Một số đặc điểm về sinh trưởng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa có triển vọng tại tỉnh quảng bình (Trang 59 - 65)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.3. Một số đặc điểm về sinh trưởng phát triển

- Động thái tăng trưởng chiều cao

Sự tăng trưởng chiều cao có liên quan đến quá trình sinh trưởng phát triển. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, sự tăng trưởng chiều cao cũng khác nhau. Tuy chiều cao cây là tính trạng đặc trưng của giống, nhưng nó vẫn phải chịu tác động của ngoại cảnh, đó là: đất đai, phân bón, thời tiết khí hậu, nên việc theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao của cây giúp chúng ta có cơ sở để bố trí thời vụ và mật độ phù hợp trên những chân đất khác nhau, nhằm phát huy tối đa tiềm năng năng suất của giống. Chiều cao của các giống thí nghiệm ở các kỳ điều tra được trình bày ở bảng 3.5.

+ Giai đoạn cây con (Sau cấy 14 ngày): Ở giai đoạn này, cây lúa vừa sử dụng

dinh dưỡng có trong hạt, vừa hút dinh dưỡng từ ngoài vào để sinh trưởng. Qua bảng theo dõi tăng trưởng cúa các giống thí nghiệm cho thấy, trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015, các giống lúa đều tăng trưởng khá tốt. Tốc độ trung bình đạt từ 8,4 – 10,8 cm/tuần. Sau 14 ngày, các giống có chiều cao đạt 22,5 cm – 25,4 cm, chiều cao của giống đối chứng HT1 là 24,4 cm, cao nhất là giống GM2-17 (25,4 cm), thấp nhất là giống GM2-16 (22,5 cm).

+ Giai đoạn đẻ nhánh (sau cấy 35 ngày): Cây lúa ở giai đoạn này tăng khá

cm – 68,0 cm. Ngoài giống GM1-9 và GM2-16 có chiều cao thấp hơn đối chứng HT1, các giống còn lại có chiều cao cây cao hơn đối chứng HT1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao các giống trong thời kỳ này đều lớn hơn 8,1 cm/tuần.

Bảng 3.5. Chiều cao cây các giống thí nghiệm vụ Đông Xuân 2014 -2015

Đơn vị tính: cm

Giống lúa thí nghiệm

(ngày sau cấy…..)

7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 GM1-9 23,6 33,7 42,2 54,3 62,8 67,5 77,5 87,8 99,3 99,2 GM2-16 22,5 32,8 41,2 52,5 60,4 65,4 74,3 82,6 90,6 90,7 GM1-68 24,8 35,6 43,8 55,5 65,9 72,6 82,3 92,1 101,9 102,0 GM2-17 25,4 36,3 44,9 56,7 66,7 73,5 83,1 94,9 103,1 103,2 ZZ01 26,2 37,8 47,1 57,6 68,0 75,9 84,7 93,7 102,8 102,8 HT1 Đ/c 24,4 34,5 44,3 55,3 65,2 72,9 82,9 94,4 96,5 96,6

Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng chiều cao các giống thí nghiệm

vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Đơn vị tính: cm/tuần

Giống lúa thí nghiệm

(ngày sau cấy….)

7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 GM1-9 8,4 9,8 8,7 12,2 8,1 4,9 10,2 10,1 11,4 2,8 GM2-16 8,5 10,7 8,2 11,4 7,6 5,4 8,7 8,3 8,1 2,0 GM1-68 10,6 10,7 8,2 11,7 10,5 6,5 9,6 9,8 9,8 1,6 GM2-17 10,8 10,7 8,2 11,7 10,5 6,9 9,5 11,8 9,7 1,6 ZZ01 10,3 11,4 9,4 10,8 9,5 8,3 8,6 9,3 9,6 2,0 HT1 Đ/c 9,2 9,7 9,3 11,8 10,1 6,6 10,2 12,2 8,6 1,0

+ Giai đoạn đứng cái (sau cấy 42 ngày): Kết thúc đẻ nhánh, cây lúa chuyển

trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, nên sự tăng trưởng chiều cao cây giảm lại so với thời kỳ trước, giai đoạn này được gọi là giai đoạn ngừng tăng trưởng.

+ Giai đoạn làm đốt, làm đòng): Đối với các giống lúa ngắn ngày, quá trình làm đốt và làm đòng được thực hiện đồng thời. Giai đoạn này cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh, dinh dưỡng được tập trung cho quá trình làm đốt, làm đòng và quyết định chiều cao cây. Đây là giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp, tích lũy chất khô và ảnh hưởng đến năng suất, do đó cần bón đón đòng kịp thời và đầy đủ để giúp tăng năng suất lúa.

+ Giai đoạn trổ đến chín: Bước sang giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng chiều

cao bắt đầu giảm dần và không tăng. Các giống có tổng thời gian sinh trưởng ngắn hơn thì mức tăng trưởng rất chậm và hầu như ngừng tăng trưởng.

