Giải pháp áp dụng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn nguồn gen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống bằng hom bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fajon hiep) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 82 - 91)

ngun gen loài Bách vàng

a) Kỹ thuật thu mẫu và bảo quản

- Xác định thời gian sinh trưởng để tiến hành thu mẫu vào thời kỳ trước mùa sinh trưởng là điều rất cần thiết vì thời điểm này trong thân có sức đề kháng với bất lợi của môi trường tốt nhất, có khả năng ra rễ mạnh nhất;

- Qua nghiên cứu thấy mẫu giâm hom loài Bách vàng nên thu ở những

đối tượng cây còn trẻ (chưa phát triển), có hom giâm mọc trực tiếp từ thân chính và thu vào trước mùa sinh trưởng là tốt nhất;

- Khi thu hom nên sử dụng kéo kỹ thuật thật sắc, chọn những hom có sức sống khoẻ và cắt sát vào thân chính;

- Hom sau khi cắt nên bảo quản trong túi nilông được buộc kín và càng giâm sớm càng tốt. Nếu phải bảo quản lâu ngày nên đặt ở những nơi thoáng mát vào ban ngày và phơi sương vào ban đêm (tránh ánh nắng trực tiếp vào túi hom). Hom càng

để lâu ngày sức sống và khả năng ra rễ càng giảm.

b) Kỹ thuật tạo cây con

* Kỹ thuật giâm hom bằng cành

- Hom trước khi giâm nên ngâm vào trong nước mát, tránh hiện tượng thoát nước từ hom;

- Dùng kéo kỹ thuật, sắc, cắt dứt khoát ở vị trí vừa mới hoá gỗ và loại bỏ các lá xung quanh gần phần cắt;

- Ngâm hom trong môi trường nước được xử lý bằng dung dịch thuốc Benlát với nồng độ 1,5 - 2gam/1 lít nước trong thời gian 10 - 15phút. Vớt hom ra rổ, sau đó chấm vào thuốc IAA 500ppm và cấy vào giá thể;

- Giá thể cắm hom là cát vàng nguyên chất được đặt trong bể xây bằng xi măng. Giá thể trước khi cắm được khử trùng và có hệ thống giàn phun tựđộng. Sau khi giâm xong, toàn bộ hom giâm được phủ một lớp nilông nhằm giảm ánh sáng và nhiệt độ không khí cũng như các loại tác động khác từ bên ngoài.

* Kỹ thuật chăm sóc

- Hàng ngày tiến hành phun nước cho cây với khoảng thời gian phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết. Nếu thời tiết nắng, nóng nên tăng lượng nước phun nhưng phải tránh phun vào thời điểm giữa trưa và đầu giờ chiều; nếu thời tiết mát, có mưa, khoảng cách phun được giãn cách;

- Thông thường hom giâm thường bị lở cổ rễ hoặc thối lá do vậy nên phun thuốc khử trùng, phòng bệnh khoảng 15- 20 ngày/lần với thuốc Benlát nồng độ 15- 20% hoặc phun thuốc Booc đô nồng độ 0.5%. Nếu hom nào đã xuất hiện bệnh nên loại bỏ ngay, tránh sự lây lan sang các hom khác.

* Kỹ thuật chuyển hom

- Qua nghiên cứu cho thấy, Bách vàng là loài cây thích hợp với núi đá vôi, giầu mùn, độ xốp cao, thoát nước tốt nên khi chuyển hom giâm vào bầu ta cần chọn các thành phần tương tự với môi trường sống của chúng;

- Với đặc điểm, rễ hom giâm loài Bách vàng rất giòn, dễ gãy do vậy nên chọn loại bầu có kích thước lớn, dài 20cm, rộng 15cm hoặc lớn hơn;

- Sau khi hom được lấy ra từ môi trường giá thể cát nên chuyển ngay vào bầu và đặt bầu vào môi trường thoáng mát. Theo dõi, chăm sóc cho đến khi Bách vàng thích hợp với môi trường: Ra rễ, tạo lá mới, tiến hành trồng thử nghiệm tại vườn

ươm Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.

c) Kỹ thuật trồng cây

* Kỹ thuật trồng cây từ giâm hom

- Chọn vị trí thoáng mát, có độ tàn che 60- 70%.

