Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và lượng giống gieo sạ cho giống lúa chịu hạn mới tại bình định (Trang 46)

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.6.10. Hiệu quả kinh tế

Thí nghiệm 2:

- Tính hiệu quả kinh tế (lãi, lỗ).

2.6.11. Điều kiện thời tiết, khí hậu trong vụ Hè Thu 2014

Yếu tố khí hậu thời tiết có liên quan đến nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ tập trung phân tích điều kiện thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp

đến các thời điểm bố trí thí nghiệm:

- Đối với vụ Hè Thu năm 2014 là 5 tháng: tháng 5, 6, 7, 8, 9.

Bảng 2.2: Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Hè Thu năm 2014

Tháng Nhiệt độ không khí (0C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa trung bình (mm) Tổng số ngày mưa (ngày) Số giờ nắng (giờ)

Max Min Trung bình

05 37,6 23,7 29,3 79 15,1 7 307,6

06 37,5 25,0 30,0 72 4,4 3 222,0

07 37,7 24,5 29,3 75 46,7 14 218,7

08 37,4 23,0 28,9 77 157,3 10 246,8

09 34,6 23,5 27,5 77 83,8 12 229.4

(Nguồn: Theo Trạm Khí tượng thủy văn Bình Định)

Qua Bảng 2.2 ta thấy:

- Nhiệt độ không khí trung bình từ tháng 5-9, biến động 28,9- 30,0 oC; Trong cao nhất tháng 6, đạt 30,0 oC và thấp nhất tháng 8, đạt 28,9 oC.

- Nhiệt độ không khí Max (cao): Biến động từ 37,4- 37,7 oC; Trong nhiệt độ các tháng cao gần tương đương nhau là 37 oC.

- Nhiệt độ không khí Min (thấp): Biến động từ 23,0- 25,0 oC; Trong đó cao nhất tháng 6, thấp nhất tháng 8.

- Tổng lượng mưa (mm): Biến động từ 4,4- 157,3 mm; Trong đó lượng mưa thấp nhất tháng 6 đạt 4,4 mm, và cao nhất tháng 8 đạt 157,3 mm.

- Số ngày mưa/tháng (ngày): Biến động từ 3- 10 ngày; Trong đó số ngày mưa trong tháng ít nhất là tháng 6, đạt có 3 ngày/tháng; mưa nhiều nhất là tháng 8, đạt tới 10 ngày/tháng. Trong tháng 6 có đợt hạn kéo dài 15 không có mưa, trúng giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm.

- Giờ nắng/tháng: Biến động 218,7- 307,6 giờ/tháng; Trong đó tháng 5 có tổng giờ nắng cao nhất, đạt 307,6 giờ/tháng; thấp nhất tháng 7, đạt 218,7 giờ/tháng.

- Độ ẩm không khí (%): Trung bình: Biến động từ 72- 79 %; Trong đó độ ẩm cao nhất là tháng 5 đạt 79 % và thấp nhất tháng 6, đạt 72 %.

Đối với vụ Đông Xuân năm 2014 – 2015 là 5 tháng: tháng 12 năm 2014 và tháng 1, 2, 3, 4 năm 2015.

Bảng 2.3. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Đông xuân 2014- 2015

Thời gian Nhiệt độ không khí (0C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa trung bình (mm) Tổng số ngày mưa (ngày) Số giờ nắng (giờ) Max Min Trung bình

12/2014 29,9 17,0 23,2 87 257,6 23 45,5

01/201 29,0 15,6 21,6 82 28,3 13 174.7

02/2015 29,1 16,8 22,4 87 20,0 11 199,0

03/2015 30,6 20,0 24,6 87 30,6 5 266,9

04/2015 36,4 19,4 26,5 83 12,4 4 276,5

(Nguồn: Theo Trạm Khí tượng thủy văn BÌnh Định)

Qua bảng 2.3 ta thấy:

- Nhiệt độ không khí trung bình từ tháng 12/2014 -4/2015, biến động 21,2- 26,5 oC; Trong đó, cao nhất tháng 4/2015, đạt 26,5 oCvà thấp nhất tháng 1/2015, đạt 21,6 oC.

