Đặc điểm về phân bố của loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống bằng hom bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fajon hiep) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 62 - 63)

Trên thực tế, rừng tự nhiên thường có rất nhiều loài cây cùng tồn tại, sinh trưởng và phát triển tại một khu vực nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu một loài thực vật nhất định nào đó thì điều cần thiết là phải nghiên cứu thêm cả mối quan hệ của chúng theo sự phân bố của loài. Trong thời gian đầu của tiến trình thực hiện nghiên cứu này, đã tập trung phân tích một số loài thường gặp theo các đai độ cao khác nhau tại khu vực xã Ca Thành. Các dẫn liệu đưa ra trong mục này là những quan sát thực tế tại thực địa theo 8 tuyến khác nhau, với 12 đỉnh và độ cao thay đổi từ 800 mét trở lên bởi vì ởđộ cao này thích hợp hơn với các loài của Hạt trần.

Qua các đợt điều tra tại xã Ca Thành, thấy Bách vàng chỉ xuất hiện ở trên

đỉnh hoặc gần đỉnh núi đá vôi, ở các độ cao từ 1050 đến 1405 so với mặt nước biển thuộc 12 đỉnh núi, thôn Tà Pình, Cao Lù và Khuổi Vầy. Bách vàng thường mọc rải rác, tuy nhiên cũng có đỉnh chúng phân bố tương đối tập trung như đỉnh Núi Thíu Rìu, Khuổi Tang và Lũng Phai thuộc xã Ca Thành, có độ cao 1.271m so với mực nước biển.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, mặc dù đã tìm được 76 cá thể Bách vàng trưởng thành nhưng rất ít gặp cây con tái sinh (tổng số cây con tái sinh trong toàn khu vực được tìm thấy là 16 cá thể). Hơn nữa, những cá thể Bách vàng đã bị khai thác, không thể tái sinh chồi được.

Khu vực phát hiện có Bách vàng nằm khá xa so với địa bàn khu dân cư và có nhiều núi đá vôi xen lẫn núi đất, tuy nhiên tài nguyên rừng nơi đây đang bị đe dọa, tiếp tục đối mặt với nguy cơ bị khai thác cạn kiệt bởi người dân địa phương.

Xã Ca Thành hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề của tình trạng khai thác trái phép của người dân địa phương nên số lượng cây trưởng thành được tìm thấy và còn sót lại không nhiều. Đây chính là nguyên nhân gây cản trởđến quá trình tái sinh và phát tán hạt giống của Bách vàng nên trong quá trình điều tra cũng phát hiện thấy số lượng cây tái sinh rất ít.

Qua việc xác định vị trí chính xác của loài Bách vàng, nhận thấy rằng, Bách vàng phân bố ở độ cao lớn, thể hiện rõ một trong những đặc điểm về phân bố của các loài cây lá kim nói chung và của họ Hoàng đàn nói riêng, đó là, các loài cây này chỉ phân bố trên các đỉnh núi hoặc gần đỉnh núi. Điều này đồng nghĩa với phạm vi phân bố của loài đã và đang bị thu hẹp dần, sự sống của loài đang gặp nhiều cản trở

về mặt tự nhiên và đe dọa bởi yếu tố con người. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc tim ra các giải pháp bảo tồn loài cho khu vực xã Ca Thành, một trong những vùng mà hiện nay, Bách vàng loài có số lượng hiếm hoi

đang đối mặt với nguy cơ cao về sự diệt vong tại đây.

Từ thực tế về phân bố tự nhiên của loài Bách vàng, đã tính toán và đưa lên

được trên bản đồ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi và bảo tồn cây quy hiếm, đặc hữu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống bằng hom bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fajon hiep) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)