- Chọn vật liệu trồng Bách vàng phù hợp với tính thích nghi ở ngoài thiên nhiên: Thành phần mùn, độ xốp, độ thoát nước và điều đặc biệt quan trọng là nên trộn lẫn với một chút vật liệu đá vôi xung quanh gốc, rễ Bách vàng.

- Thường xuyên theo dõi, tưới cây tạo độ ẩm thích hợp cho Bách vàng sinh trưởng tốt. Theo kinh nghiệm nên tưới nước 2 lần trong một ngày, vào buổi sáng và chiều tối. Lượng nước tưới mỗi ngày phụ thuộc vào điều kiện thời tiết; nếu ngày nắng nóng nên tưới nhiều hơn những ngày có điều kiện khí hậu mát mẻ.

* Kỹ thuật trồng cây tái sinh

Qua nghiên cứu, đã thử đưa 5 cá thể Bách vàng tái sinh ngoài tự nhiên về

trồng tại Ca Thành. Kết quả rất khả quan, cả 3 cá thể Bách vàng đều kịp thời thích nghi với môi trường mới. Đây là một thành công ngoài sự mong đợi của, nó cho phép bảo tồn chuyển vị loài Bách vàng khi môi trường sống tự nhiên đang bịđe doạ

nghiêm trọng. Do Bách vàng tái sinh rất ít ở ngoài tự nhiên nên mới chỉ thử nghiệm trồng 5 cá thể theo phương pháp sau:

- Chọn cá thể đang sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, cắt bỏ 50% số lá có trên cây (tránh hiện tượng thoát hơi nước quá mạnh)

- Thu thập, bảo quản Bách vàng tái sinh ngay tại hiện trường (không làm đứt rễ chính).

- Trồng Bách vàng tại xã Ca Thành với các thành phần vật liệu: Giá thể, xỉ

- Nên trồng ở những nơi thoáng mát, có độ tàn che khoảng 50- 60%, thường xuyên theo dõi, chăm sóc tạo độẩm thích hợp cho cây.

- Kết quả sau 5 tháng cho thấy, Bách vàng đã bén rễ, đầu cành, ngọn cây bắt

đầu ra lá mới. Điều này khẳng định thêm rằng khả năng sống của Bách vàng ở môi trường mới là hoàn toàn có thể.

Như vậy, để giâm hom hay thu thập cây tái sinh ngoài tự nhiên và trồng thành công cho bất kỳ một loài cây nào nói chung và thực tế cho Bách vàng nói riêng, chúng ta nên tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài. Đây là cơ sở để kết hợp một cách đầy đủ và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết từ

khâu thu thập mẫu, bảo quản, chăm sóc cho đến khi đối tượng nghiên cứu (Bách vàng) thích hợp với môi trường sống mới. Thành công này không chỉ là căn cứ để đề xuất các biện pháp bảo tồn chuyển vị mà điều quan trọng hơn là đã định hướng

được phương pháp bảo tồn nguồn gen quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam cũng như

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống bằng hom cây Bách vàng tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, tôi rút ra một số kết luận như sau:

Đặc điểm sinh học của loài Bách vàng: Bách vàng là loài cây gỗ lớn, thường xanh, đường kính 1,3m đạt 45cm, chiều cao vút ngọn lên tới 15m. Vỏ Bách vàng dầy 2 - 3mm. Có ba kiểu lá trên cùng một cây: Lá non, lá trưởng thành và lá chuyển tiếp. Nón Bách vàng đơn tính cùng gốc; nón đực hình bầu dục; nón cái hình cầu. Hạt tối đa 7- 9 trong một nón cái. Bộ rễ của loài Bách vàng phát triển rất mạnh

đặc biệt là các cây trưởng thành.

