Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống bằng hom bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fajon hiep) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 53)

Việc giám định mẫu vật và xác định các loài thực vật chưa xác định được tên cây nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia về phân loại thực vật của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Điều tra, Quy hoạch rừng, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một sốđặc điểm của loài cây Bách vàng

3.1.1. Đặc đim hình thái

3.1.1.1. Hình thái thân cây

Kết quả nghiên cứu đo đếm đường kính thân cây và chiều cao vút ngọn của cây Bách vàng trên các ô tiểu chuẩn tại khu vực xã Ca Thành, đã xác định được kết quả về đường kính và chiều cao của Bách vàng như sau:

Bảng 3.1. Hình thái thân cây Bách vàng

D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt (m)

max Min Tb max min Tb max min Tb max min Tb

45 6 21,17 15 5 8,63 4 0,6 2,38 11 2,5 5,82

Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng, Bách vàng là một loài cây gỗ lớn,

đường kính lớn nhất tại chiều cao 1.3m đạt 45cm, và đường kính trung bình đạt 21,17cm, chiều cao vút ngọn đạt 15m, thân thẳng, tròn đều khi ở chỗ phẳng hoặc thân hơi vặn, lồi lõm tạo thành hình xoắn trôn ốc khi ở các vách đá. Vị trí khác nhau cũng tạo cho Bách vàng có dáng vẻ tự nhiên rất đẹp.

Vỏ thân cây dày từ 1.5 - 3cm, bên trong vỏ màu vàng, ngoài màu xám đen; vỏ nứt thành nhiều rãnh nhỏ và dài, có lớp nhựa mỏng và độ dính lớn. Cành non có vỏ mầu nâm nhẵn trong giai đoạn từ 2-3 năm đầu. Khi dùng dao vạc nhẹ lớp vỏ

ngoài của thân cây to, sẽ thấy lớp vỏ tiếp theo có màu nâu đỏ. Khi đẽo sâu vào vỏ

cây sẽ thấy lớp vỏ mầu nâu đỏ hồng, tiếp đến là lớp thị vỏ màu hồng nhạt. Vỏ cây có bề dày khoảng 0,5-0,6cm. Quan sát từ vết đẽo vỏ cây nhìn thấy có nhựa chảy ra màu hồng nhạt, có mùi thơm. Bách vàng phân cành theo đốt, mỗi đốt cách nhau 20 - 30 cm đối xứng kiểu chữ thập, cành sườn âm thưởng nhiều hơn. Tán cây rộng tròn,

đều sang hai bên. Đỉnh sinh trưởng bé, màu nâu đỏ, thông thường tán có đường kinh từ 3-6m.

Tán lá mọc phẳng, hình trứng, mọc về nhiều hướng khác nhau, cành non màu xanh thẫm, khi về già chuyển thành màu nâu xám giống màu của vỏ thân cây, vỏ cành cũng trở nên nứt dọc thành nhiều kẽ nhỏ khác nhau chạy dài dọc cành cây. Cành mọc vòng quanh thân, lá mọc ra theo 1 hình phẳng về các hướng khác nhau tạo cho cành, nhánh của Bách vàng

có dạng tầng. Hình 3.1. Cành Bách vàng

Quan sát một cách tổng thể, cành Bách vàng có dạng vảy, dẹt, nhọn, sắc, mọc xen lẫn với các cành có lá kim dài, dẹt, xếp thành vòng gồm 4 lá.

Hình 3.2. Hình thái thân cây Bách vàng

Thân tươi Thân khô

3.1.1.2. Đặc điểm về hình thái lá, hoa, quả

a) Đặc điểm lá Bách vàng

Qua kết quảđiều tra nhận thấy, trên cùng một cây Bách vàng thường có 3 kiểm lá:

• Lá non

• Lá trưởng thành

• Lá chuyển tiếp  Lá non

- Lá non hỉnh dải, lá non mọc vòng trên cành non tròn, có cạnh, xếp thành vòng 4 chiếc lá trên cùng 1 đốt và gần như vuông góc với cành. Thường có kích thướng lớn hơn lá trên cành trưởng thành (4-8cm x 0,5-0,9cm); mặt lá màu xanh nhạt, mặt dưới lá có gân ở giữa, sọc trắng hai bên, có gân ở mép, cây non lá có thể

dài tới 5,5cm, rộng 5mm, dạng dải hoặc hơi cong lưỡi liềm với đầu nhọn, hai dải lỗ

khí phân biệt. Chồi hình trứng, mầu nâu hoặc nâu đỏ có nhiều lớp vảy mỏng bọc xếp ở bên ngoài. Để xác định chiều dài của lá luận văn đã tiến hành đo chiều dài 100 lá được chọn ngẫu nhiên theo 2 hướng (chiều ngang và chiều dọc lá) ở 10 cây mẹ và thu được kết quả sau (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Chiều dài của lá trưởng thành của loài Bách vàng

Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 4 Cây 5 Cây 6 Cây 7 Cây 8 Cây 9 Cây 10 D R D R D R D R D R D R D R D R D R D R 1 3.1 1.9 2.8 0.8 3.3 0.7 3.1 1.1 1.7 1.1 3.2 0.5 3.4 0.4 2.4 0.6 3.5 0.8 2.8 0.8 2 3.6 1.2 2.4 0.8 3.6 0.5 2.9 0.9 2.6 0.5 3.4 0.4 3.2 1.0 1.7 0.4 3.3 0.6 3.5 0.6 3 2.1 1.0 1.8 0.7 3.3 0.4 2.3 1.2 2.5 0.7 1.9 0.7 1.8 0.4 2.5 0.8 1.8 0.5 3.3 0.5 4 2.4 1.2 2.7 0.5 1.9 0.7 2.6 1.4 2.5 0.6 2.3 0.8 2.5 1.0 2.6 0.6 3.3 0.8 3.1 0.6 5 3.3 1.0 3.2 0.6 2.6 0.8 2.5 1.0 2.2 0.4 2.6 0.5 2.7 1.1 2.6 0.5 3.1 0.6 3.4 0.6 6 3.5 1.9 3.1 0.6 1.8 0.6 3.2 1.1 2.6 1.0 3.3 0.4 1.9 0.4 2.5 0.6 3.2 0.5 3.1 0.5 7 2.1 1.9 2.2 0.7 2.8 0.5 3.0 0.8 2.2 1.1 2.9 0.5 2.6 1.0 1.9 1.0 3.5 0.6 1.9 0.6 8 2.6 2.0 2.2 0.7 1.4 0.6 3.1 1.1 3.1 0.4 3.1 0.4 2.7 0.4 3.3 0.4 3.2 0.5 2.7 0.5 9 3.6 1.3 2.5 0.7 1.8 0.4 3.6 1.4 3.5 0.5 3.3 0.7 2.3 1.0 3.2 1.0 1.9 0.6 2.8 0.8 10 2.7 1.3 2.8 0.7 3.5 0.7 3.1 0.7 3.2 0.5 3.3 0.8 2.7 1.1 3.2 1.1 2.5 0.5 2.3 0.6 TB 2.8 1.5 2.5 0.7 2.5 0.6 2.9 1.1 2.7 0.7 2.9 0.6 2.6 0.8 2.6 0.7 2.9 0.6 2.8 0.6 Nguồn: Số liệu điều tra thực địa tháng 10/2019 tại xã Ca Thành

Qua bảng trên đã tính toán ra được kích thước chiều dài trung bình của lá đạt 2.7cm và chiều rộng là 0.8 - 1.0cm, đầu lá nhọn và kéo dài, mép lá nguyên, mặt trên lá có màu xanh lục, mặt sau lá có 2 dải lỗ khí chạy dọc theo chiều dài của lá. Những dải lỗ khí này dần bị thu hẹp lại và bị che kín bởi gân lá và mép lá, 3 dải này có

Lá trưởng thành

Lá trưởng thành hình vẩy, mọc đối chiếu nhau trên cành dẹt, tạo thành mặt phẳng chiều dài 2 - 3cm, rộng 1 - 1.2cm. màu xanh lục, đầu lá phía trên mở rộng và có mũi nhọn sắc

Hình 3.4. Lá Bách vàng trưởng thành

Lá chuyển tiếp

Kiểu lá này có hình mũi mác, hình dạng về cơ bản giống lá trưởng thành tuy nhiên kích thước lớn hơn. Chiều dài lá 5 - 7 mm, chiều rộng khoảng 2 - 2.5mm, xếp thành 4 dãy, hai mặt lá đều có màu xanh lục, sau đó chuyển thành màu xanh thẫm và nâu xám khi già, đầu lá có dạng sắc nhọn.

3.1.1.3. Hình thái nón, hạt và các đặc điểm vật hậu học của loài

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nón bách vàng đơn tính cùng gốc, nón đực có hình bầu dục, dài 3 - 4mm, rộng 2 - 2.5mm; mọc gần đầu cành hoặc đầu cành, mang 10 - 12 vảy, nhị hình tam giác, đỉnh nhọn, mỗi nhị bên trong mang 2 túi phấn.

Nón cái hình cầu, mọc đơn độc ở gần đầu cành, dài 9 - 11mm, khi mở rộng 10 - 12mm, khi non vỏ màu xanh, khi về già chuyển thành màu nâu đỏ, lúc chín vỏ

nón hóa gỗ, các vẩy nón thường xếp đôi thành từng đôi chéo hình chữ thập, hình khiên với 4-5 góc, mặt ngoài có mũi nhọn, thường có 4 mảnh, ít khi 6 mảnh (nếu có 6 mảnh thì có 2 mảnh nhỏ nằm phía gốc quả), màu nâu đỏ. Hạt dạng trứng, dài 4- 6mm, rộng 4-5mm mang 2 cánh mỏng màu nâu đỏ, có sẹo ởđáy.

