Thông qua đo đếm tại thực địa đã thu thập được các thông tin chi tiết vềđặc điểm tái sinh của một số loài mọc cùng Bách vàng trong quá trình điều tra.
Bảng 3.3. Hình thức tái sinh và chất lượng của cây tái sinh Loài SL
Hình thức TS
Chiều cao Chất lượng <20 20 - < 40 40 - < 60 60 - < 80 80<100 >100 T TB X Hạt Chồi Bách vàng 16 16 5 8 3 4 12 Trường sâng 2 2 1 1 2 Ràng ràng xanh 2 2 1 1 2 Kháo vàng 18 18 9 1 2 1 2 3 10 8 Thông tre lá ngắn 16 16 6 6 2 1 1 16 Giẻ sừng 5 5 2 1 1 5 Tổng 59 43 16 24 18 8 2 3 3 17 30 12
Nhìn chung, số lượng các loài cây tái sinh rất ít và trong số các loài cây tái sinh
được phát hiện và đo đếm cho thấy, đa số cây đều có chất lượng thấp, có tổng số 59 cây đạt chất lượng trung bình (chiếm 50,85%) trong tổng số các loài cây tái sinh tại khu phân bố Bách vàng, còn lại hơn 28,81% là các loài cây khác có chất lượng tốt và 20,34% cây có chất lượng xấu. Tái sinh bằng hạt chiếm ưu thế (72,88%), tái sinh bằng chồi là 27,12%. Trong số những cây tái sinh được tìm thấy, số cây đạt chiều cao dưới 20cm chiếm tỉ lệ cao nhất 24 cây (40,67%), những cây với chiều cao trong khoảng 60-100cm có tỉ lệ thấp nhất (chiếm 5%).
Qua bảng trên, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, hình thức tái sinh chủ yếu của các loài cây ởđây chủ yếu là từ hạt, chỉ có loài Bách vàng chỉ phát hiện tái sinh bằng chồi. Điều này có thể là do đặc điểm thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là rừng núi đá vôi nên việc tái sinh bằng hạt của loài Bách vàng gặp khó khăn, hơn nữa những cây Bách vàng phát hiện chủ yếu còn nhỏ, thời gian nghiên cứu không thu thập được quả và hạt.
Bảng 3.4. Hình thức tái sinh và chất lượng cây Bách vàng tái sinh
Số hiệu tuyến
Cấp chiều cao và chất lượng
Nguồn gốc 0 – 50 cm 50 – 100 cm > 100 cm T TB X T TB X T TB X Hạt Chồi Tuyến 1 2 3 5 Tỉ lệ (%) 50 25 Tuyến 2 2 9 11 Tỉ lệ (%) 50 75 Tổng (8 tuyến) 4 12 16
Theo bảng tổng hợp trên chúng ta thấy, loài Bách vàng tái sinh rất thưa thớt. Chỉ phát hiện thấy cây tái sinh Bách vàng 2 trên 8 tuyến điều tra, trong đó, tuyến 01 có 05 cây được phát hiện và tuyến 2 phát hiện thấy 11 cây, các tuyến khác không phát hiện thấy sự xuất hiện của Bách vàng tái sinh. Nguyên nhân có thể là do số lượng cây mẹ cung cấp giống hiện còn lại rất ít (76 cây), hoặc nhiều hạt đang ở thời kỳ “ngủ” nên tại thời điểm nghiên cứu chưa kịp nảy mầm, cũng có thể cây con bị người dân khai thác đểđem đi gây trồng ở những nơi khác...
Tổng số 16 cây Bách vàng tái sinh được tìn thấy đều có chiều cao nằm trong cấp 0-50cm, trong đó 04 cây đạt chất lượng trung bình (chiếm 33,3%), 2 cây ở tuyến 1 và 02 cây ở tuyến 2) và 12 cây có chất lượng tái sinh xấu (chiếm 66,7%, 3 cây thuộc tuyến 1 và 9 cây của tuyến 2). Quá trình nghiên cứu không phát hiện thấy cây Bách vàng tái sinh nào đạt chiều cao trên 50cm. Điều này có thể do một số nguyên nhân chính sau:
Kết quả điều tra cũng chỉ ra sự khác nhau về số lượng cây tái sinh trong và ngoài tán. Toàn bộ 100% số cây (16 cây) Bách vàng tái sinh đều được tìm thấy trong phạm vi bán kính cây mẹ, không có cá thể nào nằm ngoài bán kính tán cây mẹ và 100% số cây có chiều cao chỉđạt dưới 1m. Điều này chứng tỏ rằng, khả năng phát tán nguồn giống của loài rất kém.
