Ảnh hưởng của acid sulfuric đến tính miên trạng của cỏ lồng vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại thừa thiên huế (Trang 62 - 66)

Hạt cỏ trong tự nhiên có thời gian ngủ nghỉ (miên trạng) hay thời kỳ sống chậm.

Thời kỳnày được tính từ khi hạt hình thành (thường tính từ khi hạt chín) đến khi hạt

có thể nảy mầm được. Thời gian ngủ nghỉ là thời gian cần cho sự biến đổi, hình thành phôi mầm, phôi nhũ một cách đầy đủ về các cơ quan, về cấu tạo của các thành phần sinh hóa, tỉ lệ và khối lượng của chúng. Hạt cỏ dại chúng có thể giữ sức nẩy mầm trong thời gian tương đối dài, tạo nên một nguồn hạt cỏ liên tục trong đất gây khó khăn và tốn kém cho công tác phòng trừ cỏ dại.

Hạt cỏ lồng vực cũng vậy, thời gian ngủ nghỉ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện

tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, lượng nước hút được. Nếu nhiệt độ, độ ẩm và lượng

nước thích hợp thì hạt cỏ sẽ nảy mầm tốt và rút ngắn thời gian ngủ nghỉngược lại thời gian ngủ nghỉ của hạt cỏ lồng vực sẽ kéo dài khi gặp điều kiện bất lợi. Khi thu mẫu cỏ

ở các địa điểm khác nhau dẫn đến các hạt cỏ khi thu về có kích thước và độ chín của

hạt khác nhau, thời gian ngủ nghĩ chưa đảm bảo nên nảy mầm không đồng đều. Vì vậy, qua việc nghiên cứu xác định ảnh hướng của acid sulfuric đến tính miên trạng của hạt cỏ lồng vực thích hợp cho việc nảy mầm của hạt cỏ lồng vực nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa các hoạt chất đối với cỏ lồng vực.

Kết quả nghiên cứu xác định thời gian xử lý H2SO4đậm đặc 98% đến tính miên

trạng của quần thể cỏ lồng vực được thể hiện qua Bảng 3.1. Ở bảng 3.1 cho thấy: Khi

xử lý H2SO4 với các thời gian khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ lồng vực cũng khác nhau và sai khác có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ lệ nảy mầm của hạt cỏ ở ngày theo dõi thứ nhất sau khi xử lý biến động từ 0,0% (công thức 9 xử lý hạt với nước lã trong 24 giờ, công thức 10 xử lý hạt với nước lã trong 48 giờ) đến 56,3% (công thức 7 xử lý hạt với H2SO4 20 phút, rửa hạt ngâm nước trong 48 giờ). Trong đó công thức 9, 10 không nảy mầm (0,0%) và công thức 1 (6,3%), công thức 2, 3 (12,5%), công thức 4 (15%) có tỷ lệ nảy mầm thấp và sai khác có ý nghĩa thống kê với các công thức 6 (53,7%), công thức 7 (56,3%), công thức 8 (52,5%), còn công thức 5 có tỷ lệ nảy mầm đạt (28,7%) không có khác biệt về mặt thống kê.

Kết quả những ngày theo dõi thứ2, 3, 4 đều có sự biến đổi tương đối ở công thức 6 (từ 53,7% đến 91,3%), công thức 3 (từ 56,3% đến 92,5%), công thức 8 (từ

52,5% đến 96,3%), các công thức 1, 2, 3, 4 có sự thay đổi nhưng thấp và không sai

tích thống kê tukey test cho thấy tỷ lệ nảy mầm ở công thức 9, 10 có sự sai khác với công thức 3, 4 và công thức 1, 2, 3, 4 có sự sai khác với công thức 5 còn công thức 1, 2, 4, 9, 10 so với công thức 5. Các công thức 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10 so với công thức 6, 7, 8 có sai khác có ý nghĩa và còn công thức 6, 7, 8 không có khác biệt về mặt thống kê ở ngày theo dõi thứ 2. Ngày thứ 3 tỷ lệ nảy mầm cho thấy sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức 9, 10 so với công thức 2, 3, 4; các công thức 1, 2, 3, 4 so với 5; các công thức 5 với 6, 7, 8; ngoài ra giữa công thức 6, 7, 8 không có sự khác biệt về mặt thống kê.