-Động thái ra lá

Lá cây là cơ quan quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ, tạo chất khô và ảnh hưởng đến năng suất. Theo Đào Thế Tuấn (1970), sức chứa tương quan với thời gian tạo ra diện tích lá, nhất là diện tích lá khi lúa trổ. Số lá trên thân chính là yếu tốt phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống. Giống dài ngày có số lá nhiều hơn giống ngắn ngày, số là còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai, chế độ canh tác và điều kiện ngoại cảnh khác. Đó là một đặc điểm rất có lợi cho cây, giúp cho cây có điều kiện bù kịp thời những diện tích là bị hư hại hoặc bị các đối tượng sâu bệnh phá hại lá.

Qua theo dõi các giống thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy các giống đều ra lá sớm và nhanh ở thời kỳ đầu. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Đơn vị tính: lá

Giống lúa thí nghiệm

(ngày sau cấy….)

7 14 21 28 35 42 49 56 GM1-9 4,76 6,27 8,26 7,86 9,54 10,35 11,22 11,87 GM2-16 4,73 6,12 7,63 7,92 9,03 10,11 10,42 10,98 GM1-68 4,90 6,00 7,60 7,97 8,84 9,76 10,83 11,04 GM2-17 4,75 6,31 8,32 7,63 8,72 9,57 10,69 11,70 ZZ01 5,10 6,13 7,37 8,14 9,05 9,83 10,47 10,98 HT1 Đ/c 4,74 5,87 7,58 7,72 8,96 9,75 10,36 11,10

+ Giai đoạn bén rễ hồi xanh (sau cấy 7 ngày): Trong vụ Hè thu thời tiết thuận

với việc phát triển mạnh về chiều cao, thì ở giai đoạn này các giống lúa cũng ra lá với tốc độ khá nhanh. Sau cấy 7 ngày các giống có số lá tương đương nhau và tương đương giống đối chứng HT1.

+ Giai đoạn đẻ nhánh (sau cấy 35 ngày): Giai đoạn này cây lúa sinh trưởng

mạnh nên tốc độ ra lá cũng rất nhanh. Từ kết quả theo dõi cho thấy, sau cấy 35 ngày, số lá trên thân chính của các giống đã đạt bình quân từ 8,72 – 9,54 lá, giống GM1-9 có số lá cao nhất.

+ Giai đoạn làm đốt, làm đòng (sau cấy 49 ngày): Các giống trong giai đoạn này

bắt đầu phân hóa đòng, nên tốc độ ra lá chậm lại. Sau cấy 56 ngày tốc độ ra lá giảm mạnh chỉ đạt 0,13 – 0,3 cm/tuần và sau đó kết thúc quá trình ra lá trước khi lúa trổ. Cuối giai đoạn đẻ nhánh, các giống bắt đầu chuyển sang giai đoạn đứng cái, làm đòng (35 - 42 ngày sau cấy) nên tốc độ ra lá chậm lại với số lá tăng rất ít từ 1,02 – 1,21 lá/tuần.

Bảng 3.8. Tốc độ ra lá của các giống lúa lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Đơn vị tính: lá/tuần

Giống lúa (ngày sau cấy….)

thí nghiệm 14 14-21 21-28 28-35 35-42 42-49 49-56 GM1-9 1,69 2,19 1,62 1,06 1,01 0,84 0,83 GM2-16 1,98 2,16 2,12 1,09 1,03 0,68 0,81 GM1-68 1,94 1,86 2,01 1,1 1,21 0,97 0,91 GM2-17 1,79 2,13 1,77 1,14 1,14 0,87 0,92 ZZ01 1,92 1,66 2,2 1,13 1,02 0,89 0,8 HT1 Đ/c 1,81 1,43 1,51 1,47 1,11 1,21 0,79 - Khả năng đẻ nhánh

Khả năng đẻ nhánh là một đặc điểm sinh vật học, đặc điểm này phụ thuộc đặc tính di truyền của giống. Ngoài ra, còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như: kỹ thuật canh tác, chế độ dinh dưỡng, mật độ gieo cấy, điều kiện nhiệt độ, chế độ nước. Thông thường các giống có khả năng đẻ nhánh sớm, tập trung thường thì cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao. Do đó, trong kỹ thuật, người ta thường tháo nước để ruộng nứt chân chim mới cho nước vào nhằm làm thay đổi sinh lý ruộng lúa, làm cho lúa không đẻ nhánh

nhiều, tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu và tăng cường phát triển bộ rễ giúp cây lúa tăng khả năng chống đổ.

Tuy nhiên, đối với giống ngắn ngày, việc rút nước phơi ruộng phải hết sức chú ý, vì thời gian sinh trưởng của cây ngắn nên nếu rút nước không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, do đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Kết quả thể hiện ở bảng 3.9 và 3.10.

