Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 52 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển

3.1.1 Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc nảy mầm đến lúc cây lúa chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp canh tác. Để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa trải qua nhiều thời kỳ sinh trưởng, nhiều giai đoạn phát triển tuần tự theo một trật tự nhất định và có liên hệ mật thiết với nhau. Giai đoạn trước có hoàn chỉnh thì giai đoạn sau mới phát triển thuận lợi. Cây sinh trưởng và phát triển tốt thì cho năng suất cao.

Trong canh tác lúa hiện đại các nhà nông học hết sức quan tâm đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa vì đây là yếu tố có liên quan chặt chẽ đến năng suất, việc bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng trong năm. Số liệu về các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa được trình bày ở bảng 3.1.

- Giao đoạn bén rễ hồi xanh

Thời kỳ này tính từ khi cấy cho đến khi cây lúa bắt đầu ra lá mới. Quá trình nhổ mạ bộ rễ lúa bị tổn thương, vì vậy sau khi cấy, cây lúa cần thời gian để ra rễ mới, hồi xanh. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi mạ, đặc tính của giống, đất đai, kỹ thuật cấy và điều kiện thời tiết. Thời gian bén rễ hồi xanh sớm là cơ sở tạo tiền đề cho cây lúa đẻ nhánh sớm, tập trung và giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.

Nhìn chung, các giống lúa thí nghiệm thời gian bén rễ hồi xanh tương đối sớm do cây mạ khỏe và thời tiết sau cấy nắng ấm thuận lợi. Vụ HT các giống lúa bén rễ hồi xanh nhanh hơi vụ ĐX từ 2-3 ngày. Các giống thí nghiệm có thời gian bén rễ hồi xanh gần như nhau từ 4-5 ngày sau cấy (NSC) vụ HT và 6-8 NSC vụ ĐX. Trong đó giống bén rễ hồi xanh sớm nhất là VS10 (4 NSC vụ HT và 6 NSC vụ ĐX) và giống bén rễ hồi xanh chậm nhất là giống QNg500 và TDVH1 (5 NSC vụ HT và 8 NSC vụ ĐX).

- Giai đoạn từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh

Đây là thời kì có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ đời sống cây lúa, quyết định đến sự phát triển diện tích lá, số bông và quá trình tạo năng suất sau này. Ở thời kì này cây lúa sinh trưởng nhanh, bộ rễ phát triển mạnh, ra lá, đẻ nhánh và quyết định số nhánh hữu hiệu. Việc xác định thời kì đẻ nhánh giúp chúng ta tác động kịp thời các biện pháp kỹ thuật: làm cỏ sục bùn, bón phân, điều chỉnh mực nước trong ruộng phù hợp tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung làm tăng tỉ lệ nhánh hữu hiệu là một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất.

Ở vụ HT các giống lúa bắt đầu đẻ nhánh 9-11 NSC và vụ ĐX 13-14 NSC. Các giống kết thúc đẻ nhánh ở vụ HT dao động từ 31-37 NSC và vụ ĐX là 38-44 NSC.

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm Giống Từ cấy đến……..(ngày) Bén rể hồi xanh Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Bắt đầu trỗ Kết thúc trỗ Chín hoàn toàn Tổng TGST HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX Kim cương 111 5 7 10 14 35 43 61 69 66 73 89 104 106 122 VS10 4 6 10 13 32 41 62 70 65 74 91 104 108 122 TL115 5 7 11 14 34 41 59 68 64 72 91 103 108 122 VS8 4 7 10 13 32 38 56 64 59 69 85 102 102 121 QNg500 5 8 9 13 33 40 54 63 57 66 90 94 107 112 QNg6 5 7 11 14 36 43 57 65 60 68 91 96 108 114 TDVH 1 5 8 11 14 37 44 65 76 71 80 91 106 108 126 TBR279 4 7 10 13 31 38 56 65 62 70 86 99 103 118 Nam Hương 4 5 7 11 14 36 43 63 74 69 78 93 105 110 124 KDđb (đ/c) 5 7 11 14 35 42 57 66 62 70 88 101 105 120

- Giai đoạn bắt đầu trỗ

Sau khi đẻ nhánh tối đa, cây lúa ngưng đẻ nhánh chuyển sang thời kỳ làm đốt, làm đòng và bắt đầu trổ bông. Quá trình làm đòng là quá trình phân hóa cơ quan sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sau này. Ở thời kì này, cây lúa tiếp tục ra những lá cuối cùng, các nhánh vô hiệu cũng lụi dần, các nhánh tốt được phát triển hoàn chỉnh để trở thành nhánh hữu hiệu. Ở thời kì này cây lúa có sự thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, sinh lí, khả năng chống chịu ngoại cảnh. Việc xác định thời kì này giúp kịp thời tác động các biện pháp kỹ thuật như bón phân, xác định thời vụ, tưới tiêu hợp lí…Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp, tăng cường tích lũy các chất hữu cơ và vận chuyển về hạt sau này.

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy thời gian bắt đầu trổ của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 54-65 NSC vụ HT và 63-76 NSC vụ ĐX. Trong đó giống có thời gian trỗ ngắn nhất là QNg500 54 NSC vụ HT, 63NSC vụ ĐX; muộn nhất là giống TDVH1 65 NSC vụ HT và 76 NSC vụ ĐX.

- Giai đoạn kết thúc trỗ

Giai đoạn này diễn ra trong thời gian ngắn nhưng vô cùng quan trọng. Thời kì này bao gồm: quá trình trỗ bông, nở hoa, thụ phấn, thụ tinh. Đây là thời kì cây lúa rất

mẫn cảm với các điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là nhiệt độ. Nhiệt độ quá thấp (170C)

hoặc quá cao (400C) cũng gây ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt phấn dẫn tới

tỉ lệ hạt lép cao, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của giống. Thời gian trỗ càng ngắn càng có khả năng tránh được các điều kiện bất thuận của thời tiết.

Khi quá trình làm đòng hoàn chỉnh thì cây lúa bắt đầu trỗ. Toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là quá trình trỗ xong. Qua nghiên cứu hầu hết các giống thí nghiệm có thời gian trỗ ngắn, tập trung từ 3-5 ngày ở cả vụ HT và ĐX. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng, làm cơ sở để bố trí thời vụ hợp lý, tránh được những tác động bất lợi của thời tiết đến lúa trỗ.

- Giai đoạn chín hoàn toàn

Là thời kì đặc trưng cho các biến đổi sinh lí của hạt lúa, kích thước và khối lượng hạt tăng lên đạt tối đa khi chín hoàn toàn, màu sắc hạt cũng thay đổi, lá lúa tàn lụi. Nếu ở thời gian này tổng số giờ nắng cao thì giống có thể chín sớm, thời tiết mát dịu, ẩm độ vừa, thì kéo dài thời gian chín, khả năng tích lũy nhiều chắc chắn năng suất cao. Bảng 3.1 cho thấy, các giống thí nghiệm có thời gian chín hoàn toàn từ 85-93 NSC vụ HT và 94-106 NSC vụ ĐX.

- Tổng thời gian sinh trưởng

Số liệu bảng 3.1 cho thấy, các giống lúa thí nghiệm có tổng TGST dao động từ 102-110 ngày (vụ HT) và 112-126 ngày (vụ ĐX). Vụ HT các giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn vụ ĐX từ 10-16 ngày. Như vậy, các giống thuộc nhóm ngắn và trung ngày, thích hợp cho việc bố trí trên chân đất 2 vụ ở tỉnh Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)