Xác định đối tượng, điều kiện được bồi thường về đất và tài sản gắn liền vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 84 - 86)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Xác định đối tượng, điều kiện được bồi thường về đất và tài sản gắn liền vớ

với đất

a. Đối tượng được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất

Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên bị Nhà nước thu hồi đất và có đủ điều kiện để được bồi thường về đất, bồi thường về tài sản bị thiệt hại gắn liền với đất bị thu hồi thì được bồi thường đất, bồi thường về tài sản và được hỗ trợ, bố trí TĐC.

Việc xử lý tiền bồi thường, hỗ trợ (nếu có) giữa người sử dụng đất hợp pháp và chủ sở hữu tài sản trên đất là người thuê, mượn lại đất, nhận góp vốn liên doanh, liên kết được giải quyết theo quan hệ dân sự và hợp đồng kinh tế đã ký kết.

b. Điều kiện bồi thường về đất

Các đối tượng bị thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau được bồi thường:

- Có giấy CNQSDĐ, có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, được UBND cấp phường xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:

Những giấy tờ về QSDĐ trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giấy CNQSDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.

Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp phường xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15/10/1993.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nói trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp phường xác nhận là đất không có tranh chấp.

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định nêu trên, nhưng đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp phường xác nhận là đất đó không có tranh chấp.

- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định nêu trên, nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà thời điểm sử dụng đất không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND cấp phường nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.

c. Điều kiện bồi thường về tài sản gắn liền với đất

Để bồi thường về tài sản gắn liền với đất cần có các điều kiện sau [13].

- Chủ sở hữu tài sản là người có tài sản hợp pháp bao gồm nhà, công trình kiến trúc, cây trồng và các tài sản khác gắn liền với đất hiện có tại thời điểm có quyết định

thu hồi đất của Nhà nước mà bị thiệt hại thì được đền bù thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản.

- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

Đối với dự án mở rộng đường Quốc lộ 1, khi tiến hành Nhà nước đã thu hồi tổng diện tích là 65,97ha đất của 1.200 tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, trong đó có 3,299 ha đất ở (đất ở đô thị + đất ở nông thôn) và 29,688 ha đất nông nghiệp và 32,983 đất khác.

Riêng đối với đất công trình sự nghiệp, đất an ninh, đất năng lượng, đất giao thông, đất chưa sử dụng do UBND xã quản lý không được bồi thường về đất, vì đất đó thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng được bồi thường về tài sản gắn liền với đất theo quyết định 10/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh Phú Yên.

Công tác họp hội đồng tư vấn, thẩm định về đất là một việc làm rất quan trọng, đòi hỏi phải được suy đi tính lại nhiều lần, tập hợp nhiều tài liệu có liên quan, để đưa ra kết luận chính xác mức bồi thường cho từng thửa đất, từng loại đất, đặc biệt là đối với những thửa đất thu hồi không có nguồn gốc rõ ràng, nhằm tránh bớt tình trạng thắc mắc, khiếu kiện của người dân bị thiệt hại về đất.

Khi xác định đối tượng và điều kiện bồi thường hay không được bồi thường thì phải dựa vào các căn cứ pháp lý để đánh giá. Đối với những hộ có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất thì tạo nhiều thuận lợi cho việc thẩm định nhưng còn đối với những hộ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất rõ ràng thì vai trò quản lý của UBND phường là vô cùng quan trọng, nếu không được làm tốt sẽ gây ra rất nhiều phiền phức, kéo dài thời gian xét duyệt phương án. Do đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với việc thu hồi đất để thực hiện dự án có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định nguồn gốc, thời gian sử dụng đất cũng như giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của người dân về phương án áp giá bồi thường. Điều đó đòi hỏi cán bộ chuyên môn phải nắm rõ các văn bản pháp luật và vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với từng trường hợp, từng đối tượng để đẩy nhanh tiến độ GPMB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 84 - 86)