Tình hình sản xuất lúa gạo tại tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển

1.3.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là một tỉnh thuần nông thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, người dân Quảng Ngãi luôn coi cây lúa là cây trồng chủ lực, cung cấp lương thực và mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người dân địa phương. Thế nhưng, những năm qua diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh từ năm 2000 – 2015 còn nhiều biến động.

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Ngãi từ năm 2006 – 2015

Năm

Diện tích (nghìn ha) Tổng diện tích

(nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng sản lượng (nghìn tấn)

Đông – Xuân Hè-Thu Vụ Mùa

2006 36,8 27,7 10,6 75,1 50,2 376,9 2007 36,7 27,1 10,2 74 51,5 381,3 2008 36,3 31,4 6,1 73,8 48,0 354,4 2009 36,6 31,7 4,2 72,5 51,0 370,0 2010 37,0 31,7 4,0 72,7 53,8 391,2 2011 37,0 31,9 3,6 72,5 52,5 380,4 2012 37,6 33,2 2,7 73,5 55,3 406,8 2013 38,9 33,9 2,0 74,8 55,1 412,3 2014 38,6 32,9 2,3 73,8 57,2 422,5 2015 39,3 33,8 2,6 75,5 56,5 427,5 ( Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016 )

Qua số liệu ở bảng 1.5 cho thấy

- Về diện tích: Diện tích trồng lúa biến động từ 72,5 nghìn ha đến 75,5 nghìn ha. Nhìn chung, diện tích trồng lúa của địa phương đang tăng nhẹ trong những năm gần đây, năm 2009 diện tích đạt 72,5 nghìn ha đến năm 2015 diện tích đạt 75,5 nghìn ha. Việc tăng diện tích trồng lúa ở vụ đông- xuân năm 2006 là 36,8 nghìn ha đến năm 2015 diện tích 39,3 nghìn ha và vụ hè thu năm 2006 có 27,7 nghìn ha đến năm 2015 có 33,8 nghìn ha. Vụ lúa mùa diện tích trồng lúa giảm mạnh từ năm 2006 có 10,6 nghìn ha đến năm 2015 giảm còn 2,6 nghìn ha, sở dĩ có sự giảm sút diện tích trồng lúa vụ mùa do tác động của biến đổi khí hậu, sự khô hạn về nguồn nước tưới đã dẫn đên việc chuyển đổi các chân đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác cho năng suất cao hơn.

- Về năng suất: Sự phát triển của khoa học nói chung và khoa học trong nông nghiệp nói riêng đã tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt. Mặt khác Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia quốc gia khu vực miền Trung, tại Quảng Ngãi đã liên tục khảo nghiệm và đưa ra bộ giống mới phù hợp với tình hình sản xuất tại địa phương. Bởi vậy, từ năm 2006 – 2015 năng suất lúa của Quảng Ngãi vẫn liên tục tăng, chỉ riêng năm 2008 năng suất có sụt giảm đạt 48,0 tạ/ha và năng suất đạt cao nhất là năm 2014, đạt 57,2 (tạ/ha).

- Về sản lượng : Mặc dù diện tích trồng lúa có biến động nhưng nhìn chung sản lượng có xu hướng tăng dần. Sản lượng đạt thấp nhất vào năm 2008 (354,4 nghìn tấn) và đạt cao nhất vào năm 2015 (427,5 nghìn tấn).

Như vậy, để đảm bảo cho tình hình sản xuất lúa gạo tại Quảng Ngãi ngày càng phát triển, ngoài các biện pháp kỹ thuật canh tác, thời vụ, thâm canh... thì công tác chọn tạo, khảo nghiệm nhằm xác định các bộ giống lúa phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương là rất quan trọng và cần thiết.

Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có ở địa phương thì con số đó là chưa tương xứng. Cơ cấu giống chủ yếu là Xi23, KD18, Q5, BM9855, TH6,.... Những năm qua, Quảng Ngãi thiếu giống lúa ngắn, trung ngày năng suất cao. Cơ cấu giống lúa chất lượng cao còn quá ít. Như vậy, để đảm bảo cho tình hình sản xuất lúa gạo tại Quảng Ngãi ngày càng phát triển, đáp ứng với nhu cầu sản xuất ngoài các biện pháp kỹ thuật canh tác, thời vụ, thâm canh… thì công tác chọn tạo, khảo nghiệm nhằm xác định các bộ giống lúa phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương là rất quan trọng và cần thiết.

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu 09 giống lúa thuần trung ngày mới từ các cơ quan, công ty và tác giả trong nước chọn tạo. Giống đối chứng: 01 giống KDđb.

Bảng 2.1. Danh sách các giống sử dụng trong nghiên cứu

TT Giống Nguồn gốc

1 Thảo Dược Vĩnh Hòa 1 Công ty TNHH Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa

2 QNg500 Trung tâm giống cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi

3 QNg6 Trung tâm giống cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi

4 Kim Cương 111 Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng miền Nam

5 TL115 Công ty cổ phần Đại Thành

6 VS8 Công ty cổ phần giống cây trồng Trung Ương

7 VS10 Công ty cổ phần giống cây trồng Trung Ương

8 TBR279 Công ty cổ phần giống cây trồng Thài Bình

9 Nam Hương 4 Công ty cổ phần giống cây trồng NLN Thái Bình

10 KDđb (đ/c) Công ty cổ phần giống cây trồng Trung Ương

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Trạm khảo nghiệm và hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh, P. Trương Quang Trọng, TP. Quảng Ngãi (thuộc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng miền Trung).

- Thời gian nghiên cứu: Khảo nghiệm cơ bản 2 vụ liên tiếp (Hè Thu 2016 và Đông Xuân 2016-2017).

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lúa. - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống lúa.

- Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại chính và của các giống lúa.

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa.

- Nghiên cứu chất lượng gạo, một số chỉ tiêu sinh hóa và chất lượng cơm của các giống lúa.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp bố trí thí nghiệm, các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá được áp dụng theo “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa” QCVN 01-55: 2011/ BNNPTNT.

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 10 công thức (mỗi giống là một công thức), 3 lần nhắc lại;

- Diện tích ô thí nghiệm 10m2 (2m x 5m).

- Mật độ cấy 45 khóm/m2, cấy 1 dãnh.

- Diện tích ruộng thí nghiệm:

+ Tổng diện tích ruộng thí nghiệm: 400 m2.

+ Diện tích thí nghiệm: 300 m2.

+ Diện tích bảo vệ: 100 m2.

- Đất đai: Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, có độ phì trung bình. - Sơ đồ thí nghiệm: Bảo vệ Bảo vệ 1a 3a 2a 5a 10a 8a 6a 9a 4a 7a Bảo vệ 5b 2b 1b 6b 8b 3b 10b 4b 7b 9b 6c 4c 10c 8c 2c 7c 3c 1c 9c 5c Bảo vệ 2.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng 2.3.2.1. Làm đất

Đất cày bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại, nhuyễn bùn, san phẳng mặt ruộng, đảm bảo nước trong ruộng, cắm cọc, giăng dây, chia ô trước khi cấy.

2.3.2.2. Mật độ và thời vụ

- Mật độ cấy: 45 khóm/m2.

- Vụ Hè Thu 2016: Ngày gieo mạ 27/5/2016; Ngày cấy: 14/6/2017

2.3.2.3. Làm cỏ, sục bùn

- Lần 1: Bén rễ hồi xanh kết hợp bón thúc. - Lần 2: Sau lần 1 từ 10 – 12 ngày.

2.3.2.4. Tưới nước

Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trong ruộng 3 – 5cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10cm.

2.3.2.5. Bón phân

- Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 110kg N + 90kg P2O5 + 80kg

K2O + 300 kg vôi bột.