Trong quá trình điều tra, không phát hiện thấy sự ra hoa kết quả của Bách vàng. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu trước cho thấy mùa ra nón bắt đầu từ

tháng 11, nở rộ vào tháng 2 tháng 3. Nón chín có thể rơi vào tháng Giêng và tháng Hai năm sau. Nón đực thường mọc lẻ ở đầu cành, không có cuống hoặc cuống rất ngắn, hình bầu dục, lúc đầu màu nâu nhạt, sau đó chuyển màu nâu thẫm, nón đực mang 10 - 12 vẩy nhị hình tam giác; nón cái hình cầu mọc đơn độc ở nách lá gần

hạt có cánh. Hạt khi phát tán ra ngoài thường khó nảy mầm do điều kiện môi trường không phù hợp và các tác động xấu bên ngoài thường làm ảnh hưởng đến môi trường sống của loài.

Vì những lí do đó, việc xác định thời điểm hạt chín để kịp thời thu hạt giống là hết sức quan trọng. Bách vàng là loại hạt có dầu - đặc trưng của các loài cây thuộc lớp Thông - nên sau khi thu hạt cần được kiểm tra và tiến hành gieo trồng càng sớm càng tốt, nếu để lâu chất lượng nảy mầm cũng như tái sinh sau này của hạt sẽ bị giảm xuống.

Là loài thuộc họ Hoàng đàn nên Bách vàng mang đầy đủ một đặc điểm đặc trưng của họ đó là hạt Bách vàng rất nhỏ, có cánh và nhẹ, 1000 hạt có cân nặng khoảng 1000g.

3.1.1.4. Hình thái rễ cây

Rễ Bách vàng phát triển rất mạnh, từ hình ảnh thu thập tại hiện trường cho thấy, tuy kích thước cây còn nhỏ, song bộ rễ phát triển rất mạnh. Sự phát triển của bộ rễ cũng đồng nghĩa với sức hút các chất dinh dưỡng từ trong đất để nuôi sống cơ

thể và giữ vững cho cây phát triển. ở những cá thể lớn, bộ rễ phát triển rất mạnh, bám chặt vào các tảng đá và lan toả ra xung quanh tạo cho Bách vàng một thế vững chắc ngay cả khi ở vách đá hiểm trở.

Hình 3.5. Hình thái rễ giâm hom cành Hình 3.6. Hình thái rễ cây tái sinh tự nhiên

3.1.2. Mt sđặc đim sinh thái ca loài cây Bách Vàng

Môi trường sống bao gồm nhiều yếu tố (khí hậu, đất đai, sinh vật) chúng luôn tác động đồng thời tạo thành một tổ hợp sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Mỗi vùng địa lý khác nhau có một điều kiện sinh thái nhất định, đặc điểm này có liên quan tới sự phân bố của các loài thực vật nói chung.

Quá trình tồn tại, sinh trưởng và phát triển của Bách vàng có sự phụ thuộc lớn và chịu sự chi phối của môi trường xung quanh. Đó là điều kiện về môi trường vô sinh nhưđất, nước, khí hậu, điều kiện lập địa, thổ nhưỡng, v.v... Ngoài ra, sự tồn tại của Bách vàng cũng phụ thuộc vào các mối quan hệ tương tác với các loài thực vật khác. Nếu thiếu một trong số các nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của loài, làm cho loài không phát triển được, sức chống chịu kém, thậm chí có thể bị diệt vong. Sau đây là một số yếu tố chính về ngoại cảnh có ảnh hưởng đến Bách vàng, gồm có:

- Đặc điểm đất đai

Kiểu địa hình núi trung bình, đây là kiểu địa hình phổ biến nhất chiếm hầu hết diện tích đất rừng tại xã Ca Thành. Do địa hình bị chia cắt mạnh, tại đây có những

đỉnh núi cao, sườn dốc của các đỉnh núi đứng, khe suối hình thành sâu, hẹp, rừng ở đây có trữ lượng khá cao. Theo quan sát, nhận định đây là khu vực xưa kia có độ đa dạng loài thực vật khá cao, một trong những đặc điểm đặc trưng cho vùng núi đá vôi khu vực Bắc Biệt Nam. Tuy nhiên, do cường độ khai thác của người dân diễn ra mạnh mẽ nên hệ sinh thái nơi đây không còn trữ lượng lớn như trước.

