Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại thừa thiên huế (Trang 48 - 51)

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tình hình nghiên cứu và sử dụng tính kháng thuốc trừ cỏ ngày càng được quan tâm và mở rộng. Năm 1968, nông trường Thành Tô (Hải Phòng), Bình Minh, Rạng Đông( Hà Nam Ninh) đã dùng 2,4-D trừ cỏ cho lúa gieo vãi có tác dụng diệt cỏ lá rộng, cỏ cói lác tốt với lượng 0,5- 0,7kg/ha.Theo Phạm Qúy Hiệp (1973) có thể dùng MCPA 3kg/ha phun sau khi gieo 3 ngày cỏ giảm xuống 9 lần so với ruộng không phun, tuy nhiên lúa bịảnh hưởng nhẹ, sau một tuần thì trở lại bình thường.

Theo Nguyen Thi Le (2016) sử dụng các loại thuốc trừ cỏ sử dụng phổ biến tại An Giang: Butachlor, quinclorac, cyhalop-butyl và bispyribac-sodium, kết quả hoạt chất Butachlor có khả năng kiểm soát cỏ cao nhất là lên đến 100%, tiếp đến là quinclorac, cyhalop-butyl và bispyribac-sodium.

Theo Lê Duy, Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Lập, Richard Kevin Mann (2014)[17] sử dụng thuốc trừ cỏ tiền này mầm Penoxsulam và Butachlor trong phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa sạ tại Đồng bằng sông Cửu Long, kết quả Butachlor là hoạt chất diệt cỏ tiền nảy mầm chọn lọc thuộc nhóm Acetanilide sử dụng trên lúa sạ và lúa cấy có hiệu lực phòng trừ cỏ dại cao và an toàn trên lúa. Hiện nay, cỏ dại phát triển

tính kháng đối với hoạt chất này ngày càng tăng. Penoxsulam là hoạt chất diệt cỏ thuộc

nhóm triazolopyrimidine sulfonamides (nhóm K3) có thể sử dụng ởgiai đoạn tiền mọc mầm với phổ diệt cỏ rộng. Hỗn hợp GF-2913 (10 g/l penoxsulam + 400 g/l butachlor +

40 g/l fenclorim) đã được thử nghiệm trên các vùng trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu

Long từnăm 2011 đến 2014. Kết quả cho thấy, khi xử lý ởgiai đoạn từ 0 - 3 ngày sau khi sạ với liều 512,5 g a.i/ha của hỗn hợp đã có hiệu quả diệt cỏtrên 95% đối với tất cả các nhóm cỏ quan trọng trên lúa sạ. Kết quảnày cao hơn có ý nghĩa thống kê so với butachlor 600 EC (butachlor + fenclorim) ở liều 600 g a.i/ha và pretilachlor 300 EC (pretilachlor + fenclorim) ở liều 300 g a.i/ha. Hỗn hợp GF-2913 liều 512,5 g a.i/ha không ảnh hưởng đáng kể lên sự mọc mầm của lúa. Năng suất lúa được xử lý với hỗn hợp GF-2913 ở liều 512,5 g a.i/ha, butachlor 600 EC ở liều 600 g a.i/ha và pretilachlor 300 EC ở liều 300 g a.i/ha cao hơn năng suất của đối chứng lần lượt là 33,3 %, 22,2 % và 24,4 %.

Kết quả khảo nghiệm thuốc trừ cỏ cho thấy trong vụ Hè Thu 2007 tại thành

phố Cần Thơ, nhóm chác lác chiếm ưu thế (40%), nhóm cỏ hòa bản cà cỏ lá rộng

tương đương nhau (30%). Trong vụĐông Xuân 2007-2008 nhóm cỏ họ hòa bản chiếm

ưu thế (45%), nhóm cỏ chác lác và cỏ lá rộng tương đương nhau (27,5%). Mật độ cỏ

vụ Hè Thu là 44 cây/m2 và vụ Đông Xuân 2007-2008 là 48 cây/m2 (chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ, 2008)

Việc phòng trừ cỏ dại bằng hóa chất trừ cỏ trở nên phổ biến và không thể thiếu trong sản xuất. Ởnước ta, cỏ dại gây hại trong tất cả các vụ lúa, đặc biệt cỏ lồng vực. Ởđồng bằng Bắc Bộ cỏ lồng vực gây hại nhiều nhất trong vụ Xuân là vụ sản xuất lúa

gieo trồng không đủ nước tưới. Cỏ cũng xuất hiện nhiều trên ruộng mạXuân và được nhổ cùng với ruộng mạ. Những năm nhiệt độ hạ thấp cây mạ bi chết thì cỏ lồng vực vẫn phát triển, do đó công tác phòng trừ cỏ lồng vực càng trỏnên khó khăn.

