a) Điều tra theo tuyến
Tại mỗi khu vực, nắm bắt thông tin chung thông qua tài liệu thông qua phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương... Kế thừa tài liệu đã có kết hợp với điều tra bổ sung theo tuyến ngoài thực địa nhằm xác định vùng phân bố của loài Bách vàng. Tại khu vực nghiên cứu lập 08 tuyến điều tra đi qua khu vực có loài Bách vàng phân bố và đi qua những độ cao, loại rừng khác nhau. Trên các tuyến điều tra, tiến hành điều tra phát hiện loài bằng cách quan sát, nhận dạng qua đặc điểm hình thái. Kết quảđiều tra được trên tuyến ghi vào mẫu biểu.
Biểu 2.2. Điều tra phân bố của loài theo tuyến
Ngày điều tra……… Nơi điều tra………
Người điều tra ………... Loài cây: Bách vàng
Số hiệu tuyến Thứ tự cây Tọa độ Độ cao (m)
Chiều cao cây (m) D1.3 Ghi chú HVN HDC
b) Điều tra trên các OTC điển hình tạm thời
Bố trí 08 OTC trên 3 trạng thái đại diện có phân bố của loài Bách vàng (trạng thái TXDK: 02 OTC; TXDN: 03 OTC; TXDB: 03 OTC).
Tại mỗi vị trí độ cao khác nhau (100m) lập ít nhất 01 OTC điển hình tạm thời có diện tích 1.000 (40 x 25 m). Điều tra các thông tin trong OTC theo phương pháp điều tra lâm học (Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 2005). Số liệu thu thập
được ở các ô tiêu chuẩn trên tuyến điều tra, trên các vị trí khác nhau được ghi chép theo các mẫu biểu lập sẵn. Các chỉ tiêu cần xác định là: tần số bắt gặp, đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng hoặc lâm phần nơi có Bách vàng phân bố; loài cây đi kèm, loài cây chiếm ưu thế tầng cây cao, tầng cây bụi và tình hình tái sinh của loài… Dụng cụ
và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước kẹp, thước dây, thước đo cao, bảng biểu lập sẵn. Tại các OTC tiến hành mô tả các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài như độ dốc mặt đất, hướng phơi, độ cao…, sau đó xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao:
- Đường kính thân cây (D1,3 cm) được đo bằng thước kẹp kính hai chiều, hoặc dùng thước dây đo chu vi.
- Chiều cao vút ngọn (HVN, m) và chiều cao dưới cành (HDC, m) được đo bằng thước đo cao với độ chính xác đến dm. HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, HDC được xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng.
Biểu 2.3. Điều tra tầng cây cao
Số OTC: ... Hướng dốc:... Người điều tra:...
Độ cao: ... Độ dốc : ... Ngày điều tra:... Tọa độ: ... Độ tàn che: ... Trạng thái rừng:... TT cây Tên loài Chu vi (cm) D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dtan Chất lượng Ghi chú