- Nhiệt độ không khí Max (cao): Biến động từ 29,0- 36,4 oC; Trong nhiệt độ 4/2015 cao 36,4 oC.

- Nhiệt độ không khí Min (thấp): Biến động từ 15,6- 20,0 độ C; Trong đó cao nhất tháng 3/2015, thấp nhất tháng 1/2015.

- Tổng lượng mưa (mm): Biến động từ 12,4- 257,6 mm; Trong đó lượng mưa thấp nhất tháng 4/2015 đạt 12,4 mm, và cao nhất tháng 12/2014 đạt 257,6 mm.

- Số ngày mưa/tháng (ngày): Biến động từ 4- 23 ngày; Trong đó số ngày mưa trong tháng ít nhất là tháng 4/2015, đạt có 4 ngày/tháng; mưa nhiều nhất là tháng 12/2014, đạt tới 23 ngày/tháng.

- Giờ nắng/tháng: Biến động 45,5- 276,5 giờ/tháng; Trong đó tháng 4 có tổng giờ nắng cao nhất, đạt 276,5 giờ/tháng; thấp nhất tháng 12/2014, đạt 45,5 giờ/tháng.

- Độ ẩm không khí (%) trung bình: Biến động từ 82- 87 %; Trong đó độ ẩm cao nhất là tháng 12/2014; 2,3/2015 đạt 87 % và thấp nhất tháng 1/2015, đạt 82 %.

Số liệu được thu thập và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, được áp dụng trên máy tính theo chương trình Statistix và Microsoft Excel 2003.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM VỤ HÈ THU NĂM 2014: 3.1.1. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 3.1.1. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một đặc trưng của giống do bản chất di truyền của giống quyết định. Chiều cao cây lúa do các lóng đốt tạo thành, nó phản ánh sự tích luỹ dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển để vận chuyển vật chất từ thân lá về hạt góp phần tăng năng suất lúa. Chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây lúa. Các giống khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cũng khác nhau. Vụ hè thu 2014, chúng tôi tiến hành theo dõi và đánh giá sự tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống tham gia thí nghiệm kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1

Kết quả bảng 3.1 và hình 3.1 ta thấy:

Chiều cao cây lúa tăng dần từ khi gieo cấy cho đến khi thu hoạch. Ở các công thức thí nghiệm khác nhau, các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau dẫn đến sự tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau.

- Giai đoạn 7 ngày sau cấy: Chiều cao các dòng, giống biến động từ 27,1 đến 32,8 cm, giống DH34 có chiều cao thấp nhất đạt 27,1 cm, giống CH208 (đ/c) có chiều cao cao nhất đạt 32,3 cm.

- Giai đoạn 14 ngày sau cấy: Chiều cao các dòng giống dao động từ 31,2 cm (DH34) đến 43.4 cm (DH12).

- Giai đoạn 21 ngày sau cấy: Chiều cao các giống dao động từ 36,9 cm đến 51,4 cm, giống DH34 có chiều cao thấp nhất đạt 34,4 cm, giống CH208 có chiều cao cao nhất đạt 51,4 cm, ở giai đoạn này các dòng đều có chiều cao cây thấp hơn hơn so với đối chứng.

- Giai đoạn từ 35 đến 49 ngày sau cấy: Chiều cao các giống dao động từ 49,3 cm đến 61,9 cm, giống CH208 có chiều cao cao nhất đạt: 61,9 cm, giống DH34 có chiều cao thấp nhất: 49,3 cm. ở 35 ngày sau cấy. Đến 49 ngày sau cấy giống DH39 đạt cao nhất: 90,0 cm, giống thấp nhất DH16, DH34 có chiều cao: 62,5 cm.

- Giai đoạn 56 đến 70 ngày sau cấy: chiều cao các giống dao động từ 75,1 cm đến 114,7 cm. Giống DH15 có chiều cao thấp nhất đạt: 75,1 cm, giống DH08 có chiều cao cây cao nhất: 114,7 cm.

thấp cây. Theo chúng tôi thì đây là mức chiều cao cây phù hợp với điều kiện thâm canh ở nước ta.