Trong quá trình điều tra tại thực địa, đã tiến hành xác định đặc điểm về đất

đai bằng việc xác định các tầng đất, kết quả thu được cho thấy đất tại khu vực có Bách vàng chủ yếu là đất phong hóa từ đá vôi nên độ PH khá cao. Theo tài liệu khảo sát vềđiều kiện đất đai của huyện Nguyên Bình cho thấy, độ PH của đất tại xã Ca thành đạt 6,5 - 7, do vậy đây là loại đất có độ PH đạt mức trung tính. Đất có màu nâu đen, loại đất này chủ yếu phân bố ở độ cao từ 800 - 900m so với mực nước biển. Cũng theo tài liệu này kết hợp với việc xác định tính chất đất bằng phương

pháp vật lí trực tiếp tại thực địa còn phát hiện thấy, đất tại khu vực điều tra có độ

xốp cao.

Một sốđặc điểm quan trọng của đất tại khu vực nghiên cứu như sau: Nhóm

đất feralit màu nâu đỏ trên núi đá vôi và những nơi dốc tụ chân núi đá: Loại đất này thường nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên đất thường xuất hiện nhiều đá lộ đầu, nhưng đất có độ phì nhiêu cao. Theo kinh nghiệm đánh giá trực quan thấy rằng, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hơi kiềm tính độ PH khá cao. Tầng B có màu

đỏ tươi, tơi xốp dễ nhận biết. Do địa hình dốc, mặt khác mặt khác trong những năm gần đây khu vực rừng ở đây được bảo vệ khá tốt nên người dân vẫn chưa canh tác các loại cây nông nghiệp tại khu vực này.

Tỷ lệđá lộđầu lớn, đất ởđây chỉ có tồn tại ở các hốc và khe đá; đất mầu nâu

đen, tơi xốp, rất nhiều rễ cây (ớ các cây già khi cây đổ toàn bộ rễ bật lên kéo theo hốc đất lên theo).

Theo Hà Quang Khải (1999) về việc đánh giá hàm lượng mùn có trong đất, nếu hàm lượng mùn trong đất < 1% thì đây là đất nghèo mùn, đất nghèo mùn là đất có hàm lượng mùn đạt > 8%. Cũng theo tài liệu khảo sát của huyện Nguyên Bình thì đất ở xã Ca Thành có hàm lượng mùn cao (đạt từ 8% trở lên), vì vậy hàm lượng mùn ởđây có thể nói là giàu mùn [6].

Như vậy, có thể tóm tắt được một sốđặc điểm về thổ nhưỡng phù hợp với sự

sinh trưởng của Bách vàng như sau: + Đất có độ xốp cao;

+ Đất giàu mùn (trên 8%);

+ Độ PH trung tính hoặc kiềm nhẹ (6 - 7,5%); - Khí hậu

Các yếu tố khí hậu có liên quan chặt chẽ với nhau, là một yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống thực vật thông qua những tác động tổng hợp hoặc

đơn lẻ của từng yếu tố khác nhau (nhiệt độ, ẩm độ). Trong quá trình nghiên cứu về

các loài thực vật, khí hậu là một trong những yếu tố cần được xem xét. Yếu tố này có liên quan mật thiết đến các đặc điểm vật hậu học, vị trí phân bố của loài, v.v...

Trong khuôn khổ luận văn này, đã tiến hành tìm hiểu một số yếu tố khí hậu làm căn cứ cho việc xác định vị trí phân bố của Bách vàng.

Ngày nay, khi diễn biến khí hậu ngày càng trở nên phưc tạp hơn, các yếu tố

khí hậu cũng thay đổi thất thường, các loài thực vật trên cơ sở đó cũng phải dần thích nghi. Do vậy, thông qua việc tìm hiểu các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Bách vàng và đặc điểm về thời tiết tại khu vực xã Ca Thành, làm cơ sở cho việc dựđoán một sốđặc điểm vật hậu học có thể xẩy ra trong tương lai đối với loài. Mặt khác, việc đề xuất các giải pháp bảo tồn loài tại khu vực này không thể thiếu những căn cứ quan trọng vềđặc điểm khí hậu như biết được thời kỳ ra hoa, kết quả để thu hạt làm nguồn giống hoặc có thể điều chỉnh các yếu tố môi trường xung quanh trong quá trình gây trồng một cách phù hợp nhất.

Quá trình thực hiện nghiên cứu này tại xã Ca Thành, đã tiến hành tìm hiểu một sốđặc điểm có liên quan đến khí hậu thông qua phỏng vấn cán bộ kiểm lâm và chính quyền địa phương và đạt được một số kết quả như sau:

• Ca Thành là khu vực thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, nơi đây thuộc khí hậu vùng cao phía bắc Việt Nam.

• Hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ

tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 năm sau.

• Lượng mưa trung bình năm > 2000mm, tập trung từ tháng 4 - đến tháng 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống bằng hom bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fajon hiep) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)