Đánh giá khả năng chịu hạn của giống tham gia thí nhiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và lượng giống gieo sạ cho giống lúa chịu hạn mới tại bình định (Trang 61)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.4. Đánh giá khả năng chịu hạn của giống tham gia thí nhiệm:

Đối với lúa, giai đoạn khủng hoảng nước được xác định là lúc làm đòng trỗ bông. Hạn ở giai đoạn này sẽ gây hại có ý nghĩa, nếu 7 ngày liên tục không có lượng mưa > 5 mm và thêm mỗi ngày không có mưa trong thời gian khủng hoảng nước của cây năng suất sẽ giảm khoảng 10 %.

Vấn đề đánh giá, chọn lọc giống lúa trong điều kiện thực tiễn đồng ruộng là phương pháp cho kết quả chính xác và hiệu quả nhất. Đối với các dòng, giống thí nghiệm được chúng tôi đánh giá, thanh lọc trực tiếp dưới điều kiện hạn đồng ruộng trong hè thu năm 2014, khả năng chịu hạn của các dòng, giống được biết đến thông qua các chỉ tiêu độ cuốn vào của lá, độ khô của lá, khả năng phục hồi sau hạn, tỷ lệ % hạt chắt/bông. Dựa trên thang điểm tiêu chuẩn để đánh giá cây lúa chúng tôi đánh giá khả năng chịu hạn đồng ruộng của dòng, giống thí nghiệm.

Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện tưới nhờ trời mưa, trong thời gian sinh trưởng dinh dưỡng có 15 không có mưa, khô hạn quá héo theo dõi đánh giá lấy số liệu, xong tưới đủ ẩm, đánh giá độ phục hồi sau 10 ngày có mưa hoặc tưới nước . Để đánh giá chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.5.

Qua bảng 3.5 chúng tôi nhận thấy:

- Độ cuốn lá: là một trong những tính trạng có thể sử dụng để chọn lọc trong chương trình chọn giống chịu hạn hiện nay là điểm cuốn lá. Cuốn lá xảy ra khi mất sức trương tế bào và lá héo quan sát thấy rất rõ triệu chứng này khi cây thiếu hụt nước. Khi cây trồng dừng sinh trưởng đến khi chín bộ lá của chúng mất khả năng cuốn lá khi gặp bất thuận, điển hình là các lá già hơn ở giai đoạn gần đến trỗ và qua trỗ và các lá già không cuốn cũng có nghĩa là không có khả năng thoát hơi nước làm mát lá. Bởi vậy cuốn lá là một chỉ số tin cậy của bất thuận, chủ yếu trước khi ra hoa. Qua bảng 3.5 thấy có sự khác nhau giữa các công thức trong thí nghiệm về độ cuốn vào của lá đây được xem như là triệu chứng đầu tiên của cây khi gặp hạn.: Tập hợp các giai đoạn theo dõi biến động từ điểm 5, 7 và 9; Trong đó ở điểm 5, lá cuốn hoàn toàn ( hình chữ U); Điểm 7 mép lá chạm nhau (hình chữ O); và điểm 9 lá cuốn chặc lại.

- Độ khô lá ở giai đoạn dinh dưỡng: Biến động từ điểm 3 và 5; trong đó toàn thí nghiệm bị hầu hết ở điểm 3. Đầu lá bị khô ¼ chiều dài của hầu hết các lá; các giống còn lại ở điểm 5. ¼- ½ của các lá bị khô hoàn toàn.

- % hạt chắc/ bông khi gặp nóng: Biến động từ điểm 3 và 5; trong đó hầu hết toàn thí nghiệm ở điểm 3, chiếm 61- 80 % hạt chắc/bông. Các giống còn lại ở điểm 5, chiếm từ 41- 60 % hạt chắc trên bông.

