Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 33 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển

1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới

Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm 50% dân số thế giới. Theo dự đoán của các chuyên gia dân số thế giới thì đến năm 2030 lên 8,5 tỷ người, với tốc độ tăng dân số nhanh như vậy thì vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề cấp bách quan trọng hàng đầu trong khi tình hình sản xuất lúa thế giới luôn biến động qua các năm.

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới từ năm 2005 – 2014

Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2005 154,99 40,9 634,44 2006 155,58 41,2 641,20 2007 155,03 42,4 656,97 2008 159,99 43,0 688,40 2009 158,29 43,3 684,80 2010 161,66 43,4 701,04 2011 163,14 44,3 722,55 2012 163,46 43,9 718,34 2013 165,20 44,86 740,90 2014 163,25 45,39 740,96 (Nguồn:FAOSTAT, 2015)

Về diện tích: Diện tích trồng lúa trên thế giới đã tăng nhanh rõ rệt từ năm 1955 đến năm 1980, sau đó có xu hướng tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,77 triệu ha). Từ năm 2000 đến 2008 diện tích bắt đầu giảm do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở các nước đang phát triển một phần diện tích đất nông nghiệp đã dùng cho nhu cầu này. Do vậy, diện tích lúa thế giới trong những năm trở lại đây không tăng nhiều, từ 154,99 triệu ha (2005) lên 161,76 triệu ha (2010) sang năm 2014 thì diện tích tăng lên 163,25 triệu ha.

Tám nước có diện tích lúa lớn nhất theo thứ tự phải kể đến là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên năng suất chỉ có 2 nước năng suất cao hơn 50 tạ/ha là Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới (trên 90%). Như vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Về sản lượng: Từ năm 2005 – 2009 sản lượng dao động từ 634,44 – 684,80 triệu tấn, sang năm 2010 – 2012 thì sản lượng lúa tăng vượt lên với 701,04 – 718,34 triệu tấn. Năm 2013, lượng lúa gạo dự trữ trên thế giới tăng lên mức cao nhất trong mười năm qua (740,90 triệu tấn).

Về năng suất: Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học nói chung và khoa học nông nghiệp nói riêng đã tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, trình độ thâm canh được cải tiến. Do vậy năng suất lúa thế giới những năm 2005 – 2012 có sự gia tăng đột biến. Đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao của xã hội. Từ năm 2005 đến năm 2008 thì năng suất chỉ ở mức 40-42 tạ/ha nhưng sang năm 2009 thì đã có tiến triển hơn, tăng lên 43,3 tạ/ha và năm 2014 thì đạt 45,39 tạ/ha.

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa ở các châu lục năm 2014

Khu vực Diện tích (triệu/ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Châu Á 144,25 46,26 667,26 Châu Âu 6,42 62,33 4,00 Châu Phi 11,59 31,19 26,92 Châu Mỹ 6,69 56,33 37,67 Thế giới 163,25 45,39 740,96 (Nguồn: FAOSTAT, 2015)

Nhìn chung, năng suất lúa cao tập trung ở các quốc gia Á nhiệt đới hoặc ôn đới có khí hậu ôn hòa hơn, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao hơn và trình độ canh tác phát triển tốt hơn. Các nước nhiệt đới có năng suất bình quân thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ cao, sâu bệnh phát triển mạnh mẽ và trình độ canh tác hạn chế.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), cho đến nay lúa vẫn là cây lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Chính vì vậy, tổng sản lúa trong vòng 45 năm qua đã tăng lên gấp hơn 2,6 lần từ 257 triệu tấn năm 1965 lên tới 75 triệu tấn năm 2009.

Theo dự đoán của các chuyên gia viện nghiên cứu lúa IRRI thì đến năm 2025 thế giới sẽ cần 765 triệu tấn lúa và các nước như Thái Lan, Banglades, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam sẽ là những trọng điểm lương thực của thế giới trong tương lai.

Trong những năm gần đây việc sản xuất lương thực trên thế giới nhìn chung phát triển ổn định. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng lúa gạo giúp đáp ứng được nhu cầu lương thực hiện tại. Tuy nhiên, với áp lực dân số ngày càng tăng, nhu cầu lương thực lớn dần trong khi diện tích đất t rồng lúa ngày càng bị thu hẹp, môi trường ngày càng biến đổi tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển vì vậy các nước cần tiếp tục nghiên cứu, đưa ra những giải pháp thích hợp để tiếp tục nâng cao năng suất và sản lượng lương thực hơn nữa nhằm đảm bảo an ninh lương thực của thế giới trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)