3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 02 dự án trên địa bàn huyện Tuy An và các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi 02 dự án.
- Dự án 1: Dự án Nâng cấp Mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên (Thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003).
- Dự án 2: Nâng cấp kênh tưới thuộc hệ thống thủy lợi hồ chứa nước Đồng Tròn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên (Thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đối với 02 dự án trên địa bàn huyện Tuy An.
- Phạm vi thời gian: Thời gian thu thập và xử lý số liệu đề tài nghiên cứu từ năm 2013 đến tháng 12/2016.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, KT - XH và khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
- Khái quát về dự án nghiên cứu.
- Đánh giá tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án.
- Ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với tổ chức, người dân có đất bị thu hồi của 02 dự án nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn nghiên cứu.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, đất đai, tình hình phát triển KT-XH và cơ sở hạ tầng của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
+ Thu thập các báo cáo, số liệu, tài liệu tại các phòng, ban, đơn vị chức năng của huyện Tuy An để có được thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu.
+ Thu thập những văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương về chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, chính sách giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi từ các cơ quan Nhà nước.
+ Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, báo cáo, tài liệu hội thảo.
- Thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp: Thu thập thông tin của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong diện giải tỏa bồi thường và bố trí tái định cư thông qua phiếu điều tra để tìm hiểu tình hình sử dụng đất cũng như đời sống của người dân và thu thập các thông tin nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
Sử dụng công thức Slovin: n = N/(1+N.e2) Trong đó: n - số lượng mẫu phải phải điều tra N - Tổng thể phải điều tra
e- Phương sai (trong trường hợp điều tra như chúng ta thì lấy e=5% đến 10%).
Đối với 02 dự án đang nghiên cứu nêu trên có 1.822 hộ dân bị thu hồi. Nên chọn sai số dự báo e=10%. Số mẫu điều tra là 178 hộ (Dự án 1: 1.200 hộ, số mẫu điều tra 92 hộ; Dự án 2: 622 hộ, số mẫu điều tra 86 hộ).
+ Tiến hành điều tra, phỏng vấn 178 hộ gia đình, cá nhân/ tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất của 02 dự án nghiên cứu. Nội dung chính của phiếu điều tra; (1) Thông tin chủ hộ, (2) Thông tin về giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, (3) Ảnh hưởng của dự án đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình, (4) Kiến nghị, đề xuất của các hộ gia đình nằm trong dự án nghiên cứu.
+ Thu thập thông tin từ các cán bộ có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án (UBND huyện Tuy An, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất, UBND các xã bị ảnh hưởng và các cơ quan tổ chức có liên quan khác) để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp và khó khăn trong thực tế.
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Phương pháp này nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu phải phù hợp với thực tế của vùng nghiên cứu. Tiến hành đi thực địa, điều tra khảo sát, quan sát, chụp ảnh để kiểm tra lại các thông tin đã thu thập được và để đánh giá đúng tình hình thực tế tại 02 dự án nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu, tài liệu
- Đối với nguồn số liệu, tài liệu thứ cấp:Tất cả các tài liệu, số liệu thứ cấp thu thập được, sẽ được thống kê, phân loại, lựa chọn và hệ thống theo từng nội dung nghiên cứu. Sau đó tiến hành thu thập tiếp những số liệu còn thiếu và xác minh lại những số liệu chưa chính xác hoặc còn nghi ngờ.
- Đối với nguồn số liệu, tài liệu sơ cấp: Thống kê qua kết quả thu được của quá trình điều tra khảo sát thực địa và thống kê qua các phiếu điều tra phỏng vấn các đối tượng cán bộ và người dân theo các chỉ tiêu cần thiết. Sau đó phân tích, xử lý số liệu và đánh giá, đảm bảo các số liệu thu thập có tính đồng bộ cao và tính chính xác của thông tin.
2.3.4. Phương pháp minh họa bằng biểu đồ và hình ảnh
Minh họa bằng các biểu đồ và hình ảnh liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm cho đề tài nghiên cứu sinh động hơn.
