3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.1. Thành phần sâu, bệnh hại bưởi Phúc Trạch và tách ại của chúng
Bưởi Phúc Trạch là giống cây ăn quảđặc sản bản địa của Hương Khê, Hà Tĩnh không chỉ nổi tiếng với hương vịthơm, ngon đặc trưng, hình dáng, mẫu mã đẹp từđó có giá trị rất cao và được xác định là cây trồng chủ lực, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tuy nhiên, trong sản xuất bưởi Phúc Trạch những năm gần đây đang đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như: Năng suất, chất lượng quả bị giảm sút mới phục hồi dần lại bị các đối tượng sâu, bệnh phát sinh, gây hại và nhiều lúc đã bùng phát thành dịch rất khó để kiểm soát đặc biệt sau năm trận lũ lịch sử (năm 2016) và bão số 10 (năm 2017) sâu bệnh đã gây cho cây bưởi Phúc Trạch sinh trưởng, phát triển kém làm chết cây trồng như những năm 2010, 2016,2017, đồng thời gây rụng hoa, quả non và có năm đến 40-50%.... đã gây rất nhiều khó khăn cho người trồng bưởi. Như vậy, nguy cơ làm giảm và ảnh hưởng đến quá trình phát triển vùng bưởi Phúc Trạch hàng hóa là khó tránh khỏi nếu không có những giải pháp kinh tế kỹ thuật đồng bộ tác động kịp thời, đặc biệt là giải pháp nâng cao năng lực quản lý sâu, bệnh hại trên bưởi Phúc Trạch cho ngành sản xuất với quy trình sản xuất có hiệu quả.
Giống như những giống cây ăn quảcó múi khác, bưởi Phúc Trạch là cây trồng có lá xanh quanh năm, quá trình sinh trưởng diễn ra lại không liên tục mà theo từng đợt sinh lý quan trọng. Giai đoạn cây bưởi ra hoa, đậu quả của cây bưởi không những diễn ra trong giai đoạn dài mà còn rất phức tạp, quả tồn tại trên cây trong 6-7 tháng bên chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là sâu, bệnh hại. Xuất phát từ đó đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành điều tra thực tế trên vườn sản xuất vào các giai đoạn quan trọng của cây trồng, kết hợp thu thập đầy đủ thông tin, kết quả nghiên cứu về sâu, bệnh hại bưởi Phúc Trạch trong thời gian qua của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân trong nhiều năm qua. Kết quả thu được sẽ là tổng quan của sâu, bệnh làm ảnh
hưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng quảbưởi Phúc Trạch được trình bày ở bảng 3.5. Số liệu tại bảng 3.5 cho thấy trên cây bưởi Phúc Trạch đã điều tra và phát hiện được 35 đối tượng xuất hiện và gây hại trong đó có 12 loại bệnh, 23 loại sâu, nhện và động vật hại. Sâu, bệnh đã gây hại tất cả các bộ phận và giai đoạn sinh trưởng của cây bưởi Phúc Trạch và phổ biến là: Bệnh thối rễ, khô cành, nấm muội đen, đốm đen, bệnh loét, sâu vẽ bùa, sâu nhớt, sâu đục thân đục cành, rầy rệp, nhện, ruồi đục quả… trong đó có một số đối tượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng quả.
-Sâu đục thân: Gồm 2 loại là sâu đục thân (chuyên hại thân, cành lớn), sâu đục cành chuyên gây hại cành nhỏ. Triệu chứng: Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nởra đục vào các phần gỗ tạo ra các lỗđục, trên vết đục xuất hiện các lớp mùn cưa đùn ra. Sâu đục thân gây hại vào các tháng 3,4,5,6,7,8,9 nhưng gây hại mạnh nhất là các tháng tháng 4, 5, 6.
Sâu vẽ bùa: Gây hại khá rộng, quanh năm chúng chuyên gây hại mạnh trên lá non, lộc non trên cây con trong vườn ươm, cây trồng mới và cây cho quảhai năm đầu. Chúng chuyên ăn biểu bì lá theo những đường ngoằn nghèo trên lá có màu trắng (do biểu bì khô), khi đường ngoằn nghèo càng dày lá co lại và khô rụng. Một điều nguy hiểm nữa là khi sâu vẽ bùa xuất hiện trên lá thì sau đó bệnh loét cũng đồng thời xuất hiện và gây hại điều này được lý giải là sau vẽbùa đã tạo nên vết thương cơ giới để vi khuẩn xâm nhập và gây hại.
Hình 3.1. Sâu vẽ bùa và bệnh loét cùng gây hại
Sâu nhớt: Đây là đối tượng chuyên hại phần non mềm của cây trồng như ngọn, lá non, hoa và quả non. Sâu gặm biểu bì lá non, hoa, bề mặt vỏ quả non tạo nên những vết khuyết màu nâu, chúng gây hại nghiêm trọng vào các giai đoạn lộc xuân, lộc thu đây cũng chính là hai giai đoạn phát nụ và ra hoa của cây bưởi. Do hiểu biết hạn chế về thuốc bảo vệ thực vật và lại sợ rụng hoa nên người dân không giám dùng thuốc bảo vệ thực vật nên đã có lúc bùng phát thành dịch ảnh hưởng không những đến các đợt lộc, làm giảm sinh trưởng của cây trồng mà còn ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, đậu
Rầy, rệp: Đây là các đối tượng gây hại nguy hiểm, chúng tập trung hút dịch lá non làm lá héo vàng không còn hoặc làm giảm khảnăng quang hợp của cây trồng và đặc biệt chúng chính là môi giới truyền bệnh nguy hiểm đến cây bưởi Phúc Trạch.
Rệp sáp phát sinh, phát triển mạnh vào tháng 2 đến tháng 5 hàng năm kéo theo lớp nấm muội đen phủ lên bề mặt lá, quả làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của lá, mẫu mã của quả. Điều đáng chú ý là do rệp sáp có lớp bảo vệ bên ngoài, khảnăng kháng thuốc cao và phát triển mạnh trong thời kỳ cây trồng ra hoa, đậu quả nên ảnh hưởng rất lớn đến bưởi Phúc Trạch trên hầu hết diện tích tại huyện Hương Khê.
Nhện: Nhện có nhiều loài nhưng gây hại chủ yếu đến cây bưởi Phúc Trạch là nhện tơ, nhện trắng, nhện rám vàng. Chúng gây hại quanh năm, khi hại nhện hút dịch là, quả làm cho lá bị bạc trắng và rụng, quả bị rám làm xấu quảbưởi. Các đối tượng nhện rất nguy hiểm vì chúng có vòng đời ngắn lại có tính kháng thuốc rất cao.
Bệnh chảy gôm: Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm khi gây hại bưởi Phúc Trạch đó là nguyên nhân gây chết khá nhiều diện tích đặc biệt vào năm 2010-2011, 2016- 2017, từđó làm suy thoái và góp phần làm cho bưởi Phúc Trạch ra hoa, đậu quả không ổn định trong nhiều năm qua. Kết quảđiều tra vườn bưởi của nông hộ cho thấy có trên 70% số cây cho quả và 20% sốcây chưa cho quảtrong vườn bị nhiễm dịch, trong đó có 20% bị nhiễm nặng. Bệnh chảy gôm là một trong những nguyên nhân chính làm giảm diện tích bưởi trong giai đoạn 2000-2011.
Hình 3.2. Cây bị nhiễm chảy gôm và cây trồng bị bệnh chảy gôm nặng
Bệnh thối rễ: Bệnh này thường xuất hiện sau những năm lũ lớn gây ngập vườn bưởi trong nhiều ngày, kết hợp mưa nhiều, liên tục và được thể hiện khá rõ vào các năm 2003, 2007, 2010, 2016 trong những năm này bệnh xuất hiện hầu như tên toàn bộ diện tích bưởi. Do bưởi có bộ rễ là rễ nấm khi hút đủnước, nước quá đầy làm vỡ mạch làm cho nấm xâm nhập làm thối vào rễ lan dần vào trong, võ rễ bị thối, lá vàng từ trên xuống, phần gỗ thối, khô lá rụng và gây chết cây trồng. Thời gian từ nhiễm bệnh đén cây trồng chết khoảng 2-4 tháng (tùy theo mức độ nặng nhẹ). Hiện nay, trên các vườn bưởi Phúc Trạch cây trồng vẫn tiếp tục chết do nhiễm bệnh nặng, tuy nhiên chỉ xuất hiện trên những vườn cây chăm sóc không đầy đủ, trị bệnh không đúng hoặc không trị bệnh.
Bệnh thối hoa quả: Bệnh này thường xảy ra vào giai đoạn cây trồng ra hoa, tạo quả do đó ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả nhất là những năm ởgiai đoạn này gió mùa đông bắc mạnh gây mưa nhiều. Khi nụ, hoa, quả non bị bệnh này thường lây lan rất nhanh sang các chùm, lá cành mang hoa và thậm chí toàn bộ nụ, hoa, quả non của cây trồng. Bệnh này đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân nên chưa có biện pháp phòng, trừ hiệu quả.
Bệnh đốm đen: Đây là một bệnh mới phát sinh trong những năm gần đây là gây hại quảbưởi Phúc Trạch và đã nhiều năm gây thành dịch. Bệnh này xâm nhập vào quả non mới 5-6 tuần tuổi và xuất hiện và gây hại nặng trên quả sắp thu hoạch vào giai đoạn chuyển mùa. Tỷ lệ quả nhiễm bệnh này khá cao và có những vườn có 100% số quả bị nhiễm bệnh này. Bệnh được biểu hiện trên vỏ quả ban đầu là nhiều vết đốm hình tròn đường kính 2-3 mm, vết bệnh lõm xuống xung quanh có màu vàng. Sau đó quả chuyển màu vàng gây ra hiện tượng chín ép (chín sớm) ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẫu mã và phẩm chất quả và khi bị nặng tỷ lệ quả bị rụng khá nhiều.