Bảng 3.5. Tỷ lệ phần trăm vị trí tái sinh và số cá thể theo chiều cao
Tuyến Vị trí điều tra
Tỷ lệ % số cá thể theo chiều cao
Tổng số cây Hvn < 1m Hvn > 1m Số cây Tỉ lệ % Số cây Tỉ lệ % Số cây Tỉ lệ %
1 Trong tán 16 100 16 100
2 Ngoài tán
Tổng 16 100 16 100
Theo bảng số liệu thống kê Bảng 3.5 cho thấy, số lượng Bách vàng tái sinh ngoài tự nhiên rất ít, trong Tuyến điều tra số 1, 2 và 3 đã phát hiện tổng cộng 16 cây Bách vàng chỉ được tìm thấy trong giới hạn bán kính tán của 28 cây mẹ, cả 16 cây được phát hiện đều có nguồn gốc từ chồi (tái sinh từ
cành khô rơi rụng).
Chiều cao trung bình đạt 20 - 30cm, 4 cây có chất lượng tái sinh trung bình và 12 cây còn lại có chất lượng xấu.
Như vậy sự tái sinh của loài Bách vàng không theo một trật tự nhất định và
điều này thể hiện thông qua kết quả điều tra trong tổng số 28 cây mẹđược tìm thấy thì chỉ tìm thấy 16 cây Bách vàng tái sinh.
Trong số 16 cây Bách vàng tái sinh, không có cây nào được xác định là tái sinh từ chồi.
Một điều đáng được quan tâm lưu ý loài Bách vàng tái sinh không liên tục. Qua kết quả cho thấy loài Bách vàng tái sinh theo hình răng cưa. Quá trình tái sinh của loài này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Điều kiện lập địa, sự biến đổi thất thường về
khí hậu, bản chất của loài. Qua nghiên cứu cũng cho thấy các cá thể tái sinh tập trung nhiều hơn ở cấp chiều cao >1m. Đây là cấp chiều cao đã đi vào ổn định và sẽ tham gia vào tầng tán rừng.
Bách vàng tái sinh rất rải rác, thậm chí ngay cả những nơi không có cây mẹ
cũng vẫn thấy Bách vàng tái sinh xuất hiện. Nguyên nhân xẩy ra hiện tượng này là do:
- Bách vàng chỉ phân bố ở trên các đỉnh hoặc ở gần đỉnh núi cao, chịu ảnh hưởng rất lớn của các trận gió nên hạt dễ dàng bay đi xa. Nón quả khi chín, vỏ quả
mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt văng ra ngoài.
- Hạt Bách vàng có cánh mỏng nên khi gặp gió thường dễ bay ra xa hơn so với cây mẹ. Trong trường hợp này, nếu hạt gặp các điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm và phát triển thành cây bình thường, ngược lại nếu gặp điều kiện không thích hợp hạt sẽ
bị hỏng.
Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng, bên cạnh khả năng tái sinh từ
chồi, Bách vàng còn có khả năng tái sinh từ hạt tuy mật độ không cao và khả năng tái sinh từ cả chồi và hạt đều rất kém. Đặc biệt, nếu gặp điều kiện khí hậu phù hợp là rừng núi đá vôi, ở những nơi có độ cao lớn, nhiệt độ thấp thì loài có khả năng tái sinh tốt hơn. Đây là một tín hiệu cho thấy, loài có khả năng tái sinh nhân tạo bằng phương pháp giâm hom, tuy nhiên thời gian nảy mầm khá lâu. Nhìn chung, kết quả điều tra cho thấy khả năng tái sinh từ chồi mạnh hơn so với tái sinh từ hạt. Khả năng tồn tại,
sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh từ chồi cũng tốt hơn so với tái sinh từ hạt.
Điều này cho thấy, trong công tác bảo tồn loài nếu gieo trồng loài Bách vàng nên chú ý theo hướng giâm hom bằng cành thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.