2.3.5. Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại theo nhóm, thống kê diện tích theo từng loại đất cho từng công trình, dự án đã thực hiện; tổng hợp, so sánh và phân tích các tồn tại, nguyên nhân đến việc thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN
3.1.1. Khái quát vềđiều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tuy An có toạ độ địa lý từ 13o80’20’’ đến 13o22’30’’ vĩ độ Bắc và từ 109o50’10’’ đến 109o21’24’’ kinh độ Đông;
Vị trí tiếp giáp với các huyện như sau:
- Phía Bắc giáp thị xã Sông Cầu và huyện Đồng Xuân;
- Phía Nam giáp thành phố Tuy Hoà và huyện Phú Hoà;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp huyện Sơn Hoà và huyện Đồng Xuân.
Diện tích tự nhiên 40.758,97 ha (Kiểm kê 2016).
Dân số: 125.610 người; Mật độ dân số: 310 người/km2.
Huyện Tuy An: là huyện nằm ven biển của tỉnh Phú Yên, phía Bắc giáp thị xã Sông Cầu và Đồng Xuân, phía Tây giáp huyện Sơn Hòa, phía Nam giáp thành phố Tuy Hòa, phía Đông giáp Biển Đông. Huyện Tuy An có diện tích 435 km2 gồm có 15 xã và huyện ly là thị trấn Chí Thạnh nằm trên Quốc lộ 1A, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30 km về hướng Bắc. Huyện cũng là nơi có đường sắt Bắc Nam chạy qua. Chí Thạnh nằm dưới chân đèo Quán Cau quanh co, gần đầm Ô Loan nổi tiếng, huyện có Gành Đá Dĩa, một thắng cảnh đẹp và độc đáo của Phú Yên. Huyện gồm 1 thị trấn Chí Thạnh và 15 xã: An Cư, An Chấn, An Dân, An Định, An Hải, An Hiệp, An Hòa, An Lĩnh, An Mỹ, An Nghiệp, An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Thạch, An Thọ, An Xuân.
3.1.1.2. Địa hình
Tuy An nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, có địa hình khá phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với nhiều dãy đồi, núi thấp ăn lấn ra đến biển, tạo cho Tuy An có nhiều đèo, dốc (đèo Thị, đèo Tam Giang, đèo Quán Cau,…). Địa hình địa mạo huyện Tuy An có thể chia thành các dạng chính sau:
- Địa hình đồi núi thấp: Dạng địa hình này có độ cao trung bình từ 150-200m so với mực nước biển, nơi cao nhất là núi Hòn Lá cao 582,5m, núi Hòn Chuông cao 565m (xã An Thọ), núi Đồn Quân cao 473m (xã An Lĩnh), núi Chà Rang cao 454m là các núi đồi thấp gắn liền với cao nguyên Vân Hòa,... diện tích ở loại địa hình này có khoảng 21.891 ha, chiếm khoảng 53% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Địa hình đồng bằng: Dạng địa hình này có độ cao từ 0 đến 50m so với mực nước biển có diện tích khoảng 16.931 ha, chiếm khoảng 41% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Với các dạng địa hình của huyện Tuy An, thuận lợi thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, luân canh được nhiều vụ trong năm, khó khăn lớn là vùng núi khả năng cơ giới hóa hạn chế và vùng đồng bằng mùa mưa dễ bị ngập úng, lũ lụt.
3.1.1.3. Khí hậu
Nhiệt độ được phân thành 2 vùng chính:
- Tiểu vùng 1: Số liệu Trạm quan trắc khí tượng đặt tại Miền Tây (Sơn Hội-Sơn Hòa) và trạm Hà Bằng (Đồng Xuân).
Bao gồm các xã miền núi của huyện (An Xuân, An Lĩnh, An Thọ, An Nghiệp) có độ cao trung bình 250-300m nơi cao nhất gần 500m so với mặt nước biển với đặc trưng:
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất dưới 22 0C, nhiệt độ tối thiểu thấp dưới 140C. Gió tây khô nóng.