Ở các ngày theo dõi thứ4 đến thứ 5 tỷ lệ này mầm ít có sự thay đổi. Qua phân tích thống kê tukey test cho thấy tỷ lệ nảy mầm ở công thức công thức 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10 cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa với các công thức 6, 7, 8; công thức 1, 2, 3, 4 có sự sai khác so với công thức 9, 10 và sai khác với công thức 5; còn các công thức 6, 7, 8 sai khác không có ý nghĩa. Ở ngày theo dõi thứ6 đến thứ 7 cho thấy sự sai khác có ý

nghĩa giữa các công thức 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10 so với 6, 7, 8; các công thức 9, 10 so với 1,

2, 4; công thức 5 với 6, 7, 8 các công thức 6, 7, 8 không có sự khác biệt về mặt thống kê.

Diễn biến tỷ lệ nảy mầm qua 7 ngày theo dõi cho thấy tỷ lệ nảy mầm hạt cỏ

tăng liên tục và đạt cao nhất vào ngày thứ4 sau đó không thấy hiện tượng tăng thêm.

Ở ngày thứ nhất tỷ lệ nảy mầm hạt cỏđạt cao nhất ở công thứ 7 (56,3% ), thấp nhất ở công thức 9 và 10 (0,0%), tỷ lệ nảy mầm tiếp tục tăng đến ngày thứ 4 với các công

thức 5, 6, 7, 8 đều có tỷ lệ nảy mầm trên 50% riêng công thức 9 hạt cỏ không nảy

mầm (Hình 3.1). Qua kết quả nghiên cứu theo dõi tỷ lệ nảy mầm hạt cỏ lồng vực cho thấy thời gian xử lý acid H2SO4 từ 15 phút đến 30 phút, rửa hạt ngâm nước trong 48 giờ cho tỷ lệ nảy mần cao đạt trên 90% (công thức 6,7,8). Điều này chứng tỏ ở điều kiện xử lý hạt cỏ lồng vực trong acid H2SO4 trên 15 phút ởđiều kiện nhiệt độ khoảng 300C thích hợp làm cho vỏ hạt cỏ mềm mỏng hút đủnước trong thời gian ngâm 48 giờ để hạt cỏ nảy mầm và phát triển hơn các công thức còn lại.

Bng3.1. Tỉ lệ nảy mầm hạt cỏ lồng vực ở các thời gian xử lý H2SO4 khác nhau

CT T

ỷ lệ nảy mầm (%)

NGÀY1 NGÀY2 NGÀY3 NGÀY4 NGÀY5 NGÀY6 NGÀY7

1 6,3a 13,7ab 21,3bc 31,3b 33,8b 38,8b 38,8b 2 12,5a 16,3ab 27,5c 41,3b 43,8b 48,8bc 48,8bc 3 12,5a 23,7b 28,7c 45,0b 45,0b 52,5bc 52,5bc 4 15,0a 26,3b 35,0c 45,0b 45,0b 48,7bc 48,7bc 5 28,7ab 52,5c 63,7d 67,5c 67,5c 67,5c 67,5c 6 53,7b 91,3d 95,0e 95,0d 95,0d 95,0d 95,0d 7 56,3b 92,5d 93,8e 93,8d 93,8d 93,8d 93,8d 8 52,5b 96,3d 96,3e 96,3d 96,3d 96,3d 96,3d 9 0,0a 0,0a 0,0a 1,3a 1,3a 2,5a 2,5a 10 0,0a 2,5a 3,7ab 5,0a 5,0a 6,3a 6,3a

Ghi chú: CT1 là xử lý H2SO4 10 phút , rửa hạt ngâm nước trong 24 giờ. CT2 là xử lý H2SO4 15 phút, rửa hạt ngâm nước trong 24 giờ.

CT3 là xử lý H2SO4 20 phút , rửa hạt ngâm nước trong 24 giờ. CT4 là xử lý H2SO4 30 phút, rửa hạt ngâm nước trong 24 giờ. CT5 là xử

lý H2SO4 10 phút , rửa hạt ngâm nước trong 48 giờ. CT6 là xử lý H2SO4 15 phút , rửa hạt ngâm nước trong 48 giờ. CT6 là xử lý H2SO4

20 phút , rửa hạt ngâm nước trong 48 giờ. CT8 là xử lý H2SO4 30 phút , rửa hạt ngâm nước trong 48 giờ. CT9 là xử lý nước lã trong 24

giờ. CT10 là xử lý nước lã trong 48 giờ. Mỗi hàng mỗi cột có các ký tựin thường khác nhau ở các công thức thể hiện sai khác có ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại thừa thiên huế (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)