Bảng 3.9. Động thái đẻ nhánh các giống thí nghiệm

vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Đơn vị tính: nhánh

Giống lúa thí nghiệm

(ngày sau cấy…)

14 21 28 35 42 49 56 63 70 GM1-9 1,13 3,34 4,18 5,35 6,19 6,12 5,63 5,51 4,31 GM2-16 1,43 3,41 5,16 6,46 7 7,08 6,23 5,61 4,74 GM1-68 1,08 3,11 5,78 6,54 7,21 6,74 6,17 5,54 4,42 GM2-17 1,15 3,12 5,67 6,48 6,64 6,68 6,15 5,83 4,73 ZZ01 1,13 3,24 5,69 7,13 7,28 6,62 6,14 5,78 4,46 HT1 Đ/c 1,16 3,12 5,37 6,47 7,2 6,43 6,08 5,76 4,18

Bảng 3.10. Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm vụ Đông Xuân 2014-2015

Giống lúa thí nghiệm Số nhánh cơ bản (nhánh) Số nhánh tối đa (nhánh) Cv (%) Số nhánh hữu hiệu (nhánh) Cv (%) GM1-9 1 6,88cd 0,54 5,69b 2,44 GM2-16 1 6,78e 1,03 4,68c 3,65 GM1-68 1 7,47b 0,74 5,56b 2,59 GM2-17 1 8,55a 0,26 6,60a 1,86 ZZ01 1 6,91c 0,36 4,71c 2,70 HT1 Đ/c 1 6,82de 0,30 4,67c 1,71

Ghi chú: Trong cùng 1 cột, các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện mức sai khác khi so sánh LSD0,05

+ Động thái tăng trưởng nhánh

Động thái tăng trưởng nhánh biểu hiện khả năng đẻ nhánh sớm hay muộn, tập trung hay kéo dài của giống. Qua theo dõi đặc điểm này giúp ta có cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật để cây đẻ nhánh tập trung và đạt số nhánh hữu hiệu cao nhất. Qua kết quả ở bảng 3.11 cho thấy các giống đều tăng trưởng nhánh nhanh nhất từ sau cấy 14 đến 21 ngày. Ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng nhánh của các giống thí nghiệm tương đương đối chứng HT1. Các giống đạt số nhánh cao nhất ở giai đoạn 35 ngày sau cấy, sau đó lại giảm dần. Các giống lúa thí nghiệm đều có thời gian đẻ nhánh tập trung vòng 21 - 28 ngày.

+ Số nhánh tối đa

Số nhánh tối đa là tổng số nhánh cao nhất mà cây lúa đạt được trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Có giống có số nhánh tối đa cao, nhưng số nhánh hữu hiệu lại không cao và ngược lại. Số nhánh tối đa ngoài yếu tố giống, thì điều kiện canh tác, kỹ thuật chăm bón và yếu tố thổ nhưỡng hết sức quan trọng. Có nhiều giống có nhiều nhánh tối đa cao nhưng chưa hẳn đã cho năng suất cao.

Qua số liệu ở bảng 3.12, cho thấy 2 giống có số nhánh tối đa cao hơn đối chứng là GM1-9 (6,88 nhánh) và GM1-68 (7,47 nhánh), giống GM2-16 có số nhánh tối đa thấp hơn một ít so với đối chứng HT1 (6,82 nhánh), các giống có hệ số biến động nhỏ hơn 10%. Sai khác có ý nghĩa của các giống ở mức LSD0,05: 0,081 nhánh.

+ Số nhánh hữu hiệu:

Nhánh hữu hiệu là một trong yếu tố quan trọng quyết định năng suất. Nhằm nâng cao số nhánh hữu hiệu, chúng ta cần tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác, dựa trên những nắm bắt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, từ đó xác định được thời điểm bắt đầu và kết thúc đẻ nhánh để tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp như bón phân, làm cỏ sục bùn, chế độ nước tưới, nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, hạn chế lúa đẻ lai rai tạo nhiều nhánh vô hiệu. Qua bảng theo dõi cho thấy các giống thí nghiệm có số nhánh hữu hiệu chênh lệch nhau không nhiều, giống cao nhất là GM2-17 (6,60 nhánh), thứ hai là giống GM1-9 (5,69 nhánh) và GM1-68 với (5,56 nhánh), giống thấp nhất là giống đối chứng HT1 đạt 4,67 nhánh. Hệ số biến động của các giống đều nhỏ hơn 10 %.

+ Khả năng đẻ nhánh:

Qua theo dõi thí nghiệm tại bảng 3.12, các giống thí nghiệm đều có khả năng đẻ nhánh thấp (dưới 8 nhánh) ngoại trừ giống GM2-17 (8,55 nhánh) và nhánh hữu hiệu

cũng không cao. Giống đẻ nhánh thấp nhất là giống GM2-16 (6,78 nhánh) và giống đẻ nhánh cao nhất là GM2-17 (8,55 nhánh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa có triển vọng tại tỉnh quảng bình (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)