- Tiểu vùng 2: (số liệu Trạm khí tượng thủy văn Tuy Hòa) Bao gồm các xã đồng bằng ven biển với các đặc điểm là:
Về nhiệt độ: Vào các tháng giữa mùa Đông (từ tháng IX đến tháng I năm sau) nhiệt độ trung bình 21-230C, nhiệt độ thấp nhất là 14,50C. Vào các tháng mùa khô (tháng II-VIII), nhiệt độ trung bình 28-300C. Nhiệt độ cao nhất trên 400C.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.600 mm, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô lượngchỉ chiếm khoảng 20 - 30% cả năm, thời kỳ khô hạn nhất là vào các tháng 4, 5, 6 và 7.
Nắng: Chế độ nhiệt liên quan đến vĩ độ thấp của vùng nhiệt độ cao đều và hầu như không chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là khoảng 26,30C, trung bình tháng lạnh nhất không dưới 210C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và lạnh nhất cũng chỉ khoảng 6-70C. Số giờ nắng trung bình là khoảng 196 giờ/tháng. Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn, trung bình từ 155-165 kcal/cm2/năm. Tuy nhiên do biến đổi khí hậu nên trong năm có những ngày nắng nóng kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng về các loại cây trồng, gia súc, gia cầm,...
Chế độ gió, bão, áp thấp nhiệt đới: Huyện Tuy An chịu ảnh hưởng lớn bởi 3 loại gió:
- Thời kỳ gió mùa, thời kỳ này trùng với mùa mưa, bão, áp thấp nên thường gây nhiều thiệt hại về người và của, hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính-viễn thông.
- Thời kỳ gió mùa hè còn gọi là gió Lào hay gió Phơn, thổi theo hướng Tây – Đông rất khô, nóng.
- Gió đất, gió biển: là một đặc trưng của khu vực ven biển, thổi từ đất liền ra biển bắt đầu từ ban đêm và mạnh nhất vào lúc sáng sớm.
Bão và áp thấp nhiệt đới:Là khu vực ven biển nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Tần suất áp thấp trung bình 3-4 cơn/năm. Trong
năm chưa có cơn bão nào trực tiếp vào huyện nhưng địa bàn huyện đã chịu ảnh hưởng 3 cơn bão gây nên thiệt hại lớn về người và của.
3.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn huyện, có hệ thống sông suối tương đối dày đặc, tuy nhiên chỉ sông Cái (sông Kỳ Lộ), sông Hà Yến có nước quanh năm, tưới chủ yếu cho vùng đồng bằng phía Bắc huyện, còn lại các sông suối khác như sông Cay, sông Đồng Sa, suối Đồng Dài đều có diện tích lưu vực nhỏ, dòng chảy nhỏ, trong mùa khô các dòng suối đều bị cạn kiệt.
Ngoài ra trên địa bàn huyện Tuy An còn có một số hồ như: hồ Đồng Tròn (An Nghiệp có dung tích khá lớn), hồ Đồng Nổ, Đồng Môn (An Hải), Hồ Bà Mẫu (An Hòa), Bầu Súng (An Mỹ), hồ Bầu Đô và hồ Suối Bướm (An Xuân), các hồ hầu như có nước quanh năm, là nguồn nước tưới phục vụ sản xuất, sinh hoạt và nuôi cá nước ngọt.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường
Tài nguyên đất, thổ nhưỡng: Huyện Tuy An rất đa dạng về các loại đất đai, thỗ nhưỡng gồm các loại như sau:
- Nhóm đất cát: Có diện tích 593,56 ha, chiếm 1,43% tổng doanh nghiệp tư nhân được phân bố rải rác ở các xã ven biển: An Ninh Đông, An Hải, An Hòa, An Mỹ và An Chấn. Đất cát biển được hình thành do sự bồi lắng phù sa biển kết hợp với những cồn cát thấp, thoải nằm ở ven biển tạo thành những dải đất khá bằng phẳng nằm ở ven biển. Loại đất này có nhiều tiềm năng phát triển các khu du lịch lớn.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 1.229ha, trong đó: 827ha đất mặn nhiều và 392ha đất mặn trung bình và ít, Phần lớn loại đất này đã xây dựng các ao đìa nuôi trồng thủy sản.