43

Đơn vị tính: cm

STT Tên giống Ngày sau cấy

7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 CCCC 1 DH08 32.1 41,6 44,6 52,2 62,2 73,5 80,3 89,9 102,5 114,7 114,2 2 DH11 29.6 39,7 49,5 58,4 68,0 77,3 84,9 92,1 98,2 104,1 105,5 3 DH12 31.5 43,4 50,3 59,0 69,3 81,3 83,5 88,5 98,3 104,9 108,4 4 DH13 27.3 31,3 36,9 43,4 51,3 59,5 66,5 70,9 77,5 79,1 84,7 5 DH14 29.8 36,7 39,2 48,3 61,4 71,8 78,0 81,1 92,5 99,3 95,1 6 DH15 27.3 35,2 41,4 51,2 57,3 63,3 68,5 75,9 83,5 85,1 79,7 7 DH16 27.9 36,7 39,9 44,2 50,3 58,1 62,5 69,0 74,5 78,1 81,0 8 DH17 30.8 38,6 44,3 50,4 60,6 71,6 79,2 85,3 90,2 91,3 86,9 9 DH26 29.3 35,9 41,7 51,2 58,4 69,6 81,0 92,5 105,7 108,9 107,2 10 DH34 27.1 31,2 36,4 43.2 49,3 56,3 62,5 67,9 73,5 75,1 78,2 11 DH36 30.3 38,5 44,4 50,3 61,3 71,2 79,6 89,2 98,2 99,3 99.8 12 DH39 30.8 37,3 45,3 56,5 60,7 73,0 90,0 97,4 98,7 99,7 98,6 13 DH40 30.4 36,2 41,9 53,6 61,3 69,8 83,1 91,7 98,3 104,3 100,3 14 DH69 30.5 37,3 47,9 54,6 60,7 69,3 82,1 91,3 97,4 101,5 98,8 15 DH71 29.7 38,1 46,6 51,7 63,4 78,7 88,5 96,5 98,7 102,2 100,3 16 DH116 29.3 35,3 41,7 48,2 55,0 64,3 81,0 92,5 97,5 104,3 98,1 17 D761 29.3 40,6 49,5 58,4 68,9 77,2 85,5 92,4 102,5 108,1 105,3 18 D768 30.8 38,5 44,3 50,4 61,6 71,6 79,3 89,2 99,2 108,3 106,4 19 D777 30.5 41,5 48,5 59,8 69,9 78,7 87,2 93,4 103,0 108,1 107,0 20 D800 31.7 36,3 42,3 47,7 63,3 70,8 75,7 85,7 91,7 100,7 102,7 21 CH208 (Đ/C) 32.3 43,1 51,4 61,9 73,1 80,1 88,2 99,1 105,8 111,7 114,3

44

CHIỀU CAO CÂY (cm)

0 20 40 60 80 100 120 140 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 CCCC

NGÀY SAU CẤY

DH08 DH11 DH12 DH13 DH14 DH15 DH16 DH17

DH26 DH36 DH34 DH39 DH40 DH69 DH71 DH116

D761 D768 D777 D800 CH208 (Đ/C)

ĐVT: cm/7ngày

Qua bảng 3.2 ta thấy sự biến thiên về chiều cao cây của các giống mạnh vào giai đoạn đẻ nhánh từ 7 – 42 ngày sau cấy, tuy nhiên có một số giống tăng rất mạnh ở giai đoạn làm đòng – trổ bông 56 – 63 ngày sau cấy như DH26 tăng 13,2 cm, DH08 tăng 12,6 cm,

- Ở giai đoạn từ 7-14 ngày sau khi cấy: Tất cả các giống đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh, biến động từ 4,0 cm đến 11,9 cm. Trong đó, giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhất là giống DH12 là 4,0 cm(11,9cm); thấp nhất là giống DH13 (4,0cm).