Bảng 3.5. Đánh giá khả năng chịu hạn của giống tham gia thí nghiệm

STT Tên giống Độ cuốn lá (điểm) Độ khô lá (điểm) %. Hạt chắc/bông (điểm) Độ phục hồi (điểm) Khả năng chịu nóng (điểm) 1 DH08 9 5 5 1 5 2 DH11 5 3 3 1 3 3 DH12 5 3 3 1 3 4 DH13 5 3 5 1 3 5 DH14 5 3 3 1 3 6 DH15 9 3 5 1 3 7 DH16 5 3 5 1 3 8 DH17 5 3 3 1 3 9 DH26 7 5 3 1 3 10 DH34 5 3 3 1 3 11 DH36 7 5 3 1 3 12 DH39 5 3 3 1 1 13 DH40 5 3 3 1 3 14 DH69 7 3 3 1 3 15 DH71 9 5 3 1 3 16 DH116 7 5 3 1 3 17 D761 7 3 3 1 3 18 D768 7 3 3 1 3 19 D777 9 5 3 1 3 20 D800 9 5 3 1 3 21 CH208 (Đ/C) 5 3 5 1 3

- Độ phục hồi: Đánh giá cho điểm lúa 10 ngày sau khi mưa hoặc tưới sũng (lang đủ ẩm). Hầu hết toàn bộ thí nghiệm biến động ở điểm 1. Khả năng phục hồi từ 90- 100 %, (số cây phục hồi).

- Khả năng chịu nóng: Hầu hết các giống thí nghiệm đều có khả năng chịu nóng ở điểm 3 (có số hạt chắc/bông từ 61 - 80 %); trừ giống DH39 có số hạt chắt/bông ở điểm 1 (có số hạt chắc/bông từ >80 %), giống DH08 có số hạt chắc/ bông ở điểm 5 (có số hạt chắc/bông từ 40 - 60 %).

3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

Năng suất cao luôn là mục tiêu quan trọng nhất của nhà tạo giống để đáp ứng nhu cầu của người sản xuất. Năng suất lúa là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh quá trình sinh trưởng, phát triển của quần thể ruộng lúa và được tạo thành bởi các yếu tố là: số bông/đơn vị diện tích; số hạt/bông; tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Qua theo dõi, đánh giá chúng tôi thu được số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu của các tổ hợp, giống lúa thí nghiệm và tập hợp trong bảng Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chọn tạo giống lúa nói riêng và giống cây trồng nói chung. Năng suất cao là mục tiêu hàng đầu của công tác chọn giống. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống được trình bày ở bảng 3.6

Nhận xét bảng 3.6: 1) Số bông/m2

Trong điều kiện canh tác như nhau, những giống có đặc tính đẻ nhánh sớm và đẻ tập trung thì ở giai đoạn sau có số bông/m2 cao, những giống có đặc tính đẻ nhánh muộn và đẻ nhánh lai rai thì có số bông/m2 thấp, yếu tố này quyết định trên 70 - 80% năng suất. Số bông/m2 là yếu tố quan trọng nhất và dễ dàng điều khiển để tăng năng suất lúa. Qua Bảng 3.6 ta thấy các giống thí nghiệm có số bông/m2 biến thiên từ 413- 475 bông/m2. Cao nhất là giống DH17, D768 với 475,33 bông/m2 cao hơn so với đối chứng 17,66 bông/m2 ; thấp nhất là giống DH39 với 413,00 bông/m2 thấp hơn so với đối chứng 44,67 bông/m2. Chênh lệch giữa giống có số bông/m2cao nhất và thấp nhất là 62,33 bông/m2. Có 8 dòng có số bông bông/m2 bằng và cao hơn đối chứng là : DH17, D768 , D777, DH12, DH34, DH16, DH15, D800 còn lại 12 dòng có số bông bông/m2 thấp hơn đối chứng. Nhưng sự sai đó không có ý nghĩa trừ 2 dòng là Dh26, DH39.

