Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 67 - 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển

3.3. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm

Các đối tượng sâu, bệnh hại cây trồng luôn là mối đe dọa đối với cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng. Ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa, do đó gây hại rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa. Để giảm những thiệt hại do sâu bệnh gây ra, giảm chi phí sản xuất bước đầu tiên ta phải chọn ra những giống có khả năng kháng sâu bệnh tốt, kết quả theo dõi được thể hiện như sau:

Bảng 3.7. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm

ĐVT: Điểm

Giống Đục thân Cuốn lá Rầy nâu Khô vằn Đạo ôn lá

Đạo ôn cổ bông Đốm nâu HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX Kim cương 111 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 3 VS10 1 1 1 3 1 1 1 1 0 0 1 0 1 3 TL115 1 1 0 1 1 1 3 1 0 1 1 1 3 3 VS8 1 1 1 3 1 1 3 1 0 1 1 0 1 3 QNg500 0 1 0 3 1 1 1 1 0 3 0 0 1 3 QNg6 1 1 1 1 1 1 3 1 0 1 1 1 1 1 TDVH 0 1 0 0 1 1 3 1 0 0 0 1 0 5 TBR279 0 1 0 1 1 1 1 1 1 2 1 0 1 1 Nam Hương 4 1 1 1 3 1 1 0 1 0 3 1 1 1 3 KDđb (đ/c) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 5

Ghi chú: Đánh giá sâu bệnh hại trong điều kiện có sử dụng thuốc BVTV

- Sâu đục thân(Scirpophaga incertulas):

Xuất hiện và gây hại từ lúc lúa đẻ nhánh rộ đến chín sữa. Sau khi xâm nhập vào chồi lúa sâu đục thân ăn bên trong của thân do đó làm ngăn cản khả năng dẫn nước và dinh dưỡng của cây lúa. Đây là đối tượng khá nguy hiểm, khó phòng trừ, nếu bị hại vào giai đoạn trước trổ bông sẽ có hiện tượng dảnh bị héo, nếu cây bị hại sau khi trỗ bông thì sẽ có hiện tượng bông bạc trắng. Các giống thí nghiệm trong 2 vụ không nhiễm đến nhiễm nhẹ (điểm 0-1) loại sâu hại này.

- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis):

Gây hại ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến phân hóa đòng. Kết quả theo dõi cho thấy các giống đều không nhiễm đến nhiễm nhẹ sâu cuốn lá (điểm 0-3).

- Rầy nâu (Nilaparvata lugens):

Luôn được xem là đối tượng gâyhại rất quan trọng trên cây lúa. Rầy nâu có khả

năng hình thành tính kháng thuốc cao và khả năng di cư rất xa. Tùy vào mức độ gây hại trên cây lúa có những triệu chứng khác nhau. Ngoài ra rầy nâu còn là tác nhân lan truyền virus gây ra hai loại bệnh rất nguy hiểm đó là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Qua theo dõi cho thấy các giống đều nhiễm rầy nâu nhưng ở mức độ nhẹ (điểm 1).

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani):

Thường xuất hiện gây hại ở bẹ lá. Trong điều kiện nóng ẩm (vụ HT) thì mầm bệnh phát triển mạnh. Vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng thành vằn da hổ dạng đám mây. Khi bệnh nặng cả phần bẹ lá và phần lá phía trên bị chết lụi. Bệnh khô vằn thường xuất hiện gây hại lúa từ giai đoạn làm đòng đến chín. Kết quả theo dõi cho thấy, bệnh khô vằn xuất hiện trên tất cả các giống lúa thí nghiệm chỉ ở vụ HT nhưng mức độ gây hại nhẹ (điểm 0-3).

- Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae):

Là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với cây lúa ở nước ta và nhiều nước khác trong khu vực. Nấm bệnh có thể tấn công trên lá, trên cổ bông (cổ gié) hoặc trên hạt. Hầu hết các giống đều nhiễm bệnh ở mức rất nhẹ (điểm 0-3), không gây ảnh hưởng đến năng suất.

- Bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae, Drechslera oryzae):

Qua số liệu cho thấy ở vụ ĐX bệnh xuất hiện và gây hại nặng hơn vụ HT. Vụ ĐX các giống đều nhiễm nhẹ (điểm 3), riêng giống TDVH 1 bị nhiễm trung bình (điểm 5), vụ HT các giống không xuất hiện bệnh đến nhiễm nhẹ (điểm 0-3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)