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm

ĐVT: cm/7ngày

STT Giống Ngày sau cấy

7-14 14-21 21-28 28-35 35-42 42-49 49-56 56-63 63-70 70-CC 1 DH08 9,5 3,0 7,6 10,0 11,3 6,8 9,6 12,6 12,2 -0,5 2 DH11 10,1 9,8 8,9 9,6 9,3 7,6 92,1 6,1 5,9 4,4 3 DH12 11,9 6,9 8,7 10,3 12,0 2,2 5,0 9,8 6,6 3,5 4 DH13 4,0 5,6 6,5 7,9 8,2 7,0 4,4 6,6 1,6 5,6 5 DH14 6,9 2,5 9,1 13,1 10,4 6,2 3,1 11,4 6,8 -4,2 6 DH15 7,9 6,2 9,8 6,1 6,0 5,2 7,4 7,6 1,6 -5,4 7 DH16 8,8 3,2 4,3 6,1 7,8 4,4 6,5 5,5 3,6 2,9 8 DH17 7,8 5,7 6,1 10,2 11,0 7,6 6,1 4,9 1,1 -4,4 9 DH26 6,6 5,8 9,5 7,2 11,2 11,4 11,5 13,2 3,2 -1,7 10 DH34 4,1 5,2 6,8 6,1 7,0 6,2 5,4 5,6 1,6 3,1 11 DH36 8,2 5,9 5,9 11,0 9,9 8,4 9,6 9,0 1,1 0,5 12 DH39 6,5 8,0 11,2 4,2 12,3 17 7,4 1,3 1,0 -1,1 13 DH40 5,8 5,7 11,7 7,7 8,5 13,3 8,6 6,6 6,0 -4,0 14 DH69 6,8 10,6 6,7 6,1 8,6 12,8 9,2 6,1 4,1 -2,7 15 DH71 8,4 8,5 5,1 11,7 15,3 9,8 8,0 2,2 3,5 -1,9 16 DH116 6,0 6,4 6,5 6,8 9,3 16,7 11,5 5,0 6,8 -6,2 17 D761 11,3 8,9 8,9 10,5 8,3 8,3 6,9 10,1 5,6 -2,8 18 D768 7,7 5,8 6,1 11,2 10,0 7,7 9,9 10,0 9,1 -1,9 19 D777 11,0 7,0 11,3 10,1 8,8 8,5 6,2 7,9 6,8 -1,1 20 D800 4,6 6,0 5,4 15,6 7,5 4,9 10,0 6,0 9,0 2,0 21 CH208 (Đ/C) 10,8 8,3 10,5 11,2 7,0 8,1 10,9 6,7 5,9 2,6

- Giai đoạn từ 56 – 63 ngày sau cấy: giai đoạn làm đòng – trổ bông có một số giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh ở gian đoạn này như DH26 tăng 13,2 cm, DH08 tăng 12,6 cm; D761 tăng 10,1 cm.

- Giai đoạn từ 63 – 70 ngày sau cấy: Hầu hết các giống đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm trừ giống DH12, D768, D800 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh ở gian đoạn lần lượt là 12,2 cm, 9,1 cm, 9,0 cm. Giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất ở giai đoạn này là DH39 1,0 cm.

3.1.2. Một số đặc tính nông học của các dòng, giống thí nghiệm:

Lúa là cây thân thảo sinh sống hàng năm. Thời gian sinh trưởng của các giống dài ngắn khác nhau và nằm trong khoảng 60 - 250 ngày tuỳ theo giống ngắn ngày hay dài ngày, vụ lúa Đông Xuân hay Hè Thu, cấy sớm hay muộn. Chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa bắt đầu từ hạt và cây lúa cũng kết thúc một chu kỳ của nó khi tạo ra hạt mới.

