Tình hình nghiên cứu cỏ dại ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại thừa thiên huế (Trang 51 - 53)

Hiện nay, tình hình nghiên cứu cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ và những ảnh hưởng

của nó đến môi trường chưa được đầu tư nghiên cứu, đánh giá cụ thể tại Thừa Thiên

Huế. Do đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ cỏ dại hại lúa của

người dân trên địa bàn tỉnh là rất phức tạp.Hiện chưa có cơ quan chuyên môn có số

liệu tính toán về lượng thuốc diệt cỏ sử dụng mỗi năm trên địa bàn. Tuy nhiên, theo

những thông tin tìm hiểu được thì đa số nông dân dùng thuốc trừ cỏ cho lúa, hoa màu

tại những vùng chuyên canh rau, thuốc trừ cỏ được dùng phổ biến, dùng nhiều lần

trong một năm. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng trên đồng ruộng là một con sốbáo động.

Những nghiên cứu bước đầu về khả năng kháng thuốc trừ cỏ ở Thừa Thiên Huế. Theo Nguyễn Văn Phát (2017) sử dụng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor trên quần thể cỏ lồng vực được thu thập ở các khu vực trồng lúa trên địa bàn tỉnh, kết quả cho thấy cỏ lồng vực sống sót sau khi xử lý thuốc, thời gian cỏ chết kéo dài đặc biệt ở khu vực Hương Vân, Quảng Phước có tỷ lệ cỏ sống sót cao nhất cho thấy quẩn thể cỏ lồng vực ở Thừa Thiên Huếđang hình thành tính kháng thuốc trừ cỏ.

Các loại thuốc trừ cỏtrên lúa được người dân sử dụng phổ biến là nhóm thuốc trừ cỏ tiền này mầm sử dụng sau sạ 1-3 ngày nhóm hoạt chất Pretilachlor, butachlor,…nhóm thuốc trừ cỏ này có hiệu quả phòng trừ cỏ cao. Đây là các nhóm thuốc có rất nhiều tên thương mại khác nhau nằm trong dánh mục thuốc bảo bệ thực

vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Ưu điểm của nhóm thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm là

có hiệu quả diệt trừ cỏ dại nhanh, giúp giảm công làm cỏ, giảm chi phí sản xuất, giảm sâu bệnh hại phá hoại do diệt cỏ sớm làm mất đi môi trường trú ngụ của các loài sâu, bệnh hại, giảm nguy cơ dịch bệnh cho lúa.

Việc quản lý và phòng trừ cỏ dại có hiệu quả tốt nhất nông dân cần thực hiện theo các quy trình kỹ thuật sử dụng thuốc trừ cỏ kết hợp với các biện pháp canh tác hợp lý.. Đối với lúa gieo sạ, cày lật đất sớm trước khi gieo sạđể vùi lấp tàn dư cỏ dại, lúa chét và hạn chế mầm mống sinh vật gây hại. Làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng,

thoát nước tốt. Sử dụng giống xác nhận để gieo sạ, có tỷ lệ nảy mầm cao, đạt trên 90%

nhằm hạn chế khảnăng lẫn tạp hạt cỏ từ nguồn giống. Trước khi ngâm ủ cần sàng sẩy

loại bỏ hạt lép, lững và hạt cỏ dại. Mật độ gieo sạ thích hợp 5-6 kg/sào tạo điều kiện

cho lúa đẻ nhanh mạnh, tăng khả năng cạnh tranh với cỏ dại. Điều chỉnh mực nước

trong ruộng hợp lý sau khi phun thuốc, không để ruộng khô nứt nẻ sẽ tạo điều kiện cho cỏ mọc và phát triển.

Trong nhiều năm qua theo Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cho

biết trên địa bàn tỉnh có rất nhiều loại thuốc trừ cỏ trên lúa, dẫn đến tình trạng người

nông dân khó lựa chọn loại thuốc cỏ nào phù hợp và hiệu quả phòng trừ cao. Theo kinh nghiệm phòng trừ cỏ dại lúa của nhiều nông dân địa phương họ chỉ sử dụng 1-2 loại thuốc trừ cỏ mà họ cảm thấy có hiệu quả sau khi phun và sẵn sàng tin tưởng sử dụng trong nhiều năm. Thực tế cho thấy trên các cánh đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xuất hiện nhiều loại cỏ dại trên những chân ruộng sạ đã được phun thuốc trừ cỏ, có nhiều cỏ dại khác nhau nhưng cao nhất là cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cỏ lát, cỏ cỏ cháo…Đặc biệt là cỏ lồng vực và cỏđuôi phụng là ký chủ phụ cho rầy nâu gây hại bệnh cho lúa. Việc sử dụng thuốc một cách bừa bãi, theo nhu cầu chưa

xác định mục đích cụ thểđã gây lãng phí, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất, nước

không khí do tích lũy một lượng lớn hóa chất không cần thiết, ảnh hưởng tới sức khẻo

con người, tiêu diệt nhiều loài vi sinh vật có lợi và nguy ngại lớn nhất là sự phát sinh

ra nhiều loài cỏ dại có khảnăng kháng thuốc trừ cỏ.

Để phát huy những ưu điểm của các loại thuốc trừ cỏ và hạn chế cảnh hưởng

xấu đến môi trường, Sở Nông Nghiệp và PTNT đã chỉđạo các phòng nông nghiệp và

PTNT các huyện, chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tăng cường công tác kiểm tra,

giám sát, hướng dẫn người dân thực hiện đúng các nguyên tắc khi sử dụng thuốc, đồng

thời tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các địa điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực

vật trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục tình trạng người dân mua phải các loại thuốc giả,

thuốc kém chất lượng, thuốc nằm ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng.

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại thừa thiên huế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)