2) Số hạt chắc/bông

Số hạt/bông chưa phải là yếu tố trực tiếp quyết định nên năng suất, vì còn liên quan đến tỉ lệ hạt chắc. Nhiều giống có tổng số hạt/bông cao, nhưng tỉ lệ lép cũng cao

thì kết quả cuối cùng là năng suất đạt không cao. Số hạt chắc/bông cũng là một yếu tố quyết định năng suất lúa, yếu tố này chịu sự tác động của điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc rất lớn. Số hạt chắc/bông có tương quan nghịch với công thức. Đa số các giống có số hạt chắc trên bông không cao, biến động từ 52 – 80 hạt/bông. So với tổng số hạt thì số hạt chắc này tương đối thấp. Dòng có số hạt chắc/bông cao nhất là giống DH39 với 80 hạt/bông cao hơn so với đối chứng 23,333 hạt chắt /bông, thấp nhất là dòng DH15 với 52 hạt/bông thấp hơn so với đối chứng 4,667 hạtchắt /bông không nhiều lắm. Có 18 dòng có số hạt chắt /bông cao hơn đối chứng từ 2,333- 23,333 hạt/bông và 2 dòng có số hạt/bông thấp hơn đối chứng từ 1,334 – 4,667 hạt chắt /bông sự sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng.

3) Tỷ lệ lép (%)

Tỷ lệ lép là yếu tố thứ 3 quyết định năng suất, nó nói lên khả năng cho năng suất thực thu. Tỷ lệ lép không tham gia trực tiếp cấu thành năng suất lúa, nhưng thông qua chỉ tiêu này ta biết được khả năng thích nghi của giống với điều kiện ngoại cảnh và việc bố trí thời vụ gieo cấy có thuận lợi hay không. Đây là yếu tố phản ánh khả năng thụ phấn, thụ tinh và quá trình vận chuyển tích lũy chất dinh dưỡng của cây lúa. Tỉ lệ lép một phần chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như : thời tiết, khí hậu, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng … Mặc khác, tỉ lệ lép mỗi giống được quy định bởi sự di truyền của giống, sự chi phối của bản chất giống trong mối quan hệ giữa sức chứa và khả năng chống chịu.

Đa số các giống lúa thí nghiệm đều có tỷ lệ lép cao, dao động trong khoảng từ 20,00 – 43,40 % , trong đó giống DH08 có tỷ lệ lép cao nhất với 43,4 %, giống DH39 có tỷ lệ lép thấp nhất với 20,00 % thấp hơn so với đối chứng 9,80 %. So với đối chứng thì sự sai khác đó không có ý nghĩa trừ giống DH39.

4) Khối lượng 1.000 hạt (P1.000 hạt)

Đây là một trong ba yếu tố cấu thành năng suất lúa. Yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống và chúng có thể thay đổi do tác động yếu tố ngoại cảnh và chế độ thâm canh, nhưng sự biến động rất nhỏ không đáng kể. Tất cả các giống thí nghiệm có P 1.000 hạt từ 20 – 25,5 g, trong đó giống CH208 có P 1.000 hạt cao nhất với 25,5 g, thấp nhất là giống DH34 với 20,00 g. Khối lượng 1.000 hạt của tất cả các giống đều thất so với đối chứng và tất cả sự sai khác đó có ý nghĩa.

5) Năng suất lý thuyết (NSLT)

Năng suất lý thuyết thể hiện tiềm năng năng suất của các giống. Năng suất lý thuyết là cơ sở cho thực tế sản xuất cần áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật để khai thác tối đa tiềm năng cho năng suất của giống. Đồng thời là một chỉ tiêu để mạnh dạn đầu

tư thâm canh trong sản xuất một cách hợp lý nhằm đạt năng suất cao nhất. Các giống có năng suất lý thuyết biến động từ 49,287 – 81,82 tạ/ha. Trong đó giống DH39 có tiềm năng cho năng suất cao nhất với 81,82 tạ/ha, cao hơn đối chứng 15,987 tạ/ha; thấp nhất là giống DH15 với 49,287 tạ/ha thất hơn đối chứng 16,546 tạ/ha. Nhưng tất cả sự sai khác về năng suất lý thuyết của các giống so với đối chứng đều không có ý nghĩa.

