4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.7. Các chỉ tiêu về phẩm chất của các giống lúa thí nghiệm
Năng suất cao và ổn định là tiêu chí hàng đầu trong công tác chọn tạo giống. Tuy nhiên với thị hiếu trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng lựa chọn gạo theo hướng phẩm chất, thì vấn đề chất lượng lại là tiêu chí mà các nhà chọn giống quan tâm hướng đến. Chính vì vậy, trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng. Chất lượng lúa gạo phụ thuộc phần lớn vào đặc tính di truyền của giống. Tuy nhiên, chất lượng gạo lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu, chế độ canh tác và phương pháp chế biến.
Kết quả theo dõi thể hiện ở bảng 3.8.
- Tỷ lệ gạo xay (%): Tỷ lệ gạo xay phản ánh khả năng tích lũy chất khô vào hạt. Tỷ lệ này phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Tỷ lệ gạo lứt của các giống lúa thí nghiệm biến thiên từ 80,2 – 84,8 %. Trong đó giống DH11 có tỷ lệ gạo lức thấp nhất (80,2 %), giống DH13 có tỷ lệ gạo lức cao nhất (84,8 %).
- Tỷ lệ gạo giã (trắng, (%)): Tỷ lệ gạo trắng là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến giá trị thương phẩm. Tỷ lệ này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu, sâu bệnh hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tỷ lệ gạo trắng của các giống lúa thí nghiệm biến thiên từ 70,2 – 74,9 %. Trong đó, giống có tỷ lệ gạo trắng cao nhất là giống DH13 (74,9 %), thấp nhất là giống DH16 (70,2 %).
- Tỷ lệ gạo nguyên: Các giống có tỷ lệ gạo nguyên dao động từ 50,5 – 57,7 giống có tỷ lệ gạo nguyên cao nhất là D761 (57,7 %) cao hơn so với đối chứng 1,4 %, thấp nhất là giống DH116(50,5 %) thấp hơn so với đối chứng 1,3 %.
- Độ bạc bụng: Chọn 100 hạt gạo nguyên cho mỗi lần lặp lại, quan sát và tính tỉ lệ hạt đục. Phân loại độ bạc bụng theo tiêu chuẩn của IRRI: (Cấp 0: Không bạc bụng, Cấp 1: Vết đục ít hơn 10 % trong hạt gạo, Cấp 5: Trung bình (11 % đến 20 % trong hạt gạo) và Cấp 9: Nhiều (hơn 20 % trong hạt gạo). Qua theo dõi các giống thí nghiệm, nhận các giống lúa thí nghiệm đều có độ bạc bụng ở cả 3 cấp (1, 5, 9). Có 5 dòng có độ bạc bụng cấp 1 (vết đục ít hơn 10%) là DH08, DH39, DH16, DH26, DH13; có 7 dòng có độ bạc bụng cấp 9 (vết đục nhiều hơn 20%) là DH15, DH14,DH17, DH40, DH69, D768, D800 các giống còn lại có độ bạc bụng cấp 5 (vết đục từ 11 % đến 20 %).
- Mùi thơm: Mùi thơm hạt gạo là chỉ tiêu quan trọng quyết định nhu cầu thị hiếu trên thị trường. Kết quả có 9 giống có mùi thơm ở điểm 3 (thơm vừa, đặc trưng) là giống DH08, DH13, Dh14, DH15, DH16, DH26, DH36, DH116, D761; giống 7 có mùi thơm ở điểm 1 (không thơm) là DH12, DH17, DH39, DH40, DH71, D768, D777; các giống còn lại có điểm mùi thơm điểm 2 (Hơi thơm, kém đặc trưng).
- Độ mềm cơm: nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay là gạo sau khi nấu thành cơm phải mềm, đồng thời sau khi cơm để nguội cũng phải mềm. có 10 giống có dộ
mềm cơm ở điểm 3 (Hơi mềm) là: DH08, DH11, DH14, DH17, DH39, DH40, DH116,
D761, D800, CH208 còn 11 giống còn lại có độ mền cơm ở điểm 2 (cứng).