Để đánh giá các các yếu tố về đặc tính nông học ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa trên thế giới thường sử dụng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa (SES) theo tiêu chuẩn IRRI; Riêng tại Việt Nam còn có thêm hệ thống đánh giá theo thang điểm của tiêu chuẩn quốc gia khảo nghiệm giống lúa QCVN 01-55: 2011

Chỉ tiêu nông học của các giống thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.3. Số liệu Bảng 3.3 thấy rằng:

- Sức sống của mạ: qua quan sát quần thể mạ trước khi nhổ, ta thấy tất cả các dòng, giống tham gia thí nghiệm có mạ sinh trưởng phát triển tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 đảnh (cấp 1).

- Độ cứng cây: ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của lúa. Trong thời kì hạt bắt đầu chín, độ cứng cây cần đạt yêu cầu để giữ cho cây lúa không bị đổ gục trước những đợt gió hoặc mưa to. Nếu lúa không cứng cây, dễ bị đổ ngã thì sự hút dinh dưỡng và quang hợp bị trở ngại, sự vận chuyển các chất bị cản trở, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ đưa đến hạt lép nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của lúa và ảnh hưởng tới việc thu hoạch. Quan sát tư thếvcây trước khi thu hoạch, thấy tất có các dòng 9 có độ cứng (cấp 1) là : DH15, DH14, DH17, DH36, DH39, DH16, DH40, DH116, DH13 còn lại 11 dòng: DH 11, DH 08, DH 12, DH 34, D768, D761, D 777, D 800, DH 26, DH 69, DH 71 và giống CH208 (đối chứng) có độ cứng cây (cấp 5) hầu hết các cây bị nghiêng.

- Độ tàn lá: thông thường người ta cho rằng sự xuống lá nhanh có thể hại tới năng suất nếu hạt thóc chưa mẩy hoàn toàn. Quan sát sự chuyển màu lá thấy độ tàn lá: của 7 dòng thí nghiệm và giống CH208 (đối chứng) có độ tàn muộn lá giữ màu xanh tự nhiên là : DH14, DH36, DH39, DH34, DH26, DH40, D761 còn lại 13 dòng: DH

11, DH 08, DH 12, DH 15, DH17, D768, D 777, D 800, DH 16, DH 69, DH 71, DH116, DH13 có độ tàn là trung bình các lá trên biến vàng.

- Độ thuần đồng ruộng: Độ thuần của lúa có ảnh hưởng rất lớn sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Ở đây quan sát độ thuần cơ giới, hầu hết các dòng và giống đều có độ thuần cao (cấp 1), chỉ riêng 4 dòng là DH11, DH08, DH12, D777 có độ thuần trung bình (cấp 5).

- Độ thoát cổ bông: khả năng không trỗ thoát cổ bông nhìn chung được coi là một nhược điểm di truyền, có ảnh hưởng đến năng suất lúa nếu giống lúa có tỉ lệ thoát cổ bông thấp, nhiều hạt lúa không thoát ra khỏi bẹ lá đòng dẫn tới hình thành hạt lép. Đối với lúa, độ thoát cổ bông có ảnh hưởng đến mức độ hại của sâu bệnh và số hạt trên bông, từ đó liên quan đến số hạt chắc trên bông. Có 12 dòng thí nghiệm và giống (đối chứng) có độ thoát cổ bông hoàn toàn (cấp 1) là DH 11, DH 08, DH 12 DH39, DH34, DH40, D761 DH17, D768, D 777, D800, DH69, CH208; có 8 dòng thí nghiệm có độ thoát vừa đúng cổ bông (cấp 5) là: DH 15, DH14, DH36, DH16, DH26, DH71, DH116, DH13.

- Độ dài giai đoạn trổ: Độ dài giai đoạn trổ được tính từ ngày cây lúa bắt đầu trổ đến khi cây lúa trổ hoàn toàn, đây là một yếu tố bị ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết và yếu tố di truyền của giống. Giống trổ càng tập trung thì càng ít chịu ảnh hưởng xấu đến giai đoạn thụ phấn thụ tinh và sâu bệnh hại sau này. Quan sát toàn bộ ô thí nghiệm, cây lúa trỗ khi bông thoát khỏi bẹ lá đòng từ 5 cm trở lên. Thấy có 10 dòng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và lượng giống gieo sạ cho giống lúa chịu hạn mới tại bình định (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)