ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG,HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 92)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG,HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

CƯ PHỤC VỤ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA 02 DỰ ÁN NGHIÊN CỨU 3.4.1. Ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợvà tái định cư đến kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu

Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của huyện, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Theo đó một số công trình, dự án được triển khai thực hiện. Vì vậy, công tác BTHT & TĐC không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của bộ phận người bị thu hồi đất mà còn liên quan đến sự phát triển chung của địa phương. Bởi lẽ, người có đất bị thu hồi là người góp phần trực tiếp vào tình hình phát triển KT-XH.

Khi nhà nước tiến hành thu hồi đất sẽ dẫn đến những thay đổi về cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người nông dân sống phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Với mức thu hồi diện tích đất nông nghiệp ở dự án 2 chiếm trên 95% tổng diện tích đất nông nghiệp đã được giao của các hộ, do đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, dư thừa lao động, nguồn thu nhập không ổn định và một số thay đổi khác trong đời sống của người dân.

- Dự án Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1: Kết quả phỏng vấn 92 hộ dân bị thu hồi

đất để thực hiện dự án 1 cho thấy, bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ trước khi thu hồi là 2.000m², bình quân đất nông nghiệp của mỗi hộ bị thu hồi là 125 m². Trong đó: hộ thu hồi hết diện tích đất nông nghiệp 0 hộ, chiếm 0%, có 02 hộ thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 2,17%, có 06 hộ bị thu hồi từ 30-70% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 6,52% và 84 hộ bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 91,3%.

- Dự án Nâng cấp kênh tưới thuộc hệ thống thủy lợi Hồ chứa nước Đồng tròn:

Kết quả phỏng vấn 86 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án 2 cho thấy, bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ trước khi thu hồi là 2.000m², bình quân đất nông nghiệp của mỗi hộ bị thu hồi là 160m².Trong đó: không có hộ thu hồi hết diện tích đất nông nghiệp, chiếm 0 %, có 05 hộ thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 5,81%, có 15 hộ bị thu hồi từ 30-70% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 17,44% và 66 hộ bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 76,74%. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 3.20.

Bảng 3.18. Kết quả phỏng vấn về bồi thường, hỗ trợ và thu hồi đất của 02 dự án ST T Các chỉ tiêu Đơn vị Dự án 1 Dự án 2 1 Tổng số hộ điều tra hộ 92 86

2 Số hộ bị thu hồi hết diện tích hộ 0 0

3 Số hộ bị thu hồi trên 70% diện tích hộ 2 5

4 Số hộ bị thu hồi từ 30-70% diện tích hộ 6 15

5 Số hộ bị thu hồi dưới 30% diện tích hộ 84 66

6 Tổng số nhân khẩu bị ảnh hưởng khi thu hồi Khẩu 368 344

7 Tổng diện tích đất nông nghiệp của các hộ trước khi bị thu hồi

m² 184.000 172.000

8 Bình quân diện tích đất NN/hộ trước khi thu hồi

m² 2.000 2.000

9 Tổng diện tích đất nông nghiệp của các hộ bị thu hồi

m² 11.500 13.760

10 Bình quân diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi/hộ

m² 125 160

11 Bình quân tiền bồi thường, hỗ trợ/hộ Triệu đồng

17,500 22,400

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra các hộ dân bị thu hồi đất của 02 dự án

Công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC là lĩnh vực có khá nhiều đơn thư khiếu nại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo sơ hở để kẻ gian lợi dụng, lôi kéo quần chúng nhân dân phá hoại nền kinh tế, chính trị. Vì vậy, việc giải đáp mọi thắc mắc, khiếu nại của người bị thu hồi đất là một công đoạn không kém phần quan trọng trong GPMB mà không một dự án nào có thể tránh khỏi. Do đó, dù số lượng đơn thư ít hay nhiều thì các cấp các ngành có liên quan luôn phải đi sâu đi sát, giải quyết một cách thấu tình hợp lý, để dự án sớm đi đến thành công và nhanh chóng mang lại diện mạo mới cho địa phương vùng dự án.

Bảng 3.19. Tổng hợp ý kiến của người dân về giá bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án

STT Ý kiến của người dân về giá bồi thường Số hộ Tỷ lệ (%) I Dự án 1 1 Thỏa đáng 22 23,91 2 Chấp nhận được 50 54,35 3 Chưa thỏa đáng 20 21,74 Tổng cộng 92 100 II Dự án 2 1 Thỏa đáng 19 22,09 2 Chấp nhận được 59 68,61 3 Chưa thỏa đáng 8 9,30 Tổng cộng 86 100

(Nguồn: Tổng hợp ý kiến từ Trung tâm PTQĐ huyện Tuy An)

Có thể thấy, trong sự thành công của các dự án, sự đóng góp về mặt vật chất và tinh thần của người bị thu hồi đất là không nhỏ. Mặc dù, khi bị giải toả, nhìn chung, người dân có đất bị thu hồi ít nhiều bị thiệt thòi, song với mong muốn xã hội ngày càng phát triển hơn, địa phương có nhiều khởi sắc hơn thì mọi người đều đồng tình ủng hộ, chấp hành đúng mọi chủ trương đề ra.

