Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa có triển vọng tại tỉnh quảng bình (Trang 65 - 68)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá một cách chính xác, toàn diện nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa qua một chu kỳ sống. Nó phản ánh kết quả tổng hợp giữa các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài tác động vào. Do đó, năng suất của giống ngoài thể hiện những đặc tính di truyền, còn phản ánh khả năng thích ứng với điều kiện môi trường, khí hậu thời tiết và đất đai thổ nhưỡng.

Năng suất cây lúa phụ thuộc vào số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng hạt. Để tăng năng suất thì các yếu tố đó phải tăng thích hợp. Mối quan hệ giữa năng suất với các tính trạng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp như số bông hữu hiệu, chiều dài bông, tổng số hạt/bông, số hạt chắc/bông, chiều cao cây, diện tích lá đòng.

Theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.11 và 3.12.

- Số bông/m2

Số bông và khối lượng 1000 hạt tương quan nghịch (Đào Thế Tuấn, 1970), số bông ảnh hưởng nhiều đến năng suất, trong khi đó số hạt và khối lượng hạt chỉ đóng góp 26%. Theo Đinh Văn Lữ (1978), thời kỳ quyết định số bông là giai đoạn đẻ nhánh cao nhất trở về trước. Nghiên cứu đặc điểm này làm cơ sở cho chúng ta áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp để có được số bông tối ưu trên đơn vị diện tích.

Qua kết quả theo dõi cho thấy, các giống đều có số bông/m2

cao hơn đối chứng HT1 (206 bông/m2). Hệ số biến động về số bông của các giống ở mức nhỏ hơn 10%, với LSD0,05: 9,523 bông.

- Số hạt/bông

Số hạt/bông phụ thuộc vào số hoa phân hoá, số hoa thoái hóa và số gié/bông. Thời kỳ quyết định số hạt/bông phụ thuộc chủ yếu vào thời kỳ lúa bắt đầu phân hóa đòng đến cuối thời kỳ giảm nhiễm, còn từ khi trước trỗ bông 5 ngày trở về sau không ảnh hưởng. Vì vậy, để có số hạt/bông cao cần bón đón đòng kịp thời, nhằm thúc đẩy quá trình phân hóa đòng, đồng thời cần tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp để ức chế không cho số bông tăng quá nhiều. Tuy nhiên, cũng không nên tăng số hạt/bông quá nhiều, vì điều này sẽ làm tăng tỷ lệ hạt lép và giảm khối lượng hạt do không đủ chất dinh dưỡng nuôi hạt.

Các giống lúa thí nghiệm có số hạt/bông dao động trong khoảng 135,43 hạt ở giống GM2-17 và cao nhất là 15,385 hạt ở giống GM1-68, giống đối chứng HT1 có

139,77 hạt. Hệ số biến động về số hạt của các giống ở mức nhỏ hơn 10%, với LSD0,05: 0,06 hạt.

Bảng 3.11. Số bông/m2, Số hạt/bông, hạt chắc/bông các giống thí nghiệm vụ Đông Xuân 2014-2015

Giống lúa Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông thi nghiệm Trung bình Trung bình Trung bình

(bông/m2) (hạt/bông) (hạt chắc/bông)

GM1-9 258b 148,12b 135,33a GM2-16 216cd 136,52e 107,67c GM1-68 258b 153,85a 102,00d GM2-17 295a 135,43f 126,00b ZZ01 216c 147,87c 124,00b HT1 Đ/c 206d 139,77d 137,00a

Ghi chú: Trong cùng 1 cột, các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện mức sai khác khi so sánh LSD0,05

- Số hạt chắc/bông

Số hạt chắc trên bông là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất lúa. Cũng theo Đinh Văn Lữ (1978), thời kỳ quyết định số hạt chắc/bông là thời kỳ phân hóa đòng đến cuối thời kỳ giảm nhiễm. Do vậy, tỷ lệ hạt chắc ngoài đặc điểm giống nó còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như thời tiết khí hậu, sâu bệnh hại. Nghiên cứu vấn đề này giúp ta có những biện pháp tác kỹ thuật động thích hợp, đó là: cơ cấu thời vụ gieo trồng, bón phân cân đối và hợp lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, chế độ tưới tiêu hợp lý, để thu được năng suất cao.

Qua bảng 3.11 cho thấy, các giống lúa thí nghiệm có số hạt chắc/bông dao động từ 102,00 hạt ở giống GM1-68 đến 137,00 hạt ở giống HT1. Hệ số biến động về số hạt chắc/bông của hầu hết các giống khác nhau và nhỏ hơn 10%, với sự sai khác có ý nghĩa về số hạt chắc/bông ở mức LSD0,05: 2,301 hạt.

- Khối lượng 1000 hạt

Kích thước của hạt phụ thuộc bởi tỷ lệ vỏ trấu, trọng lượng 1000 hạt là đặc tính giống rất ổn định của giống (Soga và Nozaki, 1957). Theo Mai Thành Phụng và ctv (2004) cho rằng trọng lượng 1000 hạt (P1000 hạt ) là chỉ tiêu ít biến động (do di truyền là chính). Thiếu ánh sáng và che bóng nhiều trước khi lúa trổ sẽ làm tăng kích thước vỏ trấu và làm giảm P1000 hạt (Masushima, 1970). Ngoài ra, P1000 hạt còn phụ thuộc vào khả năng tích lũy, vận chuyển dinh dưỡng vào hạt sau khi lúa trổ.

các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2014-2015

Giống lúa Khối lượng 1000 hạt Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu

thí nghiệm (gam) (tạ/ha) (tạ/ha)

GM1-9 23,61de 73,61c 60,32c

GM2-16 25,26b 63,48e 57,33e

GM1-68 24,08cd 59,33f 51,97f

GM2-17 24,65cd 76,2b 62,61b

ZZ01 34,61a 77,19a 66,60a

HT1 Đ/c 23,20e 72,43d 60,23d

Ghi chú: Trong cùng 1 cột, các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện mức sai khác khi so sánh LSD0,05

Kết quả theo dõi tại bảng 3.12 cho thấy, khối lượng 1000 hạt của các giống dao động từ 23,20 g đến 34,61 g. Trong đó, các giống có khối lượng 1000 hạt cao nhất là giống ZZ01 (34,61 g), giống có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là HT1 (23,20 g). Nhìn chung, khối lượng 1000 hạt giữa các giống thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều. Hệ số biến động về trọng lượng 1000 hạt hầu hết các giống khác nhau và nhỏ hơn 10%, với sự sai khác có ý nghĩa về khối 1000 hạt ở mức LSD0,05: 0,590 gam.

Năng suất lý thuyết có ý nghĩa trong thực tế sản xuất, vì đó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tiềm năng năng suất của các giống. Trong sản xuất, mục tiêu là để đưa năng suất thực thu tiến gần đến năng suất lý thuyết. Năng suất lý thuyết được tính dựa trên 3 yếu tố cấu thành năng suất là số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1.000 hạt.

Kết quả theo dõi cho thấy năng suất lý thuyết của các giống dao động trong khoảng từ 59,30 – 77,19 tạ/ha. Giống có năng suất lý thuyết cao nhất là ZZ01 (77,19 tạ/ha). Giống có năng suất lý thuyêt thấp hơn đối chứng là GM1-68, GM2- 16 , các giống còn lại có năng suất lý thuyết tương đương và cao hơn giống đối chứng HT1 (72,43 tạ/ha) ngoại trừ giống GM2-16 và GM1-68 năng suất lý thuyết thấp hơn giống đối chứng HT1. Hệ số biến động về năng suất lý thuyết của hầu hết các giống nhỏ hơn 10% với LSD0,05: 0,537 tạ/ha.

- Năng suất thực thu

Năng suất thực thu phản ánh kết quả cuối cùng của một chu kỳ sản xuất trên đồng ruộng. Qua theo dõi tại bảng 3.14, chúng tôi thấy các giống có năng suất lý thuyết cao thì năng suất thực thu cao và ngược lại. Các giống thí nghiệm có năng suất thực thu dao động từ 51,97 tạ/ha đến 66,60/ha. Các giống có năng suất cao nhất và cao hơn đối chứng là GM1-9, GM2-17 và ZZ01, các giống có năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng HT1 là GM2-16, GM1-68. Hệ số biến động về năng suất thực thu của

hầu hết các giống khác nhau và nhỏ hơn 10%. Sự sai khác ở mức có ý nghĩa LSD0,05: 0,082 tạ/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa có triển vọng tại tỉnh quảng bình (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)