Đặc điểm sinh thái của loài Bách vàng: Thường mọc rải rác trên các sườn núi và đỉnh núi đá, phân bốở độ cao từ 1.100m trở lên. Đất Feralit mùn trên núi, màu nâu đen. Đất có độ pH trung tính, lượng mùn cao, đất xốp, hàm lượng

đạm, lân, kali ở mức trung bình. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Lượng mưa lớn, mưa nhiều và kéo dài, độ ẩm cao. Là loài chiếm ưu thế và ở tầng tán chính của rừng, thường có từ 1 - 2 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng thảm tươi, trong đó tầng cây gỗ có chiều cao thấp, gồm các loài đặc trưng của rừng núi đá với độ tàn che của rừng đạt từ 0,5-0,6;

độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi từ 30 - 40%. Mật độ của loài Bách vàng từ

150-270 cây/ha. Số loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành rừng có từ 2-7 loài, trong đó Bách vàng tỷ lệ cao trong tổ thành rừng.

Đặc điểm của lớp cây tái sinh: Bách vàng là loài cây tái sinh rất kém ở ngoài tự nhiên. Trong tổng số 08 tuyến điều tra (12 đỉnh núi đá vôi) chỉ phát hiện được có 11 cá thể và 5 cá thể khác trong tổng số 32 ô dạng bản điều tra quanh gốc cây mẹ. Hơn nữa, Bách vàng tái sinh không liên tục, trong số 16 cá thể tái sinh thì có chiều cao nằm trong cấp 0-50cm, trong đó 04 cây đạt chất lượng trung bình (chiếm 33,3%), 2 cây ở tuyến 1 và 02 cây ở tuyến 2) và 12 cây có chất lượng tái sinh xấu (chiếm 66,7%, 3 cây thuộc tuyến 1 và 9 cây của tuyến 2).

Kết quả nghiên cứu về nhân giống bằng hom loài Bách vàng: Thí nghiệm về

nhân giống bằng hôm của loài Bách vàng được thực hiện 2 lần: Kết quả lần 1 sau 90 ngày thì toàn bộ hom bị chết. Kết quả giâm hom lần 2 tại vườn ươm VQG Phia Oắc - Phia Đén. Chất kích thích ra rễ NAA 500ppm có tỷ lệ sống cao nhất so với các công thức khác và có số hom ra rễ nhiều nhất. Như vậy, Bách vàng có khả năng nhân giống bằng hom.

Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Bách vàng: Đề tài đã đề

xuất 3 giải pháp bảo tồn và phát triển loài Bách vàng tại khu vực nghiên cứu: - Giải pháp bảo tồn nguyên vị;

- Giải pháp bảo tồn chuyển vị;

- Giải pháp áp dụng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn nguồn gen loài Bách vàng.

Trong đó giải pháp bảo tồn chuyển vị là ưu tiên hàng đầu để bảo tồn và phát triển loài tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

2. Tồn tại

Mặc dù đã đạt được một số kết quả như trên, đề tài vẫn còn có những tồn tại sau:

Xã Ca Thành là khu vực núi đá vôi với địa hình rất hiểm trở cho việc điều tra, hơn nữa do thời gian và kinh phí có hạn nên tôi chưa điều tra, nghiên cứu phân bốđược toàn bộ các định núi trên địa bàn xã.

Loài Bách vàng có chu kỳ ra nón giãn cách nên luận án chưa theo dõi được

đặc điểm này. Nghiên cứu này chỉ tập trung một sốđặc điểm lâm học cơ bản về

loài Bách vàng nên chưa thê tìm hiểu được chuyên sâu để đưa lại giải pháp bảo tồn phù hợp. Chưa thu hái được hạt giống nên chưa thủ nghiệm nhân giống bằng hạt cho loài Bách vàng.

3. Khuyến nghị

Xã Ca Thành nằm trong khu vực có nhiều loài thực vật có giá trị kinh tế và khoa học rất cao nhưng lại rất ít được sự quan tâm của Nhà nước. Qua điều tra, nghiên cứu, xin đề xuất một vài ý kiến như sau:

Cần mở thêm các tuyến điều tra loài Bách vàng ở khu vực mới trong xã Ca Thành và các xã lân cận nằm trong vườn quốc gia Phia Oắc, Phia Đén để có kết luận về hiện trạng phân bố của loài thuyết phục nhất.