Như vậy, thực hiện tốt công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC sẽ nhanh chóng giúp người dân trong diện giải tỏa sớm ổn định cuộc sống của mình và góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được đặt ra. Ngược lại, công tác này thực hiện không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất của người dân và gây mất ổn định xã hội.

Bảng 3.20. Tổng hợp ý kiến của người dân tại 02 dự án sau khi bị giải toả Chỉ tiêu Dự án 1 Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Nghề nghiệp chính Nghề cũ 74 80,43 Nghề mới 18 19,57 Chưa có nghề 0 0 Thu nhập Cao hơn 64 70 Như cũ 28 30 Thấp hơn 0 0 Phương thức sử dụng tiền bồi thường

Xây dựng, sữa chữa nhà 43 46,74

Kinh doanh, sản xuất 35 38,04

Lĩnh vực khác 14 15,22 Tổng số hộ điều tra 92 100 Chỉ tiêu Dự án 2 Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Nghề nghiệp chính Nghề cũ 79 `91,9 Nghề mới 7 8,1 Chưa có nghề 0 0 Thu nhập Cao hơn 70 81,4 Như cũ 16 18,6 Thấp hơn 0 0 Phương thức sử dụng tiền bồi thường

Xây dựng, sữa chữa nhà 16 18,6

Kinh doanh, sản xuất 52 60,47

Lĩnh vực khác 18 20,93

Tổng số hộ điều tra 86 100

Nhìn chung, thông qua công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, ngoài phần giá trị được bồi thường, người bị thu hồi đất có quyền được hưởng lợi từ chính sự phát triển đó đem lại nhưng trên thực tế giá trị bồi thường, hỗ trợ chưa theo kịp với những thay đổi của giá cả thị trường. Do đó, phần lớn người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc xoay sở số tiền bồi thường sao cho hợp lý để có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân sớm ổn định cuộc sống; mọi thủ tục liên quan đến việc bồi thường thiệt hại phải được tiến hành kịp thời nhằm hạn chế sự chênh lệch về giá bồi thường và giá thị trường. Do đó, việc bàn giao mặt bằng diễn ra một cách nhanh chóng và tiến độ thực hiện công trình theo đúng thời gian dự định, góp phần hoàn thành tốt dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT - XH của địa phương.

3.4.2. Công tác tổ chức, trình tự thực hiện, trách nhiệm của tổ chức, ban ngành các cấp trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn các cấp trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu 02 dự án trên địa bàn huyện Tuy An, nhận thấy công tác tổ chức thực hiện việc BTHT & TĐC phục vụ cho công tác GPMB được tiến hành theo một trình tự có sẵn với sự tham gia của các cấp, các ban ngành có liên quan. Chính vì vậy, công tác BTHT & TĐC được thực hiện một cách chặt chẽ, rõ ràng cụ thể, có sự phối hợp khá đồng bộ giữa các đơn vị thực hiện và công khai dân chủ trong nhân dân nên đã hạn chế được tình trạng tiêu cực, thiếu sót trong quá trình bồi thường, GPMB và bố trí TĐC.

Việc đo đạc, định giá đất và tài sản trên đất của các hộ có diện tích bị thu hồi được tiến hành công khai, minh bạch, công bằng và được điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo đúng quy định. Đặc biệt, những hộ dân bị thu hồi hết nhà cửa đã được tiến hành cấp đất TĐC ngay và địa điểm TĐC mới tương đối hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, việc áp dụng đầy đủ các chính sách về bồi thường và hỗ trợ do Nhà nước và tỉnh quy định phần nào phù hợp với nguyện vọng của người dân nên tiến độ thực hiện dự án diễn ra được thuận lợi. Tuy nhiên, để người dân có cuộc sống ổn định hơn, Nhà nước cần có những tính toán, cân nhắc để đề ra thêm các chính sách hỗ trợ thiết thực với đời sống hiện tại của người bị thu hồi đất.

Về trách nhiệm, các cấp các ngành liên quan đã làm theo đúng trách nhiệm của mình.

UBND các xã, thị trấn ngoài việc tuyên truyền về chủ trường thu hồi đất và các chính sách BTHT & TĐC thì còn lắng nghe mọi tâm tư nguyện vọng của người dân, nhanh chóng giải thích và phản ánh kịp thời mọi thắc mắc đến Trung tâm PTQĐ để được giải đáp ổn thoả.

Chủ đầu tư, cơ quan tài chính, phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung tâm PTQĐ nhanh chóng hoàn thành mọi thủ tục GPMB để đẩy nhanh tiến độ thực hiện tránh xảy ra tình trạng chênh lệch giá trong quá trình bồi thường. Như vậy, có thể thấy quá trình bồi thường, GPMB và bố trí TĐC nếu tiến hành trong thời gian dài không những người dân chịu thiệt thòi mà cả nhà đầu tư cũng hao tổn kinh phí.