6) Năng suất thực thu (NSTT)

Năng suất thực thu là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ, chính xác năng suất của giống. Năng suất thực thu phản ánh thực tế kết quả thu được của cây trồng trong điều kiện canh tác nhất định. Dựa trên cơ sở này để chọn ra những giống ưu việt để đưa vào khảo nghiệm sản xuất và tiến dần đưa ra sản xuất đại trà. NSTT là một yếu tố quan trọng nhất, năng suất cao là mục tiêu hàng đầu trong công tác chọn tạo giống, NSTT chịu tác động từ rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. NSTT của các giống lúa thí nghiệm biến thiên từ 36,62 – 60,17 tạ/ha, trong đó giống DH39 có NSTT đạt cao nhất với 60,71 tạ/ha cao hơn so với đối chứng 13,70 tạ/ha; thấp nhất là giống DH15 với 36,62 tạ/ha thấp hơn so với đối chứng 13,25 tạ/ha. Tất cả các giống đều có sự sai khác so với giống đối chứng nhưng chỉ có giống DH39 sự sai có ý nghĩa.

58

TT Tên giống

Bông hữu hiệu/CT 2 (bông) Hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ lép (%)

Khối lượng 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (ta/ha) 1 DH08 435,33 bcd 55,333 a 43,400 a 23,500 d 57,243 a 43,700 efg 2 DH11 432,67 bcd 65,000 a 28,100 bc 22,600 f 63,317 a 45,500 cdefg 3 DH12 466,00 ab 63,667 a 25,700 bc 23,000 e 68,277 a 52,560 abcdef 4 DH13 450,33 abc 75,333 a 25,700 bc 22,000 g 74,060 a 40,840 fg 5 DH14 450,00 abc 66,667 a 34,700 ab 23,500 d 70,947 a 53,140 abcdef 6 DH15 458,00 abc 52,000 a 33,300 abc 20,500 i 49,287 a 36,620 g 7 DH16 466,33 ab 59,333 a 28,800 bc 22,000 g 61,330 a 45,370 defg 8 DH17 475,33 a 59,000 a 25,500 bc 21,500 h 59,997 a 45,190 defg 9 DH26 424,67 cd 73,333 a 21,100 bc 22,500 f 71,080 a 52,350 abcdef 10 DH34 465,67 ab 68,667 a 23,700 bc 20,000 j 64,690 a 48,230 abcdefg 11 DH36 450,33 abc 68,333 a 27,000 bc 24,000 c 74,747 a 55,080 abcde 12 DH39 413,00 d 80,000 a 20,000 c 24,500 b 81,820 a 60,710 a 13 DH40 441,33 abcd 75,667 a 26,400 bc 22,500 f 75,000 a 56,560 abcde 14 DH69 433,33 bcd 63,333 a 24,400 bc 23,000 e 63,580 a 47,060 bcdefg 15 DH71 442,33 abcd 78,667 a 24,900 bc 22,500 f 78,820 a 58,920 ab 16 DH116 449,67 abc 71,000 a 24,400 bc 23,000 e 73,307 a 55,110 abcde 17 D761 433,00 bcd 75,667 a 26,200 bc 24,500 b 81,200 a 58,470 abc 18 D768 475,33 a 71,333 a 25,100 bc 22,500 f 76,460 a 56,910 abcd 19 D777 474,67 a 63,000 a 23,800 bc 23,000 e 69,170 a 51,620 abcdef 20 D800 458,33 abc 68,333 a 24,100 bc 23,000 e 72,183 a 53,720 abcdef 21 CH208 (Đ/C) 457,67 abc 56,667 a 29,800 abc 25,500 a 65,833 a 47,010 bcdefg

3.1.6. Tương quan năng suất với các tính trạng cơ bản của các giống lúa thí nghiệm

Trong cơ thể sinh vật nói chung và cơ thể thực vật nói riêng, các tính trạng đều có mối quan hệ thống nhất với nhau. Để đánh giá một cách đầy đủ nhất về sự tương quan giữa năng suất với các tính trạng cơ bản, nhằm tìm ra yếu tố nào có mối quan hệ chặt chẽ và có ý nghĩa quyết định đến năng suất, trong sản xuất cần chú ý đến và đưa ra những biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp, chúng tôi tiến hành phân tích mối tương quan giữa năng suất với một số tính trạng cơ bản (chiều cao cây, số bông/m2 và số hạt chắc/bông). Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.7.