Tiếp tục theo dõi chu kỳ ra hoa và tạo nón của loài Bách vàng để bố trí thời gian thu hái hạt giống;

Thủ nghiệm gieo ươm bằng hạt cho loại Bách vàng để tạo nguồn giống cho công tác bảo tồn;

Thử nghiệm xây dựng mô hình trồng Bách vàng tại vùng phân bố của chúng và trực tiếp trồng tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Tiếp tục nghiên cứu sâu vềđặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Bách Vàng. Tăng cương công tác bảo tồn nguyên vị, giữ lại nguồn gen quý hiếm đặc hữu không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả thế giới trước khi quá muộn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT

1. Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường (1996), Sách đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2002), Thực hành phân tích đất, Trường Đại học Lâm nghiệp,

3. Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng, Lê Văn Chẩm (1999), Phát triển một số loài mới họ Hoàng đàn (Cupressacea): cây Ché Thuja Quanbaensis sp.nov. vùng núi đá vôi tỉnh Hà Giang”, Trong bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh hec trên vùng đá vôi của Việt Nam.

4. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2001), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Trần Thị Chì (2001), Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Thông tre tại VQG Ba Vì, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

6. Vũ Văn Dũng (2003), Tài liệu hướng dẫn ô tiêu chuẩn, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Vườn thực vật Mít-Xu-Ri, Hà Nội.

7. Hà Thị Hiền (2002), Nghiên cứu nhân giống Sao đen bằng phương pháp giâm hom, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

8. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997), Điều tra rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh

10. Hà Quang Khải (1998), Giáo trình đất, Trường Đại học Lâm nghiệp.

11. Trần Đức Khoản (1999), Dự án Khu BTTN Bát Đại Sơn, huyện Quảng Bọ, tỉnh Hà Giang, Bộ NN&PTNT, Viện Điều tra Quy hoạch rừng.

12. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13.Phùng Ngọc Lan (2001), Lâm nghiệp nhiệt đới, Trường Đại học Lâm nghiệp.

14. Phan Ke Loc & Nguyen Tien Hiep (1999), “Có hay không Cunninghamia konishii Hayata mọc hoang ở Việt Nam và tên khoa học của Sa mộc dầu là gì”,

Tuyển tập Hội thảo khoa học về Bắc dãy Trường Sơn (lần thứ hai), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep & L. Averyanov (1999a), “Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn. var. davidiana một loài thực vật Hạt trần mới

được ghi nhận ở Bắc Việt Nam”, Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi của Việt Nam, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, tr. 25- 27.

16. Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep & L. Averyanov (1999b), “Núi đá vôi cao bằng có gì mới về mặt thực vật”, Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi của Việt Nam, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, tr. 32- 41.

17. Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep, L. Averyanov (2000), “Một số dần liệu mới về lớp Thông của Việt Nam”, tuyển tập hội thảo Quốc gia về Sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 256- 259.

18. Nguyễn Đức Tố Lưu (2002), “Thêm một chi cây lá kim mới cho sách đỏ thế giới và sách cây cảnh Viêt Nam”, Bảo vệ môi trường, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường.

19. Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip Ian Thomas (2004), Cây lá kim Việt Nam.

20. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Bảo tồn đa dạng sinh học, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam.

21. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (1998), Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Schmidt Lars, Nguyễn Đức Tố Lưu (1999), Nghiên cứu vật hậu học cây rừng với các đặc điểm riêng của Việt Nam, DANIDA.

23. Thái Văn Trừng (1999), Những hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

24. Thái Văn Trừng (1999), Những hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

25.Đặng Kim Vui, Trần Đức Thiện, La Thu Phương, Trần Quang Diệu, La Quang

Độ (2013), “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật quý hiếm và nguy cấp tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí KHoa học & Công nghệ, tập 104 (04), Tr. 9-16.

II. TIẾNG ANH

26. Gadek P. A., Alpers D. L., Heslewood M. M., & Quinn C. J. (2000). Relationships within Cupressaceae sensu lato: a combined morphological and molecular approach. American Journal of Botany 87: 1044–1057.

27. Farjon A., Hiệp N. T., Harder D. K., Lộc P. K., & Averyanov L. (2002). A new genus and species in the Cupressaceae (Coniferales) from northern Vietnam, Xanthocyparis vietnamensis. Novon12: 179–189.

28. Farjon, A., Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep & Averyanov, L.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống bằng hom bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fajon hiep) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)