Bên cạnh những thành công đạt được, công tác GPMB trên địa bàn các xã còn gặp không ít trở ngại:

Công tác quản lý đất đai của địa phương còn lỏng lẻo, thiếu chính xác do không kịp chỉnh lí biến động, bổ sung thường xuyên nên quá trình thẩm định đất, xác định đối tượng và hạn mức bồi thường chưa chính xác dẫn đến việc khiếu kiện của người dân làm kéo dài thời gian xét duyệt phương án.

Thêm vào đó, giá bồi thường chưa sát với giá thị trường và bản thân người có đất bị thu hồi chưa được cập nhật thông tin một cách đầy đủ về các quy định của Nhà nước nên có cách hiểu sai và không chấp nhận với phương án được bồi thường. Vì vậy, công tác GPMB bị chậm lại so với kế hoạch được đặt ra.

3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢVÀ TÁI ĐỊNH CƯ THƯỜNG, HỖ TRỢVÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Để công tác BTHT & TĐC theo Luật đất đai 2013 trong thời gian tới được thực hiện ngày càng tốt hơn, hạn chế xảy ra vướng mắc, khiếu kiện của người dân, tôi đề xuất những giải pháp sau:

a. Giải pháp về giá bồi thường hỗ trợ

Điều chỉnh kịp thời đơn giá bồi thường khi giá cả có sự thay đổi lớn là điều cần thiết. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong làm cho đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu của tỉnh thay đổi nhưng việc điều chỉnh chưa kịp thời nên nhiều phương án giá trị bồi thường chưa được các hộ bị ảnh hưởng chấp nhận, gây cản trở công tác GPMB.

Giá bồi thường, hỗ trợ cho người dân cần phải sát với giá giao dịch trên thị trường trong điều kiện bình thường. Để xác định được giá bồi thường một cách chính xác nhất cần phải thành lập hội đồng thẩm định giá khi tính toán bồi thường cho người dân, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tự thoả thuận thu hồi đất của người dân, khiến cả 2 bên đều có lợi.

Ngoài ra, để công tác tổ chức thực hiện việc thu hồi, bồi thường có hiệu quả cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong thực hiện quy hoạch, dự án, nhất là trong tính toán bồi thường cho người dân, coi trọng việc giám sát của cộng đồng, thanh tra nhân dân, phát hiện những sai sót đểt chấn chỉnh kịp thời. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ đầu tư, Trung tâm PTQĐ; Cán bộ làm công tác quản lí, bồi

thường, phải được tuyển chọn có năng lực, trách nhiệm, được đào tạo cơ bản, sâu sát nhân dân. Xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm về quản lý, lợi dụng, thiếu công khai minh bạch.

b. Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến, giáo dục về chính sách, pháp luật đất đai, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế có liên quan có các hình thức tuyên truyền thích hợp, kết hợp giữa tuyên truyền, vận động và đối thoại trực tiếp để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người có đất thu hồi nhận thức đầy đủ sự cần thiết của việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng, tạo được sự đồng thuận việc thu hồi đất.

- Thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ cơ sở trong các quy trình giải phóng mặt bằng, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng.

c. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai

- Tập trung đầu tư để thực hiện hoàn thành sớm công tác điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính; nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất. Thực hiện đầy đủ việc công bố công khai quy hoạch, các mốc giới và hành lang bảo vệ công trình để chính quyền cơ sở thực hiện việc quản lý để nhân dân giám sát, thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

d. Lấy ý kiến các cấp, các ngành và người dân để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế.

- Hoàn thành việc xây dựng cơ chế xác định giá đất bồi thường đúng theo nguyên tắc giá cụ thể theo quy định của Luật Đất đai 2013.

- Xây dựng mới bộ đơn giá bồi thường, hỗ trợ về cây trồng, vật nuôi là thủy sản và vật kiến trúc bảo đảm đầy đủ tiêu chí về danh mục, đơn giá hiện hành dễ áp dụng và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người được bồi thường, hỗ trợ; dễ dàng điều chỉnh phù hợp khi giá cả thị trường có biến động.

- Chủ động xây dựng các khu tái định cư kết hợp với các khu phân lô bán đấu giá; cơ sở hạ tầng phải được đầu tư đồng bộ theo quy định, quy mô diện tích đa dạng cho người được tái định cư chọn lựa.

e. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Tập trung bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, pháp luật; nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật đất đai.

- Nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy trình thông báo thu hồi đất, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công khai, minh bạch kết quả kiểm kê, phương án, cơ chế, chính sách, đơn giá áp dụng, chủ trương thu hồi đất, quyết định thu hồi đất theo quy định.

- Rút ngắn thời gian thẩm định điều kiện, phê duyệt phương án bồi thường và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 92)