Quy trình kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa có triển vọng tại tỉnh quảng bình (Trang 43 - 44)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2. Quy trình kỹ thuật

Được áp dụng theo quy phạm khảo nghiệm giống lúa QCVN 01-55: 2011/BNNPTNTcủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1) Làm đất

- Đối với khảo nghiệm cơ bản:

+ Tiến hành chia ô thí nghiệm trước khi gieo. Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 10 cm và giữa các lần nhắc là 30 cm. Xung quanh khu thí nghiệm có cấy 3 hàng lúa HT1 (đ/c) làm bảo vệ.

+ Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 5m x 2m = 10m2 + Diện tích mỗi công thức: 10m x 3 = 30m2 + Diện tích toàn bộ thí nghiệm: 30m x 6m = 180m2 + Diện tích rãnh và bảo vệ: = 250m2 + Gieo theo hàng với mật độ: 60 cây/m2

- Đối với khảo nghiệm sản xuất:

+ Các giống được bố trí trên cùng một chân đất với diện tích 1.000m2 mỗi giống và không nhắc lại. Gieo sạ như sản xuất đại trà (với lượng giống 100 kg/ha), tương ứng với mật độ từ 60 - 65 cây/m2.

2) Thời vụ

Được bố trí theo khung thời vụ của địa phương (vụ Đông Xuân: gieo theo trà từ 03/01 - 10/01/2015; vụ Hè Thu: gieo tập trung từ 30/5 - 05/6/2015).

Đất bố trí thí nghiệm sản xuất là đại diện cho hai vùng sản xuất lúa chính của Quảng Bình. Chân đất có độ phì đồng đều, chủ động tưới tiêu.

3) Phân bón

- Lượng phân bón: Bón theo quy trình của địa phương, đó là:

5 tấn phân chuồng + 100kg N (217kg urea) + 60 kg P2O5 (400kg superlân) + 60kg K2O (100kg kaliclorua)/ha) + 400kg vôi bột.

Cụ thể, cho 1 sào trung bộ 500m2: + Vôi bột: 20kg

+ Lân super: 20kg + Đạm urea: 10,85kg + Kaliclorua: 5kg - Phương pháp bón:

+ Bón lót 100% phân chuồng + 100% lân + 50% đạm + 30% kali + 100% vôi. + Lần 1 (thúc 1): Sau cấy lúa bén rể hồi xanh (vụ Hè thu) và 18-22 ngày (vụ Đông Xuân) lúa có 3-4 lá thật: Bón 30% đạm + 40% kali.

+ Lần 2 (bón đón đòng): Trước trổ 18-20 ngày (khi có đòng cứt gián 1-2mm): Bón 20% đạm + 30% kali.

4) Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

- Làm cỏ sục bùn: Làm 2 lần, lần 1 sau khi lúa bén rễ hồi xanh, kết hợp bón thúc lần 1. Lần 2 sau lần 1 từ 10 - 15 ngày.

- Tưới nước: Từ khi cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh, giữ mực nước trên ruộng từ 3 đến 5cm, khi kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng từ 7 đến 10 ngày. Các giai đoạn sau, giữ mực nước không quá 10 cm.

- Định kỳ theo dõi sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi chưa cần thiết.

-Thu hoạch: Gặt kịp thời khi có khoảng 85 - 90% số hạt/bông đã chín. Trước khi thu hoạch nhổ mỗi giống 10 khóm, để làm mẫu và đo đếm các chỉ tiêu trong phòng.

-Tưới nước: Từ khi cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh, giữ mực nước trên ruộng từ 3 đến 5 cm, khi kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng từ 7 đến 10 ngày. Các giai đoạn sau, giữ mực nước không quá 10 cm.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật, theo hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành (trừ những thí nghiệm khảo nghiệm quy định không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa có triển vọng tại tỉnh quảng bình (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)