Tình hình nghiên cứu, tuyển chọn giống lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 35 - 38)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển

1.3.1. Tình hình nghiên cứu, tuyển chọn giống lúa ở Việt Nam

Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây trồng trong đó có cây lúa. Trải qua bao thầm trầm của lịch sử, cùng với sự đi lên phát triển kinh tế xã hội của đất nước cây lúa vẫn giữ một vai trò quan trọng và là loại cây trồng chủ lực của người nông dân Việt Nam. Lúa gạo không chỉ là nguồn lương thực chính của người dân Việt Nam mà còn là loại cây trồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế cho đất nước. Để tăng năng suất cây trồng thì công tác giống là biện pháp tối ưu nhất. Sử dụng giống tốt có thể nâng năng suất cao hơn so với giống bình thường từ 10 – 30 % hoặc cao hơn nữa. Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp khác như kỹ thuật canh tác hay đầu tư phân bón chỉ có thể làm cho năng suất của giống tăng không quá 7 %.

Nhận thấy tầm quan trọng của giống đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp nên nhà nước ta đã có chính sách đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu, thu thập, chọn lọc, lai tạo và khảo kiểm nghiệm giống. Các Viện, Trung tâm nghiên cứu, Trường đại học… đã được thành lập và đầu tư về nhân lực, tài chính, khoa học kỹ

thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu, tuyển chọn ra nhiều giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi để đưa vào sản xuất đại trà.

Việc nghiên cứu giống lúa ở Việt nam bắt đầu từ rất sớm gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học Việt Nam. Nhà khoa học đầu tiên là Lê Quý Đôn đã mô tả chất lượng của các giống lúa Việt Nam ngay từ thế kỷ XVIII. Trong “Vân đài loại ngữ, 1773”, Lê Quý Đôn đã đề cập đến chất lượng của 70 giống lúa có ở nước ta hồi đó. Trong số này có 27 giống lúa Chiêm và 29 giống lúa nếp bao gồm cả lúa Nương, lúa Đồi, Nếp củ nâu, Nếp lóc… Sau hơn 200 năm, nhiều địa phương đã trồng một số giống mà Lê Quý Đôn đã ghi lại như: Tám Xoan ở Hà Bắc, Thái Bình; Tám Râu ở Hải Phòng, Hà Bắc; Giống Thông ở Hà Nam, Thanh Hoá; Bái Ngạn ở Nghệ An; Chiêm bầu ở Vĩnh Phúc, Hải Hưng, Thái Bình, Thanh Hoá; Nếp vải ở Thái Bình, Hải Hưng …

Năm 1918, viện khảo cứu nông lâm Đông Dương (IRAFI) do Pháp thành lập để tập trung nghiên cứu lúa gạo. Năm 1930, sở Túc Mễ Đông Dương lập chương trình nghiên cứu giống lúa có hệ thống. Từ đây việc nghiên cứu đã được thực hiện tốt hơn. Vào đầu năm 1960, thành tựu của cuộc cách mạng xanh đã lan đến Việt Nam, từ đó các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu tạo được các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt. Trong đó sự thành công của nhà bác học Lương Đình Của với thành tựu 5 tấn/ha ở quê hương Thái Bình. Các tập đoàn giống lúa năng suất cao như: Bông Sen, Sao Mai trắng, Móng chim vàng, Nàng keo được thí nghiệm ở nhiều điểm ở miền Nam. Ngoài ra còn thí nghiệm các giống chịu mặn, chịu phèn và các giống gạo ngon như Nàng thơm chợ Đào (Long An), Nanh chồn (Bà Rịa), Móng chim (Vĩnh Long)...

Trong 20 năm (1968 – 1988) Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm đã thu thập đựơc 3.500 mẫu giống lúa địa phương (Vũ Tuyên Hoàng và cs 1988). Viện đã có 26 giống lúa được công nhận cấp quốc gia; trong đó, có các giống chịu hạn (CH3, CH133, CH5), các giống chịu úng (C15, C10, U17, U20), các giống chất lượng cao P4, P6 (Nguyễn Quốc Tuấn, 2003).

Trong giai đoạn 2001 – 2005. Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm đã có kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa như đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn công tác, nghiên cứu quy luật di truyền của một số tính trạng quan trọng ở cây lúa, thu thập 2.856 mẫu giống lúa địa phương và nhập nội có nhiều gen quý, tạo 8.456 vật liệu khởi đầu bằng nhiều phương pháp, đã chọn 11.997 dòng theo hướng lúa chống chịu điều kiện khó khăn, lúa đặc sản, lúa chất lượng cao; Đánh giá sinh học và phi sinh học 1.295 dòng, giống lúa mới.

Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu, chọn tạo, thử nghiệm và đưa vào sản xuất các giống lúa mới đã được đẩy mạnh ở các Viện nghiên cứu, các trường đại học nông nghiệp, các trạm trại trong cả nước.

Theo Nguyễn Thị Lang, Viện lúa đồng bằng song Cửu Long đã nghiên cứu, chọn tạo giống lúa (giai đoạn 2011-2013), kết quả đạt được như sau:

Sử dụng hiệu quả vật liệu trong đó 200 giống lúa mùa địa phương, 200 giống cao sản và 72 giống lúa du nhập đã tạo một khối lượng sàn lọc bố mẹ cho vật liệu lai. Có 22 giống có hàm lượng protein trên 8% gồm: OM96L, OM6600, OM6832, OM6691….

Phân tích đa dạng di truyền cho kết quả phân nhóm mạnh mẽ, phát triển được 6 quần thể hồi giao, thực hiện 500 tổ hợp lai với 72.000 dòng được chọn lọc qua nhiều thế hệ F1, F2, F3, F4, F5 qua ba năm và các công nghệ khác nhau như khai thác biến dị tế bào soma, khai thác biến dị nuôi cấy túi phấn và các ứng dụng về chỉ thị phân tử trong chọn lọc để rút ngắn thời gian chọn giống.

Thực hiện 120 thí nghiệm tại viện lúa và 72 điểm thí nghiệm tại đất của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long qua hai vụ Hè Thu và Đông Xuân. Đưa vào sản xuất 90 dòng/giống triển vọng, 31 giống được khảo nghiệm quốc gia liên tục từ 2-3 vụ.

Bảy giống lúa được công nhận quốc gia: OM6161, OMCS2009, OM6600, OM5629, OM5954, OM6377, OM5891.

Hai giống xin công nhận sản xuất thử: OM5953, OM4488; có 32 giống triển vọng thơm ngon, ngắn ngày đang chuẩn bị đưa vào sản xuất trong năm tới như OM10041, OM10040, OM28L, OM6L, OM10375, OM70L…[14].

Theo Khuất Hữu Trung, Lê Huy Hàm (2013), Viện Di truyền nông nghiệp bằng nghiên cứu giải mã genome một số giống lúa địa phương đã đánh giá đa dạng di truyền của 6 tập đoàn giống lúa bản địa nghiên cứu, qua đó tuyển chọn được 36 giống lúa điển hình phân bố ở các vùng miền khác nhau, có độ đa dạng cao để phục vụ cho quá trình giải mã genome (07 mẫu giống chất lượng, 06 mẫu giống chịu hạn, 06 mẫu giống chịu mặn, 07 mẫu giống kháng rầy nâu, 05 mẫu giống kháng đạo ôn và 05 mẫu giống kháng bạc lá). Đồng thời đã giải mã thành công genome của 36 giống lúa bản địa ưu tú.

Nguyễn Trọng Khanh (2011-2013), Viện cây lương thực đã thu thập, đánh giá, phân loại được hơn 1.000 mẫu giống nguồn gen lúa theo các chỉ tiêu khác nhau; đã khai thác nguồn gen tạo được nguồn vật liệu khởi đầu mới gồm hơn 600 tổ hợp lai, mẫu xử lí đột biến theo các hướng ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng cao, kháng bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn và rầy nâu.

Kết quả nghiên cứu đã có 10 giống đã được chọn tạo thành công và đang được khảo nghiệm quốc gia như: Gia Lộc 102, Gia Lộc 105, Gia Lộc 106, Gia Lộc 107, Gia Lộc 159, Gia Lộc 160, LTH24, LTH31, Việt thơm 2…Trong đó các giống Gia Lộc 102, Gia Lộc 159, LTH31 được đánh giá là giống qua 2-3 vụ khảo nghiệm có triển vọng (Nguyễn Thị Thuận, 2005).

Dương Xuân Tú (2013), đã chọn được 39 dòng lúa thơm, mang các đặc điểm theo mục tiêu chọn tạo. So sánh chính quy các dòng lúa thơm, đã rút ra được 2 giống triển vọng là HDT5 và HDT7 cho khảo nghiệm sản xuất (Nguyễn Thị Lang, 2013).

Đỗ Việt Anh và cs (2013) nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chịu hạn cho vùng đất cạn và vùng có điều kiện khó khăn, đánh giá 343 mẫu dòng/giống, 20/192 mẫu giống lúa có hệ số tương đồng di truyền cao và chứa các alen chịu hạn, 1645 dòng được chọn lọc cho vùng đất cạn nhờ nước trời và 1920 dòng cho vùng bấp bênh nước. Các dòng giống nêu trên là những nguồn vật liệu khởi đầu tốt để phục vụ công tác chọn giống lúa chịu hạn mới ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa thuần trung ngày mới năm 2016 – 2017 tại quảng ngãi (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)