4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.6.2. Thời gian sinh trưởng
Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85-90 % số hạt/bông chín. - Ngày gieo mạ.
- Ngày bắt đầu đẻ nhánh (10 % số cây có nhánh). - Ngày đẻ nhánh rộ (trên 50 % số cây đẻ).
- Ngày kết thúc đẻ (trên 80 % số cây đẻ). - Ngày bắt đầu trổ (10 % số cây trổ). - Ngày trổ hoàn toàn (80 % số cây trổ).
- Ngày chín hoàn toàn (85 % số hạt trên bông chín). - Tổng thời gian sinh trưởng.
2.6.3. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển.
- Chiều cao cây: Bắt đầu theo dõi, đo đếm từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến khi lúa đạt chiều cao cuối cùng, định kỳ theo dõi 7 ngày/lần; 10 cây/ô
- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt), theo dõi 10 cây trên ô thí nghiệm.
- Động thái tăng trưởng chiều cao: Chiều cao cây được tính từ mặt đất lên đến mút lá cao nhất. Theo dõi định kỳ 7 ngày/lần.
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây = (Chiều cao cây lần sau - Chiều cao cây lần trước)/thời gian giữa 2 lần đo.
2.6.4. Một số chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
- Số bông/m2: Mỗi công thức đếm số bông của 10 khóm, tính trung bình rồi nhân với số khóm/CT 2.
- Số hạt trên bông: Mỗi công thức đếm tổng số hạt có trên bông của 5 bông (mỗi lần nhắc lại) rồi tính trung bình số hạt/bông.
- Số hạt chắc/bông: Trên cơ sở đếm số hạt/bông, loại bỏ hạt lép rồi tính trung bình số hạt chắc/bông .
- Tỉ lệ lép/bông (%): (Số hạt lép trên bông / tổng số hạt trên bông) x 100.
- Khối lượng 1000 hạt: Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 13 %, đơn vị tính g, lấy một chữ số sau dấu phẩy. Tính Cv % và nếu Cv % ≤ 5 % thì:
P 1000 hạt = X x 10 - Năng suất lý thuyết (tạ/ha):
NSLT = (Số bông/m2) x ( số hạt chắc/bông) x P1000 hạt / 10.000.
- Năng suất thực thu: Cân khối lượng thực thu sau khi phơi khô (độ ẩm hạt 14 %) của 3 lần nhắc lại, quạt sạch đem cân lấy trung bình, đơn vị kg/ô, quy ra năng suất tạ/ha.
2.6.5. Một số chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh hại
Điểm 0: Không có vết bệnh.
Điểm 1: Vết bệnh màu nâu, hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử.
Điểm 2: Vết bệnh nhỏ hơi tròn, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh.
Điểm 3: Dạng vết bệnh như ở điểm 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở lá trên. Điểm 4: Vết bệnh điển hình dài 3 mm, diện tích vết bệnh trên lá < 4 % diện tích lá. Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4-10 % diện tích lá.
Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11-25 % diện tích lá. Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26-50 % diện tích lá. Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51-75 % diện tích lá. Điểm 9: Vết bệnh điển hình chiếm hơn 75 % diện tích lá. - Bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia oryzae)
Điểm 0: Không có vết bệnh.
Điểm 1: Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2.
Điểm 3: Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.
Điểm 5: Vết bệnh bao quanh phần gốc thân hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông. Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.
Điểm 9: Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30 %.
- Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae): Quan sát diện tích vết bệnh trên lá ở giai đoạn cây lúa làm đòng đến vào chắc.
Điểm 1: Có từ 1-5 % diện tích vết bệnh trên lá. Điểm 3: Có từ 6-12 % diện tích vết bệnh trên lá. Điểm 5: Có từ 13-25 % diện tích vết bệnh trên lá. Điểm 7: Có từ 26-50 % diện tích vết bệnh trên lá. Điểm 9: Có từ 51-100 % diện tích vết bệnh trên lá.
- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây) ở giai đoạn cây lúa từ chín sữa đến vào chắc.
Điểm 0: Không có triệu chứng.
Điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20 % so với chiều cao cây. Điểm 3: Vết bệnh từ 20-30 % so với chiều cao cây. Điểm 5: Vết bệnh từ 31-45 % so với chiều cao cây. Điểm 7: Vết bệnh từ 46-65 % so với chiều cao cây. Điểm 9: Vết bệnh > 65 % so với chiều cao cây.
- Bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae): Quan sát diện tích vết bệnh trên lá ở giai đoạn mạ và giai đoạn làm đòng đến chín.
Điểm 0: Không có vết bệnh. Điểm 1: Vết bệnh < 4 % diện tích lá. Điểm 3: Vết bệnh 4-10 % diện tích lá. Điểm 5: Vết bệnh 11-25 % diện tích lá. Điểm 7: Vết bệnh 26-75 % diện tích lá. Điểm 9: Vết bệnh >75 % diện tích lá.
- Sâu đục thân(Tryporyza incertulas): Tính tỷ lệ dảnh bị chết và bông bị bạc do sâu hại ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và giai đoạn vào chắc đến chín hoàn toàn.
Điểm 0: Không gây hại.
Điểm 1: Có từ 1-10 % số dảnh chết hoặc bông bạc. Điểm 3: Có từ 11-20 % số dảnh chết hoặc bông bạc. Điểm 5: Có từ 21-30 % số dảnh chết hoặc bông bạc. Điểm 7: Có từ 31-50 % số dảnh chết hoặc bông bạc. Điểm 9: Có từ > 51 % số dảnh chết hoặc bông bạc.
- Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalin): Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến chín hoàn toàn.
Điểm 0: Không bị hại.
Điểm 1: Có từ 1-10 % cây bị hại. Điểm 3: Có từ 11-20 % cây bị hại. Điểm 5: Có từ 21-35 % cây bị hại. Điểm 7: Có từ 36-51 % cây bị hại.
Điểm 9: Có từ > 51 % cây bị hại.
2.6.6. Khả năng chịu hạn của giống tham gia thí nghiệm so sánh.
Tưới nước: Sau sạ 15 ngày tưới, nhờ trời mưa, hoặc khô hạn quá héo theo dõi đánh giá lấy số liệu, xong tưới đủ ẩm, đánh giá độ phục hồi sau 10 ngày có mưa hoặc tưới nước.
- Độ cuốn lá khi hạn: theo dõi vào buổi trưa và cho điểm từ 0 - 9 theo thang điểm của IRRI, 2002:
Điểm 0: Lá bình thường Điểm 1: Lá bắt đầu hơi cuốn
Điểm 3: Lá cuốn sâu (hình chữ V sâu) Điểm 5: Lá cuốn hình chữ U
Điểm 7: Lá cuốn 2 mép lá tiếp nhau tạo thành số 0 Điểm 9: Lá cuốn chặt lại
- Độ khô lá : Quan sát chung triệu chứng của lá trong một ô trên cơ sở tổng diện tích lá bị khô để cho điểm
Điểm 0: Lá bình thường không có triệu chứng Điểm 1: Đầu lá hơi bị khô
Điểm 3: Đầu lá bị khô tới 1/4 chiều dài và ở hầu hết các lá Điểm 5: 1/4-1/2 cá4c lá bị khô hoàn toàn
Điểm 7: >2/3 tất cả các lá bị khô hoàn toàn Điểm 9: Tất cả các lá bị chết rõ rệt
- % hạt chắc/ bông khi gặp nóng: Tính tỷlệ (%) hạt chắc/bông sau khi gặp nóng. Sốcây mẫu: 5
Điểm 1: > 80 % hạt chắc trên bông Điểm 3: 61-80 % hạt chắc/bông Điểm 5: 41-60 % hạt chắc/bông Điểm 7: 11-40 % hạt chắc/bông Điểm 9: < 11 % hạt chắc/bông
- Độ phục hồi: Đánh giá cho điểm lúa 10 ngày sau khi mưa hoặc tưới sũng (lang đủ ẩm).
Điểm 3: 70-89 % cây phục hồi sau hạn Điểm 5: 40-69 % cây phục hồi sau hạn Điểm 7: 20-39 % cây phục hồi sau hạn Điểm 9: 0-19 % cây phục hồi sau hạn
2.6.7. Đánh giá về phẩm chất
- Tỉ lệ gạo xay (%): Cân 100 g lúa có độ thuỷ phần là 14 % , xát sạch vỏ trấu rồi đem cân khối lượng và tính:
Tỷ lệ gạo xay (%) = (khối lượng gạo đã xát sạch vỏ trấu / khối lượng lúa ban đầu) x 100 .
- Tỉ lệ gạo nguyên (%): Lấy lượng gạo đã xát sạch vỏ cám loại bỏ gạo gãy (<75 %) đem cân gạo nguyên rồi tính .
