Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 38 - 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển

1.3.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Gạo là thức ăn chính của người dân Việt Nam nên cây lúa được trồng trên khắp đất nước từ hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, dọc theo bờ biển miền Trung, trên vùng đồi núi Tây Nguyên và vùng cao Bắc Bộ.

Bảng 1.3. Diện tích sản xuất lúa gạo của Việt Nam từ năm 2008 – 2015

Năm Diện tích (nghìn ha) Tổng diện tích

(nghìn ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Đông – Xuân Hè – Thu 2008

2008 3.013,1 2.368,7 2.018,4 7.400,2 52,3 2009 3.060,9 2.358,4 2.018,4 7.437,2 52,2 2010 3.085,9 2.436,0 1.967,5 7.489,4 53,4 2011 3.096,8 2.589,5 1.969,1 7.655,4 55,4 2012 3.124,3 2.659,1 1.977,8 7.761,2 56,4 2013 3.140,7 2.773,3 1.985,4 7.899,4 55,8 2014 3.151,6 2.760,1 2.084,5 7.996,2 57,5 2015 3.112,2 1.851,4 2.928,6 7.892,2 57,7 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016)

Bảng 1.4. Sản lượng lúa của Việt Nam từ năm 2008 – 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm Tổng sản lượng Sản lượng lúa

Đông – Xuân Sản lượng lúa Hè – Thu Sản lượng lúa Mùa 2008 38.729,8 18.326,9 11.395,7 9.007,2 2009 38.950,2 18.695,8 11.212,2 9.042,2 2010 40.005,6 19.216,8 11.686,1 9.102,7 2011 42.398,5 19.778,3 13.402,9 9.217,3 2012 43.737,8 20.291,9 13.958,0 9.487,9 2013 44.076,1 20.237,5 14.455,1 9.383,5 2014 44.957,6 21.047 14.480 9.430,6 2015 45.092,5 20.988,2 14.850 9.254,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê,2016)

Trong giai đoạn 2008 – 2015, tổng diện tích trồng lúa tăng đều qua các năm, diện tích đất trồng cho vụ Đông Xuân chiếm nhiều nhất so với vụ Hè Thu và vụ mùa.

Nhìn chung sản xuất lúa của Việt Nam không ngừng tăng về diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổng hòa các yếu tố: giống mới, phân bón, thủy lợi và kỹ thuật canh tác lúa. Tuy nhiên bước sang năm 2015 tổng diện tích giảm 104 nghìn ha so vơi năm 2014 do bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã quyết định chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô vì ngô cũng là loại lương thực quan trọng ở Việt Nam, đứng sau lúa gạo và ngô là loại cây trồng có khả năng chịu hạn tốt phù hợp với những vùng thiếu nước tưới. Mặc dù diện tích trồng lúa 6 tháng đầu năm 2015 giảm nhưng do áp dụng tốt các kỹ thuật thâm canh lúa nên năng suất đạt giá trị khá cao là 57,7 tạ/ha, tổng sản lượng lúa tăng lên 45.092, nghìn tấn cao hơn 0.3% so với năm 2014.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản xuất lúa cả năm 2016 sụt giảm cả về diện tích và năng suất so với năm 2015, đặc biệt là khu vực phía Nam. Diện tích gieo trồng lúa đạt 7,8 triệu ha, giảm 40 nghìn ha; năng suất đạt 56 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha là mức giảm năng suất mạnh so với bình quân hàng năm; do vậy sản lượng ước đạt 43,6 triệu tấn, giảm 3,3% so với năm 2015.

Cụ thể diện tích gieo cấy lúa đông xuân năm 2016 đạt 3,1 triệu ha, giảm 30 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; năng suất đạt 63 tạ/ha, giảm 3,5 tạ/ha nên sản lượng đạt 19,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn.

Diện tích gieo cấy lúa hè thu và thu đông đạt 2,8 triệu ha, tăng 23,9 nghìn ha so với năm trước; năng suất đạt 53,5 tạ/ha, giảm 0,6%; sản lượng đạt 15 triệu tấn, tăng 34 nghìn tấn.

Diện tích gieo cấy lúa mùa của cả nước đạt 1,9 triệu ha, giảm 33,5 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước tính đạt 48,4 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; sản lượng đạt 9,2 triệu tấn, giảm 243 nghìn tấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)