Môi trường sống bao gồm nhiều yếu tố (khí hậu, đất đai, sinh vật) chúng luôn tác động đồng thời tạo thành một tổ hợp sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Mỗi vùng địa lý khác nhau có một điều kiện sinh thái nhất định, đặc điểm này có liên quan tới sự phân bố của các loài thực vật nói chung.
Quá trình tồn tại, sinh trưởng và phát triển của Bách vàng có sự phụ thuộc lớn và chịu sự chi phối của môi trường xung quanh. Đó là điều kiện về môi trường vô sinh nhưđất, nước, khí hậu, điều kiện lập địa, thổ nhưỡng, v.v... Ngoài ra, sự tồn tại của Bách vàng cũng phụ thuộc vào các mối quan hệ tương tác với các loài thực vật khác. Nếu thiếu một trong số các nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của loài, làm cho loài không phát triển được, sức chống chịu kém, thậm chí có thể bị diệt vong. Sau đây là một số yếu tố chính về ngoại cảnh có ảnh hưởng đến Bách vàng, gồm có:
- Đặc điểm đất đai
Kiểu địa hình núi trung bình, đây là kiểu địa hình phổ biến nhất chiếm hầu hết diện tích đất rừng tại xã Ca Thành. Do địa hình bị chia cắt mạnh, tại đây có những
đỉnh núi cao, sườn dốc của các đỉnh núi đứng, khe suối hình thành sâu, hẹp, rừng ở đây có trữ lượng khá cao. Theo quan sát, nhận định đây là khu vực xưa kia có độ đa dạng loài thực vật khá cao, một trong những đặc điểm đặc trưng cho vùng núi đá vôi khu vực Bắc Biệt Nam. Tuy nhiên, do cường độ khai thác của người dân diễn ra mạnh mẽ nên hệ sinh thái nơi đây không còn trữ lượng lớn như trước.
Trong quá trình điều tra tại thực địa, đã tiến hành xác định đặc điểm về đất
đai bằng việc xác định các tầng đất, kết quả thu được cho thấy đất tại khu vực có Bách vàng chủ yếu là đất phong hóa từ đá vôi nên độ PH khá cao. Theo tài liệu khảo sát vềđiều kiện đất đai của huyện Nguyên Bình cho thấy, độ PH của đất tại xã Ca thành đạt 6,5 - 7, do vậy đây là loại đất có độ PH đạt mức trung tính. Đất có màu nâu đen, loại đất này chủ yếu phân bố ở độ cao từ 800 - 900m so với mực nước biển. Cũng theo tài liệu này kết hợp với việc xác định tính chất đất bằng phương
pháp vật lí trực tiếp tại thực địa còn phát hiện thấy, đất tại khu vực điều tra có độ
xốp cao.
Một sốđặc điểm quan trọng của đất tại khu vực nghiên cứu như sau: Nhóm
đất feralit màu nâu đỏ trên núi đá vôi và những nơi dốc tụ chân núi đá: Loại đất này thường nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên đất thường xuất hiện nhiều đá lộ đầu, nhưng đất có độ phì nhiêu cao. Theo kinh nghiệm đánh giá trực quan thấy rằng, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hơi kiềm tính độ PH khá cao. Tầng B có màu
đỏ tươi, tơi xốp dễ nhận biết. Do địa hình dốc, mặt khác mặt khác trong những năm gần đây khu vực rừng ở đây được bảo vệ khá tốt nên người dân vẫn chưa canh tác các loại cây nông nghiệp tại khu vực này.
Tỷ lệđá lộđầu lớn, đất ởđây chỉ có tồn tại ở các hốc và khe đá; đất mầu nâu
đen, tơi xốp, rất nhiều rễ cây (ớ các cây già khi cây đổ toàn bộ rễ bật lên kéo theo hốc đất lên theo).
Theo Hà Quang Khải (1999) về việc đánh giá hàm lượng mùn có trong đất, nếu hàm lượng mùn trong đất < 1% thì đây là đất nghèo mùn, đất nghèo mùn là đất có hàm lượng mùn đạt > 8%. Cũng theo tài liệu khảo sát của huyện Nguyên Bình thì đất ở xã Ca Thành có hàm lượng mùn cao (đạt từ 8% trở lên), vì vậy hàm lượng mùn ởđây có thể nói là giàu mùn [6].
