Phân bố:
Cỏ lồng vực ( Echinochloa spp) có pham vi phần bố rộng từ 50o Bắc đến 40o
Nam( Azmi, 1995; Kim, 1996). Theo Micheal(1983) giống cỏ lồng vực có tới 50 loài. Theo Moody (1989) ở các nước khu cực Đông Nam Á có 21 loài cỏ lồng vực, trong đó có 2 loài phổ biến nhất là Echinochloa crus – galli và Echinochloa colonum (Kim, 1996). Ở nước ta, theo Hồ Minh Sỹ(1994), Hoàng Anh Cung (1980), Dương Thiên
Tước (1994), Trần Hợp (1968) có 2 loài cỏ lồng vực trên ruộng lúa nước là E.crus –
galli (L) Beauv và cỏ lồng vực E. colonaLink, nhưng theo Lê Khả Kế (1975) thì ngoài
hai loài cỏ trên còn có loài cỏ núc Echinochloa fructamentacea. Là một loài thực vật C4, cỏ lồng vực có khả năng cạnh tranh và gây thiệt hại lớn đến năng suất lúa. Trong
điều kiện không phòng trừ , mật độ cỏ lồng vực có thể làm giảm năng suất lên đên 70-
80%, các điều kiện sinh thái như mật độ, mực nước tưới trên đồng ruộng có ảnh hưởng rất
Theo Chin ( 2001), có khoảng 400 loài cỏ dại, 73 họ đã xuất hiện trên hệ sinh
thái lúa canh và lúa nước ở Việt Nam. Hai họ quan trọng nhất là Poaceae và
Cyperaceae chiếm 42%. Cỏ lồng vực ( Echinochloa crus-galli) là loài cỏ quan trọng
nhất trên cả ruộng sạ thẳng lẫn ruộng cấy, nó có thể làm mất năng suất lúa khoảng
25% cỉ với mật độ 25 cây/m2.
Phân loại khoa học:
Kimdong/ Giới: Plantae
Phylum/ Ngành: Spermatophyta Class/Lớp: Monocotyledonae Order/Bộ: Poales
Family/Họ: Poaceae Genus/Chi: Echinochloa
Species/Loài: Echinochloa crus – Galli (L.) Beauv
1.1.5.2. Đặc điểm thực vật học cỏ lồng vực Đặc điểm hình thái của cây cỏ lồng vực: