3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại cây bưởi
Hiện nay, sâu, bệnh hại trên cây ăn quả có múi vẫn là trở ngại lớn nhất đối với nghề trồng cam, quýt trên thế giới cũng như nước ta. Nghiên cứu trên 30 giống khác nhau trong nhóm cây có múi cho thấy bưởi bị sâu vẽ bùa gây hại nặng hơn so với các loại khác, ngoài ra còn nhiều đối tượng gây hại như nhện, rệp (Sing, S.P., Roa, N., and Kumar, KK., 1988). Trên cây có múi có nhiều loại sâu, bệnh gây hại đặc biệt có những bệnh rất nguy hiểm hủy diệt hàng loạt như bệnh: Triteza, Greening . Ở Nhật Bản đã ghi nhận 240 loài côn trùng và nhện hại (JaPan Plant Protection Association, 1987), tại 14 tỉnh miền nam Trung Quốc ghi nhận 489 loài chân khớp gây hại trên cây cam (Li Li Ying và CTV năm 1997), Đài Loan có 167 loài, Malaysia có 174 loài…Từ những đối tượng này đã có nhiều công trình nghiên cứu về quy luật phát sinh, gây hại, triệu chứng và biện pháp phòng trị hiệu quả.
Cây ăn quả có múi bị nhiều loài sâu, bệnh gây hại trong đó có nhiều loài nguy hiểm, có thể hủy diệt cả vùng rộng lớn (NaZ A.a, M.Jaskani., H. Abbas and M. Qasim, 2008). Trong những năm của thập kỷ 90 diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi so với những năm ở thập kỷ 70, 80 nguyên nhân chủ yếu là do sự tàn phá của sâu, bệnh nhất là bệnh Greening …(Nguyễn Thị Kim Sơn, 2003). Bên cạnh đó cây ăn quả có múi còn bị rất nhiều loại bệnh gây hại nghiêm trọng đặc biệt là các bệnh do nấm:
Phytophthora spp., bệnh loét do vi khuẩn: Xanthomonas citri, bệnh đốm đen, đốm dầu, muội đen…
Trong những năm 1967-1968, Viện bảo vệ thực vật đã tiến hành điều tra cơ bản sâu, bệnh hại ở các tỉnh phía Bắc và sau ngày thống nhất đất nước (1977-1979) trên cây ăn quả. Riêng trên cây ăn quả có múi đã ghi nhận được 19 loài bệnh do nấm, 2 loại bệnh do virus, 2 loại bệnh do vi khuẩn, 2 loại bệnh tuyến trùng, 4 loại bệnh do thực vật thượng đẳng, 4 loại bệnh sinh lý. Trong đó bệnh vàng lá Greening, Tristeza, loét, chảy gôm, phấn trắng được xem như những loại bệnh nguy hiểm hại cây ăn quả có múi.
Nghiên cứu về thành phần loài sâu hại cây ăn quả có múi nước ta chưa nhiều. Sau 3 lần điều tra cơ bản về sâu hại cây trồng của Viện bảo vệ thực vật đã công bố thành phần sâu hại cây ăn quả có múi với 60-96 loài côn trùng gây hại cây ăn quả có múi trong đó chú ý đến rầy chổng cánh và rệp là 2 đối tượng môi giới truyền bệnh. Đến năm 2002 trong cả nước đã ghi nhận có 169 loài sâu hại cây ăn quả có múi.
Ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á theo Hoàng Chúng Lằm (1995); Vũ Khắc Nhượng (1997). Bệnh vàng lá Greening đã tàn phá nhiều vùng trồng cam quýt. Bệnh chính là nguyên nhân làm giảm sức sống cây trồng và thậm chí phải hủy bỏ trước thời hạn. Theo Garnsey (1998) bệnh bắt đầu từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) ở cuối thế kỷ 19 và được mô tả vào năm 1929 với tên gọi Hoàng Long, sau đó lan ra các vùng trồng cam, quýt ở Đông, Nam Phi đến PaKisTan và các vùng Châu Á bệnh hại các bộ phận làm cho phiến lá vàng, gân xanh…Các tác giả: Vũ Công Hậu (1999) ; Hà Minh Trung và cộng sự (2008); Lê Mai Nhất (2014) cũng cho kết quả tương tự.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thiên địch trên cây ăn quả có múi ở vùng Hà Nội có 54 loài, Hà Giang 82 loài, Cần Thơ và An Giang 58 loài, Vĩnh Long có 65 loài. Đến nay 2002 đã ghi nhận 127 loài thiên địch của sâu hại cây ăn quả có múi ở nước ta, rầy chổng cánh ở đồng bằng sông Cửu Long có 14 loài ký sinh, ở phía Bắc có 10 loài bắt mồi, ở vùng đồi Hòa Bình có 8 loài thiên địch của nhện đỏ cam (Viện Bảo vệ thực vật, 1998; Lê Thị Thu Hồng, 2000; Vũ Công Hậu, 1999; Vũ Mạnh Hải và cộng sự, 2000).
Tại Hà Tĩnh trên cây ăn quả có múi cũng có khá nhiều đối tượng sâu, bệnh gây hại và tập trung vào một số loài chính đó là: Bệnh thối rễ, thối gốc chảy mủ, vàng rụng
lá thối rễ, chảy gôm, loét, muội đen, đốm dầu, sâu vẽ bùa, sâu đực gốc, thân, cành, ruồi đục quả, sâu nhớt, các loại sâu ăn lá, rệp sáp, nhện đỏ, nhện trắng…