- Hàm lượng amylose: Qua số liệu cho thấy các giống lúa thí nghiệm đều có hàm lượng Amylose trung bình gạo mềm (hàm lượng amylose từ 20 % – 25 %), trừ các giống DH08, DH12, DH34, DH71, DH116, D768, D800 có hàm lượng Amylose caogao cứng (hàm lượng Amylose từ 25,1 % – 26,4 %); hàm lượng amylose của các giống dao động từ 21,7 % – 26,4 %, giống DH116, D768 có hàm lượng Amylose cao
nhất 26,4 % cao hơn đối chứng 4,1 %, giống DH15 có hàm lượng Amylose thấp nhất là 21,7 % và thấp hơn so với đối chứng 0,6 %.
- Hàm lượng protein: Tất cả các giống lúa thí nghiệm đề có hàm lượng protein cao (>6,0 %). Hàm lượng protein của các giống dao động từ 6,32 – 7,89 %, giống có hàm lượng protein cao nhất là giống DH34 (7,89 %) cao hơn so với đối chứng 0,41 %, thấp nhất là giống DH15 (6,32 %) thấp hơn đối chứng 1,15 %.
- Nhiệt trở hồ: Có 8 giống có nhiệt trở hồ cao: DH11, DH12, DH13, DH16, DH17, DH36, DH40, D768; có 8 giống có nhiệt độ hóa hồ trung bình là : DH08, DH14, DH34, DH69, DH116, D777, D800, CH208; có 5 giống có nhiệt độ hóa hồ thấp là :DH15, DH26, DH39, DH71, D761.
- Độ bền thể gel: Độ bền thể gel quyết định chất lượng cơm sau khi nấu, độ bền thể gel càng cao thì cơm càng mềm và ngược lại. Có 7 giống có độ bền gen cấp 3 ( độ bền gel từ 61 - 80 mm, mềm cơm) là DH11, DH13, DH14, DH15, DH26, DH17, D761; có 7 giống có độ bền gen trung bình (độ bền gel từ 41 - 60 mm) là: DH08, DH16, DH34, DH69, DH71, D777, D800; Còn lai 7 giống còn lại có độ bền gel (từ 36-40 mm, cứng cơm) trong đó có giống đối chứng CH208.
68 STT Giống Tỷ lệ gạo xay (%) Tỷ lệ gạo giã (%) Tỷ lệ gạo nguyên (%) Độ bạc bụng (điểm) Mùi thơm (điểm) Độ mềm cơm Hàm lượng amylose (%) Độ bền thể gel (điểm) Hàm lượng protein (%) Nhiệt trở hồ (cấp) 1 DH08 82,5 71,3 53,2 1 3 3 25,2 5 7,12 Trung bình 2 DH11 80,2 70,5 54,5 5 2 3 22,3 3 6,55 cao 3 DH12 80,7 70,7 55,4 5 1 2 25,6 7 7,45 Cao 4 DH13 84,8 74,9 52,8 1 3 2 23,7 3 7,24 cao 5 DH14 84,3 74,7 53,4 9 3 3 22,6 3 7,81 Trung bình 6 DH15 83,4 73,6 51,3 9 3 2 21,7 3 6,32 Thấp 7 DH16 80,3 70,2 51,4 1 3 2 22,6 5 7,33 Cao 8 DH17 82,1 71,2 55,2 9 1 3 24,3 3 6,84 Cao 9 DH26 83,5 73,7 50,7 1 3 2 24,5 3 6,75 Thấp 10 DH34 81,9 71,1 53,7 5 2 2 25,1 5 7,89 Trung bình 11 DH36 81,6 70,9 52,7 5 3 2 23,9 7 6,55 Cao 12 DH39 84,4 74,8 51,8 1 1 3 22,3 7 7,45 Thấp 13 DH40 82,8 71,6 54,8 9 1 3 23,1 7 6,55 cao 14 DH69 81,6 71,0 55,6 9 2 2 22,7 5 7,28 Trung bình 15 DH71 80,7 70,7 51,3 5 1 2 25,6 5 6,84 Thấp 16 DH116 82,6 71,4 50,5 5 3 3 26,4 7 6,75 Trung bình 17 D761 82,8 71,5 55,7 5 3 3 24,4 3 6,75 Thấp 18 D768 83,5 73,7 54,2 9 1 2 26,4 7 7,44 Cao 19 D777 82,1 71,3 52,6 5 1 2 23,5 5 6,88 Trung bình 20 D800 84,6 74,9 54,3 9 2 3 25,4 5 7,45 Trung bình 21 CH208 (Đ/C) 83,5 73,6 54,3 5 2 3 22,3 7 7,48 Trung bình