Tỷ lệ gạo nguyên (%) = (khối lượng gạo nguyên / khối lượng gạo ban đầu) x 100 - Độ bạc bụng : Lấy mẫu hạt gạo xay và cho điểm theo mức độ % bạc bụng theo diện tích hạt, cho theo thang điểm từ 1 đến 9 điểm.
+Điểm 1: Không bị bạc bụng.
+Điểm 3: Vết đục trong hạt gạo ít hơn 10 %. +Điểm 5: Vết đục trong hạt gạo từ 11 % - 20 %. +Điểm 9: Vết đục trong hạt gạo nhiều hơn 20 %.
- Hàm lượng amylose (%):Hàm lượng amylose được phân tích trên máy Quang phổ theo phương pháp của Sadavisam và Manikam (1992) và được phân loại theo Kumar và Khush (1986). + Sáp: 0-5 %. + Rất thấp: 5,1 – 12 %. +Thấp: 12,1 – 20 %. + Trung bình: 20,1 – 25 %. + Cao: > 25 %.
- Hàm lượng protein (%):Theo phương pháp tách Nitơ khoáng bằng nước cất nóng và tái kết tủa protein bằng kim loại nặng. xác định protein bằng phương pháp kjendahl;
Thang điểm xếp hạng như sau: +Hàm lượng protein < 7 %: Thấp.
+ Hàm lượng protein 7-8 %: Trung bình. +Hàm lượng protein 9-10 %: Cao.
+Hàm lượng protein >10 %: Rất cao.
- Độ trở hồ: Nhiệt độ trở hồ được đo bằng mức độ lan rộng và trong suốt của hạt gạo được xử lý với dung dịch KOH 1,7 % trong 23 giờ ở 30 0C và đánh giá theo Tiêu chuẩn của IRRI (1988).
Có 3 mức cao, trung bình và thấp.
- Độ bền thể gel: Độ bền gel được phân tích theo phương pháp của Tang và ctv., (1991) và phân loại theo tiêu chuẩn của IRRI (1988).
Điểm 1: Rất mềm: 81-100 mm
Điểm 3: Mềm: Có độ dài của gel từ 61-80 mm. Điểm 5: Trung bình: Có độ dài của gel từ 41-60 mm. Điểm 7: Cứng: Có độ dài của gel từ 25-40 mm. Điểm 9: Rất cứng: Có độ dài của gel < 25 mm.
2.6.8. Phân tích hệ số tương quan giữa năng suất với một số tính trạng liên quan đến năng suất.
- Năng suất với chiều cao cây. - Năng suất với chiều dài bông. - Năng suất với số hạt chắc/bông.
2.6.9. Mức độ biến động của một số tính trạng nghiên cứu Cv%, độ tin cậy LSD (0,05).
- Chiều cao cây. - Số hạt chắc/bông. - Tổng số hạt. - Năng suất
2.6.10. Hiệu quả kinh tế Thí nghiệm 2: Thí nghiệm 2:
- Tính hiệu quả kinh tế (lãi, lỗ).
2.6.11. Điều kiện thời tiết, khí hậu trong vụ Hè Thu 2014
Yếu tố khí hậu thời tiết có liên quan đến nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ tập trung phân tích điều kiện thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp
đến các thời điểm bố trí thí nghiệm:
- Đối với vụ Hè Thu năm 2014 là 5 tháng: tháng 5, 6, 7, 8, 9.
Bảng 2.2: Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Hè Thu năm 2014
Tháng Nhiệt độ không khí (0C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa trung bình (mm) Tổng số ngày mưa (ngày) Số giờ nắng (giờ)
Max Min Trung bình
05 37,6 23,7 29,3 79 15,1 7 307,6
06 37,5 25,0 30,0 72 4,4 3 222,0
07 37,7 24,5 29,3 75 46,7 14 218,7
08 37,4 23,0 28,9 77 157,3 10 246,8
09 34,6 23,5 27,5 77 83,8 12 229.4
(Nguồn: Theo Trạm Khí tượng thủy văn Bình Định)
Qua Bảng 2.2 ta thấy:
- Nhiệt độ không khí trung bình từ tháng 5-9, biến động 28,9- 30,0 oC; Trong cao nhất tháng 6, đạt 30,0 oC và thấp nhất tháng 8, đạt 28,9 oC.
- Nhiệt độ không khí Max (cao): Biến động từ 37,4- 37,7 oC; Trong nhiệt độ các tháng cao gần tương đương nhau là 37 oC.