+ Đất mặn nhiều (Mn): 837 ha, thường có địa hình thấp trũng, phân bố rải rác ở một số xã như An Hòa, An Chấn,…
+ Nhóm đất mặn ít và trung bình (M): Diện tích 392 ha, tập trung ở vùng trũng ven đầm, ven cửa sông của An Cư, An Ninh Đông, An Hiệp,...
- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất phù sa có 3.208,97 ha, hình thành trên trầm tích của sông Kỳ Lộ, còn thể hiện rõ các đặc tính xếp lớp của trầm tích, thỏa mãn yêu cầu của vật liệu phù sa (Fluvic Materials) được xếp vào Nhóm đất phù sa chiếm 7,73% tổng DTTN tập trung nhiều nhất tại thị trấn Chí Thạnh và các xã vùng thấp của huyện như: xã An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Hiệp, An Hòa... Phần lớn loại đất này được sử dụng để trồng lúa nước, rau màu.
- Nhóm đất xám: Nhóm Đất xám có diện tích 1.450,61 ha, chiếm 3,50% tổng diện tích đất tự nhiên và 9,15% diện tích đất nông nghiệp.
- Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích khoảng 2.735,76 ha, chiếm 6,59% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này có thành phần cơ giới khá nặng. Nhóm Đất đỏ có tầng đất dày, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, có thể sử dụng vào trồng các loại lâu năm như cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi.
- Nhóm đất đen:Nhóm đất đen tại huyện Tuy An có diện tích khoảng 7.075,75 ha, chiếm 17,05% tổng doanh nghiệp tư nhân phân bố chủ yếu ở các thung lũng hoặc sườn núi đá vôi, tại các xã: An Cư, An Lĩnh, An Hiệp, An Hòa, An Mỹ, An Xuân, An Thọ và thị trấn Chí Thạnh.
Nhóm đất đen có độ phì khá nên có thể thích hợp với nhiều loại cây trồng từ cây lúa, hoa màu (ngô, đậu đỗ,…), cây công nghiệp ngắn ngày (sắn, mía,…) đến cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê).
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 380 ha, là loại đất bị rửa trôi mạnh trơ sỏi đá và núi đá.
3.1.1.6. Tài nguyên rừng
Theo tổng hợp thống kê đến năm 2016, toàn huyện có 12.642 ha rừng. Trong đó: rừng sản xuất là 11.189,91 ha, rừng phòng hộ là 1.452,98 ha. Đây là nguồn tài nguyên quý giá: vừa cung cấp các loại gỗ nguyên liệu dăm, gỗ chế biến, vừa là nguồn giữ thủy cung cấp nước tưới và đảm bảo hệ sinh thái môi trường nhằm phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, cần bảo vệ, phát triển trồng rừng mới, để bảo vệ môi trường, tăng thêm nguồn nước, sử dụng hiệu quả đất đai. Vấn đề này yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ rừng và đầu tư trồng rừng mới, đồng thời phải xử lý nghiêm khắc đối với những đối tượng khai phá lấn chiếm đất rừng.
3.1.1.7. Tài nguyên biển, hồ, đầm
- Tài nguyên biển: Với đường bờ biển dài 42,5 km và nhiều hòn đảo (Hòn Chùa, Hòn Yến, Lao Mái Nhà,…), biển Tuy An không chỉ giàu tiềm năng cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản mà còn là tài nguyên lớn của ngành du lịch.
- Tài nguyên hồ, đầm: Đầm Ô Loan có diện tích mặt hồ 1.570 ha, có các loài tôm, loài rong biển và các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra đầm Ô Loan