- Cách bón:

+ Bón lót : 100% phân chuồng, vôi bột + 100% P2O5 + 30%N

+ Thúc 1 (lúa bén rễ hồi xanh): 40%N + 30% K2O

+ Thúc 2 (sau lần 1 từ 10-12 ngày): 20%N + 40% K2O

+ Thúc 3 (trước trổ 17- 22 ngày): 10% N+ 30% K2O

2.3.2.6. Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên theo dõi, điều tra tình hình sâu bệnh hại trên ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trừ theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

2.3.2.7. Thu hoạch

Thu hoạch khi có khoảng 85% số bông/hạt đã chín. Thu riêng từng ô và phơi riêng khi đạt độ ẩm 14% và cân khối lượng khô.

2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá

2.3.3.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm

- Ngày bén rể hồi xanh: Từ khi cấy đến khi lúa hồi xanh.

- Ngày bắt đầu đẻ nhánh: Từ khi cấy đến khi 10% số cây có nhánh.

- Ngày kết thúc đẻ: Từ khi cấy đến khi có trên 80% số cây kết thúc đẻ nhánh. - Ngày bắt đầu trỗ: Từ khi cấy đến khi 10% số cây có bông trỗ.

- Ngày kết thúc trỗ: Từ khi cấy đến khi 80% số cây có bông trỗ. - Ngày chín hoàn toàn: Từ khi cấy đến khi 85% số hạt trên bông chín.

- Tổng thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến khi khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông chín.

2.3.3.2. Quá trình sinh trưởng của các giống thí nghiệm

- Động thái tăng trưởng chiều cao của cây: Tiến hành đo sau khi cấy, đo định

kỳ 7 ngày 1 lần, đến khi lúa đạt chiều cao cuối cùng.

- Động thái ra lá: Tiến hành đếm số lá trên trên thân chính, đếm định kỳ 7 ngày 1 lần, đến khi xuất hiện lá đòng.

- Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm:

+ Số nhánh tối đa: Đếm tổng số nhánh hiện có trên khóm sau khi kết thúc đẻ. + Số nhánh hữu hiệu: Đếm số nhánh có ít nhất 10 hạt chắc trên bông.

2.3.3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm

- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt). - Chiều dài bông: Từ cổ bông đến đỉnh bông trừ râu hạt

- Diện tích lá đòng: S = D x R x 0,8 (cm2), trong đó:

+ S: Chiều dài lá đòng. + D: Chiều rộng lá đòng.

- Tổng số lá/cây: Là tổng số lá tối đa trên thân chính.

2.3.3.4. Đặc điểm nông học của các giống thí nghiệm

- Độ dài giai đoạn trỗ: Quan sát toàn bộ ô thí nghiệm, cây lúa trổ khi bông thoát khỏi bẹ lá đòng từ 5 cm trở lên.

+ Điểm 1: Tập trung, không quá 3 ngày. + Điểm 5: Trung bình, từ 4 – 7 ngày. + Điểm 9: Dài, hơn 7 ngày.

- Độ thuần đồng ruộng: Đếm và tính tỷ lệ cây khác dạng của mỗi ô thí nghiệm

+ Điểm 1: Cao, cây khác dạng <0,3%.

+ Điểm 3: Trung bình, cây khác dạng >= 0,3 – 0,5%. + Điểm 5: Thấp, cây khác dạng >0,5%.

- Độ thoát cổ bông: Quan sát toàn bộ các cây trên ô thí nghiệm + Điểm 1: Thoát hoàn toàn.

+ Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông. + Điểm 9: Thoát một phần.

- Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây khi có gió lớn và trước khi thu hoạch.

+ Điểm 1: Cứng, cây không bị đổ

+ Điểm 5: Trung bình, hầu hết cây bị nghiêng + Điểm 9: Yếu, hầu hết cây bị đổ rạp.

- Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển của màu lá ở giai đoạn chín + Điểm 1: Muộn, lá giữ mầu xanh tự nhiên

+ Điểm 5: Trung bình, các lá trên biến vàng + Điểm 9: Sớm, tất cả lá biến vàng hoặc chết

- Độ rụng hạt: Quan sát vào lúc lúa chín hoàn toàn, đếm 5 bông. Một tay

giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng. + Điểm 1: Khó rụng (< 10 %/)

+ Điểm 5: Trung bình (10% - 50 %) + Điểm 9: Rất dễ rụng (> 50 %)

2.3.3.5. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại của các giống

- Sâu đục thân: Quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 0: Không bị hại

+ Điểm 1: 1 – 10 % số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 3: 11 – 20 % số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 5: 21 – 30 % số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 7: 31 – 50 % số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 9: > 51 % số dảnh chết hoặc bông bạc

- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis): Quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị

sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống + Điểm 0: Không bị hại

+ Điểm 1: 1 – 10 % cây bị hại + Điểm 3: 11 – 20 % cây bị hại + Điểm 5: 21 – 35 % cây bị hại

+ Điểm 7: 36 – 5 1% cây bị hại + Điểm 9: > 51 % cây bị hại

- Rầy nâu (Ninaparvata lugens): Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết.

+ Điểm 0: Không bị hại.

+ Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây.

+ Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy”.

+ Điểm 5: Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.

+ Điểm 7: Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. + Điểm 9: Tất cả cây bị chết.

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh

trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây) + Điểm 0: Không có triệu chứng

+ Điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây + Điểm 3:Vết bệnh 20 – 30 % chiều cao cây + Điểm 5: Vết bệnh 31 – 45 % chiều cao cây + Điểm 7: Vết bệnh 46 – 65 % chiều cao cây + Điểm 9: Vết bệnh > 65 % chiều cao cây

- Bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia oryzae): Quan sát vết bệnh gây hại xung

quanh cổ bông

+ Điểm 0: Không có vết bệnh

+ Điểm 1: Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2 + Điểm 3: Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông

+ Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông

+ Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30 % hạt chắc

+ Điểm 9: Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30 %

- Bệnh đạo ôn hại lá (Pyricularia oryzae): Quan sát vết bệnh gây hại trên lá + Điểm 0: Không có vết bệnh

+ Điểm 1: Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử

+ Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh

+ Điểm 3: Dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên

+ Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá < 4 % diện tích lá

+ Điểm 5: Vết bệnh điển hình: 4 – 10 % diện tích lá + Điểm 6: Vết bệnh điển hình: 11 – 25 % diện tích lá + Điểm 7: Vết bệnh điển hình: 26 – 50 % diện tích lá + Điểm 8: Vết bệnh điển hình: 51 – 75 % diện tích lá + Điểm 9: Hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá

- Bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae, Drechslera oryzae): Quan sát diện tích

vết bệnh trên lá. + Điểm 0: Không có vết bệnh

+ Điểm 1: <4% diện tích vết bệnh trên lá + Điểm 3: 4-10% diện tích vết bệnh trên lá + Điểm 5: 11-25% diện tích vết bệnh trên lá + Điểm 7: 26-75% diện tích vết bệnh trên lá + Điểm 9: > 76 % diện tích vết bệnh trên lá

2.3.3.6. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Số bông hữu hiệu/m2: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây, số cây mẫu:

5 cây/ô thí nghiệm.

- Số hạt/bông: Đếm tổng số hạt có trên bông, số cây mẫu: 5 cây/ô thí nghiệm. - Tỷ lệ lép: Tính tỷ lệ (%) hạt lép trên bông, số cây mẫu: 5 cây/ô thí nghiệm.

- Khối lượng 1.000 hạt: Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, đơn vị tính gam, lấy một chữ số sau dấu phẩy.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Số bông/m2 x tổng số hạt trên bông x tỷ lệ hạt

chắc x khối lượng 1000 hạt x 10- 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)