- Nhiệt độ không khí Min (thấp): Biến động từ 23,0- 25,0 oC; Trong đó cao nhất tháng 6, thấp nhất tháng 8.
- Tổng lượng mưa (mm): Biến động từ 4,4- 157,3 mm; Trong đó lượng mưa thấp nhất tháng 6 đạt 4,4 mm, và cao nhất tháng 8 đạt 157,3 mm.
- Số ngày mưa/tháng (ngày): Biến động từ 3- 10 ngày; Trong đó số ngày mưa trong tháng ít nhất là tháng 6, đạt có 3 ngày/tháng; mưa nhiều nhất là tháng 8, đạt tới 10 ngày/tháng. Trong tháng 6 có đợt hạn kéo dài 15 không có mưa, trúng giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm.
- Giờ nắng/tháng: Biến động 218,7- 307,6 giờ/tháng; Trong đó tháng 5 có tổng giờ nắng cao nhất, đạt 307,6 giờ/tháng; thấp nhất tháng 7, đạt 218,7 giờ/tháng.
- Độ ẩm không khí (%): Trung bình: Biến động từ 72- 79 %; Trong đó độ ẩm cao nhất là tháng 5 đạt 79 % và thấp nhất tháng 6, đạt 72 %.
Đối với vụ Đông Xuân năm 2014 – 2015 là 5 tháng: tháng 12 năm 2014 và tháng 1, 2, 3, 4 năm 2015.
Bảng 2.3. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Đông xuân 2014- 2015
Thời gian Nhiệt độ không khí (0C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa trung bình (mm) Tổng số ngày mưa (ngày) Số giờ nắng (giờ) Max Min Trung bình
12/2014 29,9 17,0 23,2 87 257,6 23 45,5
01/201 29,0 15,6 21,6 82 28,3 13 174.7
02/2015 29,1 16,8 22,4 87 20,0 11 199,0
03/2015 30,6 20,0 24,6 87 30,6 5 266,9
04/2015 36,4 19,4 26,5 83 12,4 4 276,5
(Nguồn: Theo Trạm Khí tượng thủy văn BÌnh Định)
Qua bảng 2.3 ta thấy:
- Nhiệt độ không khí trung bình từ tháng 12/2014 -4/2015, biến động 21,2- 26,5 oC; Trong đó, cao nhất tháng 4/2015, đạt 26,5 oCvà thấp nhất tháng 1/2015, đạt 21,6 oC.
- Nhiệt độ không khí Max (cao): Biến động từ 29,0- 36,4 oC; Trong nhiệt độ 4/2015 cao 36,4 oC.
- Nhiệt độ không khí Min (thấp): Biến động từ 15,6- 20,0 độ C; Trong đó cao nhất tháng 3/2015, thấp nhất tháng 1/2015.
- Tổng lượng mưa (mm): Biến động từ 12,4- 257,6 mm; Trong đó lượng mưa thấp nhất tháng 4/2015 đạt 12,4 mm, và cao nhất tháng 12/2014 đạt 257,6 mm.
- Số ngày mưa/tháng (ngày): Biến động từ 4- 23 ngày; Trong đó số ngày mưa trong tháng ít nhất là tháng 4/2015, đạt có 4 ngày/tháng; mưa nhiều nhất là tháng 12/2014, đạt tới 23 ngày/tháng.
- Giờ nắng/tháng: Biến động 45,5- 276,5 giờ/tháng; Trong đó tháng 4 có tổng giờ nắng cao nhất, đạt 276,5 giờ/tháng; thấp nhất tháng 12/2014, đạt 45,5 giờ/tháng.
- Độ ẩm không khí (%) trung bình: Biến động từ 82- 87 %; Trong đó độ ẩm cao nhất là tháng 12/2014; 2,3/2015 đạt 87 % và thấp nhất tháng 1/2015, đạt 82 %.
Số liệu được thu thập và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, được áp dụng trên máy tính theo chương trình Statistix và Microsoft Excel 2003.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM VỤ HÈ THU NĂM 2014: 3.1.1. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 3.1.1. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
Chiều cao cây là một đặc trưng của giống do bản chất di truyền của giống quyết định. Chiều cao cây lúa do các lóng đốt tạo thành, nó phản ánh sự tích luỹ dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển để vận chuyển vật chất từ thân lá về hạt góp phần tăng năng suất lúa. Chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây lúa. Các giống khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cũng khác nhau. Vụ hè thu 2014, chúng tôi tiến hành theo dõi và đánh giá sự tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống tham gia thí nghiệm kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 và