Đặc điểm thực vật học cỏ lồng vự c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại thừa thiên huế (Trang 36 - 37)

Cỏ lồng vực hay còn gọi là cỏ gạo là loại cỏ dại hằng năm, mọc thành khóm,

nhiều chồi, mảnh, cao 70 - 75 cm,mọc thẳng đứng với nhiều dạng hình.. Rễ mọc từđốt dưới. Thân dẹt nhưng khỏe, thân xốp cao tới 2m, gốc thường đỏ tím.

Lá mảnh hình mũi mác, phẳng, nhẵn ,dài 30-50 cm, rộng 1-2 cm, hơi dày ở lề, những lá thấp hơn thường đỏ; chùm hạt dài 8-30 cm, màu xanh lá cây hoặc màu tím.

Bông màu xanh đến đỏ tía ở ngọn, có từ 5- 40 gié. Hạt hình elip, kích thước

2mm, có râu 3-4 cm hoặc không râu, hạt sắp xếp dày đặt trên chùm hạt.

Cây con mọc sau 4 ngày ở mùa hè và 6 ngày ởmùa đông. Ra hoa từ 45-50 ngày sau khi gieo hạt hoặc cây.

Khả năng sinh sản:

Cỏ sinh sản bằng hạt và có khả năng phát tán cao để sản xuất hạt giống cho

phép các quần thể lớn để nhanh chóng thiết lập. Theo Chin.D.V và ctv ( 2000), một cây cỏ lồng vực có thể sản xuất hơn 40.000 hạt cỏ. Hạt có thể được phát tán nhờ gió, nước hoặc các hoạt động của con người trong sản xuất nông nghiệp.

Điều kiện phát sinh:

- Thường phát triển cùng trồng lúa. Thích hợp nơi đất ẩm tên 80%, pH > 5,

- Nảy mầm tốt nhất trong điều kiện ngập nước 0-2cm nước.

- Nảy mầm bị giới hạn sâu hơn 5cm.

- Nảy mầm lẻ tẻ khi mực nước cao trên 10cm hạt giống ngủ nghỉ từ 3-4 tháng.

Cỏ lồng vực được xem là một trong những loại cỏ nguy hại nhất cho lúa và một

cây trồng cạn khác trên toàn cầu (Suk Jin Koo và Dương Văn Chín, 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại thừa thiên huế (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)