Khu vực miền Nam, lúa cỏ xuất hiện nhiều và gây hại nặng ở một số tỉnh ÐBSCL như Tiền Giang, Long An và một sốnơi ở tỉnh Bình Thuận , Ninh Thuận. Ðặc biệt là những nơi có tập quán sạ khô thì tác hại của lúa cỏ càng lớn . Lúa cỏ (lúa ma) có cùng tên khoa học với lúa trồng (Oryza sativa) nhưng mang những đặc tính của cỏ

dại như: cây cao hơn, màu lá xanh nhạt, chín sớm, dễ rụng hạt, sinh trưởng, sinh

dưỡng rất mạnh; một số loại hạt có râu dài, màu vỏ lụa hạt sau khi xay chà có màu đỏ. Tại hội nghị khoa học về lúa cỏ, sau khi đi thăm đồng rộng ở một sốnơi bị nhiễm lúa cỏ nặng, các nhà khoa học thuộc Hiệp hội khoa học cỏ dại thuộc vùng châu Á - Thái Bình Dương đã nhận xét: lúa cỏ thật sự đã là một dịch hại quan trọng đối với nghề sản xuất lúa gạo tại nước ta. Lúa cỏ có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa canh tác tùy thuộc vào mật độ, loại lúa cỏ với các giống lúa trồng. Giống lúa

ngắn ngày thường dễ bị lúa cỏ cạnh tranh hơn so với những giống lúa dài ngày. Theo

Viện Lúa Ðồng Bằng Sông Cửu Long với mức nhiễm lúa cỏ khoảng 100 hạt/m2 sẽ làm

giảm năng suất lúa 20%, mức nhiễm khoảng 1.000 hạt/m2 sẽ làm giảm năng suất lúa

đến 90%.

Viện lúa ĐBSCL và tập đoàn BASF, Đại học Louisia (Mỹ) đã tiến hành nghiên

cứu cách xử lý lúa ma từ năm 2003. Giống lúa CL 161 là giống lúa có gen kháng thuốc thuộc nhóm imidazolinon (gọi tắt là lúa kháng IMI) đã được du nhập nghiên cứu tại Viện lúa ĐBSCL. Các nhà di truyền giống tại Viện lúa ĐBSCL đã chuyển được gen kháng thuốc diệt cỏ nhóm imidazolinon từ giống japonica CL 161 sang giống lúa indica thành công. Kết quả nghiên cứu trong 2 năm tại Việt Nam cho thấy giống lúa có gen kháng thuốc imidazolinon diệt toàn bộ một cách triệt để cỏ dại và lúa cỏ. Triển

vọng ứng dụng kỹ thuật này để diệt lúa cỏ trong ruộng lúa là rất khả quan khi lai tạo

thành công để chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ vào trong các giống lúa trồng Indica

phổ biến tại Việt Nam.

Để quản lý và phòng ngừa cỏ dại phải xác định đúng thời điểm. Hiện nay, có 2

giai đoạn quan trọng để quản lý thời kỳ tiền mọc mầm và hậu mọc mầm. Nói cách

khác, việc phòng ngừa cỏ dại đạt hiệu quả tốt nhất là trong giai đoạn cây lúa 15 ngày tuổi, nếu trễ thì hiệu quả diệt cỏ sẽ không cao. Các loại thuốc trừ cỏ tiền mọc mầm là những loại thuốc tiêu diệt cỏ dại bằng thuốc hóa học thật sớm, khi hạt cỏ chưa hoặc

đang nẩy mầm. Biện pháp này cần phải được thực hiện sau khi làm đất, hoặc sau khi

gieo sạ từ 1 – 4 ngày. Nếu thời gian phun thuốc trễhơn thì nên sử dụng thuốc cỏ hậu

mọc mầm nhưng phải phun lúc cây lúa từ 10 – 17 ngày sau khi sạ. Nếu sử dụng thuốc

hóa học trong giai đoạn này, cỏ dại đã mọc thành cây được 1 – 2 lá nên thuốc dễ dàng hấp thu qua lá sau vài giờ phun.

Hiện nay, chưa có một loại thuốc cỏ nào có thể phòng trừ cho tất cả các loại cỏ trên ruộng lúa và tiêu diệt được 100% số cây cỏ trên ruộng. Do vậy, ngoài việc phòng ngừa cỏ dại bằng thuốc hóa học, nông dân cũng cần kết hợp các biện pháp khác như

dùng nước để ém cỏ sau khi phun thuốc, nhổ cỏ bằng phương pháp thủcông, làm đất

thật kỹđể tiêu diệt cỏ dại còn lẫn trong đất,…Ngoài ra, cũng cần phải tiến hành khử lẫn cho ruộng lúa từ 2 – 3 lần trước và sau khi lúa trổ, làm vệ sinh tiêu diệt cỏ mọc ven

bờ ruộng, trong kênh mương… Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, khi phun

thuốc diệt cỏ, cần phải biết rõ thời gian tác động của từng loại thuốc: tiền mọc mầm, hậu mọc mầm, hoặc hậu mọc mầm muộn để sử dụng cho đúng: pha thuốc đúng nồng

độvà phun đủ liều lượng nước thuốc đã pha, tránh phun quá liều sẽ có hại cho cây lúa.

Có sựthay đổi thuốc trừ cỏđể tránh hiện tượng cỏ dại sẽ kháng thuốc, khiến cho việc

phòng trừ trởnên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại thừa thiên huế (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)