Thí nghiệm 2 : Dựa trên kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm 1 ta chọn ra phương pháp xử lý có tỉ lệ nảy mầm cao và ổn định. Thí nghiệm 2 gồm có 5 công thức là các loại thuốc trừ cỏđược bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRB), với 4 lần nhắc lại, mỗi công thức là 1 loại thuốc cho quần thể hạt cỏ được gieo trong chậu có đường kính 20cm. Tiến hành phun các loại thuốc trừ cỏ theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
+ Công thức thí nghiệm:
Bảng 2.4: Các công thức thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc trừ cỏ của quần thể cỏ lồng vực với các loại thuốc trừ cỏ sử dụng tại Thừa Thiên Huế
Công thức Nội dung Ghi chú
CT1 Xử lý thuốc Sofit 300EC Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm CT2 Xử lý thuốc Butafit 320EC Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm CT3 Xử lý thuốc Surio 3WP Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm CT4 Xử lý thuốc Ekill 37 WG Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm CT5 Đối chứng Không sử dụng thuốc
+Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Rep1 Rep2 Rep3 Rep4
CT2 CT3 CT1 CT4
CT3 CT4 CT2 CT5
CT4 CT5 CT3 CT1
CT1 CT2 CT5 CT3
CT5 CT1 CT4 CT2
+ Phương pháp tiến hành: 4 loại thuốc thường xuyên sử dụng thuốc trừ cỏở
Thừa Thiên Huếđược sử dụng cho quần thể cỏ lồng vực ở Thừa Thiên Huế. Tiến hành xử lý hạt cỏ bằng phương pháp ngâm acid sulfuric đậm đặc 98% với thời gian được
xác định ở thí nghiệm 1, sau thời gian xác định thì tiến hành lấy hạt cỏ vừa nhú mầm
ra ngâm qua thuốc trừ nấm chứa hoạt chất Carbendazim theo nồng độ khuyến cáo trong thời gian 30 phút và gieo 30 hạt/1 chậu chứa cát vô trùng (được sấy ở 1500C, trong 48h), sau đó tiến hành phun các loại thuốc trừ cỏ theo nồng độ khuyến cáo. Tổng
số chậu của mỗi lần lặp lại 4 chậu, tổng số chậu thí nghiệm 20 chậu. Quan sát tỉ lệ sống sót của hạt cỏ trong 15 ngày và ghi nhận số liệu.
Quần thể cỏ dại được phân loại kháng, đang phát triển tính kháng, hoặc mẫn
cảm dựa trên cơ sở số cây sống sót ở quần thể, tất cả quần thể sống sót sau khi sử dụng
thuốc trừ cỏ được ghi nhận như là ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng bằng % của đối chứng cho mỗi quần thể thí nghiệm. Tất cả thí nghiệm có một đối chứng là quần thể cỏ dại không sử dụng thuốc trừ cỏ. Quần thể cỏ dại được phân loại như sau: (1) Kháng
nếu có hơn số cây sống sót 20% sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ, (2) Đang phát triển tính
kháng nếu có từ 1-20% số cây là sống sót,(3) Mẫn cảm nếu tất cả số cây bị chết bởi thuốc trừ cỏ (Juliano et al. 2010).
+ Chỉ tiêu theo dõi: số cây cỏ sống sau khi phun thuốc, theo dõi và quan sát từ 1-15 ngày sau gieo trồng.