Phương pháp nghiên cứu đặc điển của loài cây Bách vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống bằng hom bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fajon hiep) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 42 - 43)

Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007). Cụ thể như sau:

+ Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa, quả, hạt và rễ của cây Bách vàng (cây được quan sát phải đạt độ trưởng thành nhất định, hiện đang tồn tại trong rừng tự nhiên). Kết quả ghi vào phiếu mô tả cây tương ứng.

+ Lấy mẫu tiêu bản, so sánh với các tiêu bản trước đây hoặc những loài cây có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác của loài (Thìn 1997, 2007);

+ Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản,…

Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, nên quan điểm kế thừa các nghiên cứu

đã có và chỉ tiến hành điều tra bổ sung các thông tin còn thiếu được sử dụng. Tiếp cận đa chiều theo nhiều hướng khác nhau để thu được kết quả tốt nhất và có độ tin cậy cao.

b) Điều tra vật hậu

- Vật hậu là hoạt động sinh học có tính chu kỳ của các cơ quan dinh dưỡng (rụng lá, ra lá non) và cơ quan sinh sản (ra nụ hoa, nở hoa, kết quả...) của sinh vật. Phương pháp quan sát, mô tả, theo dõi trực tiếp tại hiện trường: Bằng mắt thường quan sát trực tiếp vật hậu trong quá trình điều tra thực địa. Quan sát sự biến đổi các bộ phận (cành, chồi, hoa, nón) của loài. Phương pháp nghiên cứu vật hậu học được thực hiện theo giáo trình “Thực vật rừng” (2000) của Lê Mộng Chân và theo tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), theo tài liệu của Nguyễn Đức Tố Lưu và cs (2004) vềđặc điểm vật hậu và hạt giống cây rừng Việt Nam.

Luận văn đã lựa chọn 5 cây sinh trưởng bình thường, không bị sâu bệnh, đã

đến tuổi cho hoa quảđể theo dõi vật hậu trong thời gian nghiên cứu; mỗi năm quan sát 4 lần vào 4 mùa khác nhau. Các chỉ tiêu theo dõi là thời kỳ nảy lộc, ra hoa kết quả, quả chín, chu kỳ sai quả, sản lượng quả. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu của đề

tài có hạn lên chỉ quan sát được năm 2019 nhưng cả 5 cây đều không thấy ra hoa quả. Các thông tin thu thập được ghi vào phiếu điều tra.

Biểu 2.1. Phiếu điều tra khí hậu và vật hậu loại Bách vàng tại khu vực nghiên cứu

Hiện tượng vật hậu Thôn Tà Pình Thôn Cao Lù Khuổi Vầy

Khí hậu Vĩ độ Độ cao Nhiệt độ TB Lượng mưa Cơ quan dinh dưỡng Thời kỳ bắt đầu rụng lá Thời kỳ rụng hết lá Thời kỳ ra lá non Thời kỳđủ lá Cơ quan sinh sản Thời kỳ ra nụ hoa Thời kỳ nở hoa Thời kỳ kết quả Thời kỳ quả chin Thời kỳ phát tán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống bằng hom bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fajon hiep) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)