Ngoài gây hại trên quả bệnh này còn gây hại mạnh trên lá, những cây bị nặng toàn bộ lá có những vết đốm màu vàng làm ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp và lá rụng dần.
Tóm lại, trên cây bưởi Phúc Trạch xuất hiện khá nhiều sâu, bệnh gây hại cây ăn quả có múi và chứng tỏ rất mẫn cảm với nhiều loại sâu, bệnh trong đó có nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm như: Bệnh thối rễ, chảy gôm, thối hoa quả, đốm đen, bệnh loét, sâu vẽ bù, sâu nhớt, rầy, rệp, nhện… việc nhận biết về sâu, bệnh hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ của nông hộ là khá hạn chếđây cũng chính là một trong nhiều nguyên nhân làm cho cây bưởi Phúc Trạch ra hoa, đậu quả không ổn định trong những năm qua. Vì vậy, cần nhanh chóng có những giải pháp phù hợp vừa nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo hướng phòng trừ tổng hợp cho nông hộ áp dụng hiệu quả.
Bảng 3.5. Tình hình sâu, bệnh hại cây bưởi Phúc Trạch từ 7/2017-6/2018a
Dịch
hạib Giai đoạn sinh trưởng
c Bộ phận bị hạid
(đánh giá rõ sốlượng bộ phận gây hại)
Mức độ phổ biếne (%) Mức độ gây hạif (Cấp) 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 1, 2 1 1 1, 2 1 1 1 1 1 1, 2 1 1 3 3 2 3 2 3 2 2 2 2 2 2 2 1, 2 2 1 1, 2 3 3 2 2 3 1, 2 1, 2 1, 2 2 4, 5, 6 4, 5, 6 4, 5, 6 4, 5, 6 2 1 3 3 1 0 2 2 4 1, 2 2 1, 3 1 2 3 1 3 5 1, 2 2 1, 2 2 1, 3 1, 2, 4 1, 4 1, 3, 4 2 2 1 2 1 1 0 1 6 1, 2 1, 4 3 3 7 1, 2 1, 2 1, 2 2 1 1 1 1 2 2 1 2 1 1 0 1 8 1, 2 1 2 1 9 2 2 2 3 3 3 3 3 3 2 2 3 10 1, 2 2 2 3, 4 1, 3, 4 1, 3, 4 1 1 2 0 1 1 11 1 1 2 2 12 2 2 2 2 13 1 1, 2 1, 2 1, 2 1 1 1 1, 3 3 3 3 3 2 2 3 3 14 1 1 1 0 15 1, 2 2 6, 7 6, 7 3 3 3 3 16 2 2 2 2 2 2 4, 5, 6 4, 5, 6 4, 5, 6 4, 5, 6 4, 5, 6 4, 5, 6 3 2 2 2 3 3 3 3 1 2 3 3 17 2 2 2 2 2 1, 4 1, 4 1, 4 1, 4 1, 4 2 1 2 2 2 1 0 2 1 1 18 1, 2 1 1 1 1, 2 1 1, 3, 4 1, 4 1, 4 1, 4 1, 3, 4 1, 4 3 3 2 2 3 3 3 3 1 1 3 3 19 2 2 4 4 2 3 1 3 20 2 2 2 2 1, 3 1 1, 3 1, 3 3 2 2 3 2 1 1 3 21 2 1, 2 2 1, 2 1, 3, 4 1, 4, 5 1, 4, 5 1, 3, 4 3 3 2 3 2 2 1 3 22 1 1 1, 3 1, 3 1 2 0 1 23 1, 2 1, 2 1 1 1 2 0 3
Ghi chú:
a. Thời gian điều tra: 1. Tháng 7/2017, 2. Tháng 9/2017, 3. Tháng 11/2017, 4. Tháng 2/2018, 5. Tháng 4/2018, 6. Tháng 6/2018
b. Dịch hại: 1. Sâu vẽ bùa; 2. Sâu nhớt, 3. Sâu đục thân, 4. Bọ xít xanh, 5. Bọ xít muỗi, 6. Bọ cánh cam, 7. Sâu keo, 8. Câu cấu, 9. Ruồi đục quả, 10. Rệp sáp, 11. Sâu khoang, 12. Dòi đục hoa, 13. Nhện đỏ, 14. Nhện trắng, 15. Thối rễ, 16. Chảy gôm, 17. Vàng lá, 18. Loét, 19. Khô cành, 20. Đốm đen, 21. Muội đen, 22. Đốm dầu, 23. Nấm hồng.
c. Giai đoạn sinh trưởng: 1. KTCB: Kiến thiết cơ bản; 2. KD: Kinh doanh.
d. Bộ phận bị hại: 1. Lá, 2. Hoa, 3. Quả, 4. Cành, 5. Thân, 6. Gốc, 7. Rễ. e. Mức độ phổ biến:1. +: Ít phổ biến, 2. ++: Phổ biến trung bình, 3.+++: Phổ biến.
f. Mức độ gây hại: Cấp 0: Gây hại rất ít, Cấp 1: Gây hại ít, Cấp 2: Gây hại trung bình, Cấp3: Gây hại mạnh.