Số liệu Bảng 3.7 thấy rằng:

1) Chiều cao cây: Tính trạng chiều cao cây của các giống thí nghiệm có giá trị “r” (hệ số tương quan năng suất) Tương quan thuận và nghịch rất chặt; dao động từ - 0,94 đến 1,00.

Các giống có tính trạng chiều cao cây tương quan rất cao với năng suất có 10 dòng gống là: DH14 (0,94), DH15 (1,00), DH16 (0,95), DH26 (1,00), DH34 (- 0,94), DH40 (- 0,97), DH (- 0,99), D768 (- 0,91), D777 (0,99) và giống CH 208 đối chứng (- 0,82)

Các giống có tính trạng chiều cao cây tương quan cao với năng suất có 4 dòng là: DH17 (0,52), DH36 (- 0,69), D761 (- 0,60), D800 (0,50).

Các giống có tính trạng chiều cao cây có tương quan với năng suất là DH13 (0,37) Các giống có tính trạng chiều cao cây tương quan thấp với năng suất là DH11 (- 0,13), DH12 (- 0,19), DH39 (0,30), DH71(0,30), DH116 (-0,17). Và giống có tính trạng chiều cao cây tương quan thấp qua thấp với năng suất là DH08 (0,02).

Tương quan giữa tính trạng chiều cao cây với năng suất của các giống thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.3.

61

STT Gống Chỉ tiêu Cao cây Số bông/m2 Số hạt chắc/bông

1 DH08 r 0.02 - 0,81 -0,16 PT hồi quy Y = 41,7 + 0,02 X Y = 181,63 – 0,32 X Y = 48,18 – 0,08 X 2 DH11 r -0.13 - 0,98 0,19 PT hồi quy Y = 56,33 - 0,1 X Y = 185,62 – 0,32 X Y = 40,48 + 0,08 X 3 DH12 r -0,19 0,97 -0,07 PT hồi quy Y = 62,27 - 0,09 X Y = -145,79 +0,43 X Y = 53,87 – 0,02 X 4 DH13 r 0,37 0,12 -0,10 PT hồi quy Y = 9,26 + 037 X Y = 22,85 + 0,04 X Y = 45,38 – 0,06 X 5 DH14 r 0,94 -0,99 -1,00 PT hồi quy Y = - 44,65 +1,03 X Y = 316.45 – 0,59 X Y = 84,31 – 0,47 X 6 DH15 r 1,0 0,89 0,57 PT hồi quy Y = -18,73 + 0,69 X Y = -300,34 + 0,74 X Y = 23,93 + 0,24 X 7 DH16 r 0,95 -0,90 -0,86 PT hồi quy Y = - 16,69 + 0,77 X Y = 169,53 – 0,27 X Y = 67,21 – 0,37 X 8 DH17 r 0,52 -0,16 -0,49 PT hồi quy Y = 24,11 + 0,24 X Y = 63,77 – 0,04 X Y = 54,83 – 0,16 X 9 DH26 r 1 -0,46 -0,49 PT hồi quy Y = -28,21 + 0,75 X Y = 118,49 – 0,16 X Y = 66,49 – 0,19 X 10 DH34 r -0.94 0,81 1,00 PT hồi quy Y = 96,38 - 0,62 X Y = - 61,12 + 0,23 X Y = 29,91 + 0,27 X

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và lượng giống gieo sạ cho giống lúa chịu hạn mới tại bình định (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)