Giải pháp để bảo tồn và phát triển các sản phẩm này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại vườn quốc gia phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 60 - 62)

3. Ý nghĩa cuả đề tài

3.4.2. Giải pháp để bảo tồn và phát triển các sản phẩm này

Việc quản lý bảo vệ nói chung và quản lý sử dụng LSNG nói riêng, sẽ được thực hiện tốt khi cuộc sống của người dân ở gần rừng phải được cải thiện về mọi mặt, đặc biệt là thu nhập kinh tế gia đình. Những ham muốn vật chất, cách ứng xử, các hành vi của con người với tài nguyên rừng và môi trường cần phải được thay đổi. Tất cả mọi người phải hướng tới nguyên tắc sử dụng tài nguyên rừng bền vững, tạo thói quen sử dụng các nguyên vật liệu thay thế thì công tác bảo vệ rừng mới thật sự

có hiệu quả. Trên cơ sở phân tích vấn đề và nghiên cứu các nguyên nhân, xuất phát từ thực tế, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

* Giải pháp Khoa học - Công nghệ

-Tổ chức thực hiện các nghiên cứu về LSNG cho các vấn đề như: Quy hoạch phát triển LSNG; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chế biến LSNG thành hàng hóa đạt giá trị cao;

- Xây dựng và ban hành các quy phạm, quy trình kỹ thuật cấp tỉnh, cấp cơ sở

về phát triển LSNG: Các qui phạm, quy trình về gây trồng, khai thác, thu hái và chế

biến, bảo quản LSNG.

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật và bồi dưỡng kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ LSNG

-Biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ phục hồi rừng: Bảo vệ và phát triển các loài LSNG theo phương pháp khoanh nuôi; gây trồng và khai thác một cách hợp lý đảm bảo nguyên tắc chung, đạt yêu cầu kỹ thuật.

* Giải pháp kinh tế xã hội

- Hỗ trợ cho hình thành và phát triển thị trường LSNG

-Cần có quy hoạch và tổ chức kinh doanh bền vững tài nguyên LSNG

-Cần xem xét thực hiện đồng bộ chính sách giao đất giao rừng với việc cấp phép trồng rừng sản xuất kết hợp kinh doanh LSNG cho các cộng đồng, hộ gia đình khi nhận rừng.

-Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức của người

-Khuyến khích thế hệ người già ở địa phương truyền đạt lại những kinh nghiệm về khai thác, sử dụng, lấy giống, bảo quản, chế biến các loài các loài cây này cho con cháu.

- Giúp người dân ghi lại và tư liệu hóa những bài thuốc, những kinh nghiệm của họ về khai thác, sử dụng, bảo quản các loài lâm sản ngoài gỗ này.

- Cần có các dự án phát triển kinh tế dựa trên việc khai thác rau rừng từ mô hình trồng nông lâm kết hợp.

-Cần có những công trình nghiên cứu khoa học về kỹ thuật gây trồng các loại

đặc sản của địa phương

-Giúp đỡ người dân xây dựng những khu vườn trồng các loài cây làm thuốc, thực phẩm. Hỗ trợ cho họ vốn, kỹ thuật, giống để gây trồng

-Khuyến khích người dân, chính quyền địa phương quy hoạch những vùng trồng rau rừng với quy mô lớn.

-Chính quyền địa phương phải phối hợp với người dân trong việc kiểm tra, bảo vệ rừng.

-Tăng cường lực lượng kiểm lâm tại địa bàn xã và tại các trạm kiểm soát. - Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã cần tìm, tạo được các đầu ra cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ khi người dân tiến hành trồng đại trà để họ yên tâm sản xuất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại vườn quốc gia phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)