Khái quát về điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 56 - 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế xã hội

- Dân số: Theo số liệu thống kê tính đến năm 2015, dân số trên địa bàn huyện là 125.610 người, mật độ 310 người/km2. Trong đó nam chiếm số lượng là 62.602 người, nữ chiếm 63.008 người. Số người trong độ tuổi lao động 77.400 người.

- Thu nhập, đời sống: Thu nhập và đời sống của nhân dân trong các năm gần đây ngày càng được tăng cao và cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 29 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,84%. Công tác xoá nhà ở tạm cho các hộ nghèo chính sách, hộ nghèo đặc biệt khó khăn được quan tâm 2,5%, góp phần ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế.

- Lao động: Giải quyết việc làm mới cho 3.560/4.500 lao động. Đã mở 07 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 210 học viên tham gia với 4 nhóm nghề.

- Cơ cấu kinh tế: Theo báo cáo tổng Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2016, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội có bước tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, đúng hướng.

Năm 2016, đạt mức tăng bình quân 9,72 %/năm, trong đó: Công nghiệp tăng 5,41%/năm, dịch vụ tăng 17,37%/năm và nông nghiệp tăng 3,85%/năm. Là mức tăng trưởng khá cao so với mức tăng bình quân của tỉnh.

Tổng giá trị gia tăng (VA) ước thực hiện năm 2016: 4.591 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngành nông nghiệp (VANN): 1.285 tỷ đồng.

+ Ngành công nghiệp- xây dựng (VACN): 1.340 tỷ đồng.

+ Các ngành dịch vụ (VADV): 1.966 tỷ đồng.

Bảng 3.2. Giá trị gia tăng Tuy An năm 2015 và năm 2016

ST T Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 Thực hiện 2016 so với năm 2015 (%) Giá trị gia tăng 4.184,30 4.591 109,72

1 Nông - lâm - ngư Tỷ đồng 1.219 1.285 105,41

2 Công nghiệp xây dựng Tỷ đồng 1.290,30 1.340 103,85

3 Dịch vụ Tỷ đồng 1.675 1.966 117,37

Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế được thể hiện trong cơ cấu kinh tế là: từng năm giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm - ngư nghiệp, tăng các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, nhưng còn chậm.

Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân từ 30,84% năm 2015 và giảm xuống 27,99 % năm 2016.

Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ trong bình quân GDP từ 40,03% năm 2015 và tăng lên 42,82 % năm 2016.

Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong bình quân GDP có xu thế giảm từ 29,13% năm 2015 và giảm còn 27,99% năm 2016.

Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành qua các năm 2015, 2016

STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2015 Thực hiện 2016

Cơ cấu kinh tế 100 100

1 Nông - lâm - ngư % 29,13 27,99

2 Công nghiệp xây dựng % 30,84 29,19

3 Dịch vụ % 40,03 42,82

- Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn huyện, nhất là mạng lưới giao thông được quy hoạch bổ sung, đầu tư khá hoàn chỉnh, tạo ra một diện mạo mới cho huyện.

- Hệ thống giao thông:

+ Đường bộ:Trong những năm qua nhiều công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành đi vào hoạt động, làm tăng năng lực sản xuất, tạo ra cơ sở vật chất đồng bộ cho các vùng phát triển. Các công trình mang tầm cỡ quốc gia và khu vực đã được xây dựng, mở rộng như: Mở rộng tuyến Quốc lộ 1,... thực hiện nhựa và bê tông hoá đường giao thông ở các xã nông thôn.

+ Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa bàn huyện dài gần 24 km. Ga đường sắt Chí Thạnh hiện là ga tránh tàu, chưa nhận hành khách và hàng hóa.

+ Đường thuỷ: Chỉ có Cảng cá Tiên Châu mục đích chủ yếu là để neo đậu tàu thuyền của ngư dân sau những chuyến đánh bắt hải sản xa bờ cũng như gần bờ. Nhưng bị bồi lấp, phát huy hiệu quả thấp.

Nhìn chung, giao thông huyện với đầy đủ các trục giao thông phía Đông- Tây, Bắc- Nam đều có chất lượng tốt: ĐT 643, ĐT 650, ĐT 641, ĐT 649, tuyến cơ động ven biển, Quốc lộ 1, đường sắt TN Bắc Nam thuận lợi kết nối, giao thương các huyện trong, ngoài Tỉnh.

- Hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống thủy lợi của huyện phát triển tương đối mạnh trong những năm qua. Trong đó tập trung đến việc đầu tư cải tạo, nâng cấp năng lực tưới tiêu của các hệ thống thủy nông, xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Tuy An tương đối nhiều, có 4 hồ, 14 đập và 8 trạm bơm nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 56 - 59)