Như vậy, có thể tóm tắt được một sốđặc điểm về thổ nhưỡng phù hợp với sự
sinh trưởng của Bách vàng như sau: + Đất có độ xốp cao;
+ Đất giàu mùn (trên 8%);
+ Độ PH trung tính hoặc kiềm nhẹ (6 - 7,5%); - Khí hậu
Các yếu tố khí hậu có liên quan chặt chẽ với nhau, là một yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống thực vật thông qua những tác động tổng hợp hoặc
đơn lẻ của từng yếu tố khác nhau (nhiệt độ, ẩm độ). Trong quá trình nghiên cứu về
các loài thực vật, khí hậu là một trong những yếu tố cần được xem xét. Yếu tố này có liên quan mật thiết đến các đặc điểm vật hậu học, vị trí phân bố của loài, v.v...
Trong khuôn khổ luận văn này, đã tiến hành tìm hiểu một số yếu tố khí hậu làm căn cứ cho việc xác định vị trí phân bố của Bách vàng.
Ngày nay, khi diễn biến khí hậu ngày càng trở nên phưc tạp hơn, các yếu tố
khí hậu cũng thay đổi thất thường, các loài thực vật trên cơ sở đó cũng phải dần thích nghi. Do vậy, thông qua việc tìm hiểu các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Bách vàng và đặc điểm về thời tiết tại khu vực xã Ca Thành, làm cơ sở cho việc dựđoán một sốđặc điểm vật hậu học có thể xẩy ra trong tương lai đối với loài. Mặt khác, việc đề xuất các giải pháp bảo tồn loài tại khu vực này không thể thiếu những căn cứ quan trọng vềđặc điểm khí hậu như biết được thời kỳ ra hoa, kết quả để thu hạt làm nguồn giống hoặc có thể điều chỉnh các yếu tố môi trường xung quanh trong quá trình gây trồng một cách phù hợp nhất.
Quá trình thực hiện nghiên cứu này tại xã Ca Thành, đã tiến hành tìm hiểu một sốđặc điểm có liên quan đến khí hậu thông qua phỏng vấn cán bộ kiểm lâm và chính quyền địa phương và đạt được một số kết quả như sau:
• Ca Thành là khu vực thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, nơi đây thuộc khí hậu vùng cao phía bắc Việt Nam.
• Hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 năm sau.
• Lượng mưa trung bình năm > 2000mm, tập trung từ tháng 4 - đến tháng 10 hàng năm.
• Độẩm không khí cao nhất là 87%, trung bình độẩm không khí là 81%.
• Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 330C, tháng thấp nhất 230C.
Những số liệu trên đây cho thấy các chỉ số sinh thái về ẩm độ, nhiệt độ
không khí, lượng mưa phù hợp đối với sự sinh trưởng của Bách vàng. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc xác định vị trí phân bố của loài trong các nghiên trong tương lai trên những cơ này.
- Độ cao, hướng phơi
Độ cao và hướng phơi phản ánh sự ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của loài Bách vàng. Kết quả điều tra thể
số liệu về số lượng Bách vàng được tìm thấy tại xã Ca Thành cho thấy, trên 08 tuyến điều tra không phải tuyến nào cũng có, mặc dù tất cả Bách vàng đều được tìm thấy ở độ cao gần như nhau (trên 1.200m), điều này chứng tỏ sự tái sinh của Bách vàng còn phụ thuộc vào hướng phơi. chỉ tìm thấy sự xuất hiện của Bách vàng chủ
yếu ở các hướng Tây - Nam, Đông - Nam. Trong điều kiện sống khắc nghiệt, tuy số
lượng ít nhưng hướng phơi đã ảnh hưởng khá rõ rệt đến sự tái sinh cũng như sinh trưởng của Bách vàng.
Trong số các OTC tìm thấy Bách vàng, nhận thấy, số lượng Bách vàng ở các OTC cũng khác nhau. Các OTC có Bách vàng thường nằm ở độ cao rất lớn và số
lượng cây rất ít, điều này chứng tỏ rằng phạm vi phân bố của Bách Vàng rất hẹp. Tương tự, ở những độ cao thấp, hoàn toàn không tìm thấy sự có mặt của loài cây này, điều này cũng có thể là do yếu tố con người. Bách vàng là một loài cây gỗ quí và hiếm nên tình trạng khai thác ồạt và khiến loài trở nên hiếm hoi.