ trồng bưởi đã tiến hành thụ phấn bổ sung và mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất và góp phần ổn định và tăng năng suất bưởi Phúc Trạch. Tuy vậy, quá trình thụ phấn bổ sung vẫn còn nông hộ chưa thực hiện đầy đủ nguyên tắc và quy trình kỹ thuật cần được đào tạo, chuyển giao bổ sung.

Tóm lại: Hiểu biết về các biện pháp canh tác của nông hộ trồng bưởi Phúc Trạch còn ở mức độ nhất định và khi tác động không đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất, bệnh chảy gôm bưởi phúc trạch và nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)