Các nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây dược liệu, thực phẩm tại khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại vườn quốc gia phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 56 - 59)

3. Ý nghĩa cuả đề tài

3.3. Các nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây dược liệu, thực phẩm tại khu vực

Bảng 3.11 Các tiêu chí ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên LSNG sử dụng làm dược liệu và thực phẩm tại khu vực nghiên cứu

STT Tên loài Độ hữu ích của loài Mức độ thường gặp Mức độ phân bố Mức độ tác động đến sự sống của loài Tổng điểm Công dụng

1 Lông cu li 2 1 0 1 4 Dược liệu

2 Cây kim tuyến 2 1 0 1 4 Dược liệu

3 Lá khôi 2 0 2 1 5 Dược liệu

4 Sa nhân 2 1 1 1 5 Dược liệu

5 Hoằng đằng 2 1 2 1 6 Dược liệu

6 Hà thủ ô 2 0 2 1 5 Dược liệu

7 Tam thất 2 1 2 1 6 Dược liệu

8 Hoàng tinh trắng 2 1 1 1 5 Dược liệu

9 Sấu 2 1 1 0 4 Thực phẩm 10 Bò khai 2 1 1 1 5 Thực phẩm 11 Rau sắng 2 1 1 0 4 Thực phẩm 12 Rau dớn 2 1 0 0 3 Thực phẩm 13 Trám trắng 2 1 0 0 3 Thực phẩm 14 Sặt 2 1 2 1 6 Thực phẩm 15 Trám đen 2 1 0 0 3 Thực phẩm 16 Củ mài 2 1 1 0 4 Thực phẩm 17 Nấm ngọc cẩu 2 1 1 1 5 Thực phẩm 18 Thảo quả 2 1 1 1 5 Thực phẩm

Qua bảng trên cho thấy các loài LSNG sử dụng làm dược liệu và thực phẩm ở

khu vực nghiên cứu đóng vai trò quan trọng đối với đời sống người dân và đều được

ở mức độ quan trọng. Mức độ thường gặp hầu hết các loài đều mọc ở nơi rất dễ xâm nhập. Mức độ phân bố chủ yếu các loài xuất hiện ở một sốở ít nơi sống, một số xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau và nơi sống của loài ổn định và ở nơi sống hẹp. Mức độ tác động đến sự sống của loài đều ở mức độ phần nào không ổn định hay bị đe dọa, một số loài ổn định. Như vậy qua các tiêu chí đánh giá cho thấy các mức độ đều ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên LSNG làm dược liệu và thực phẩm và đều dẫn tới việc nguồn tài nguyên này sẽ bị suy giảm nhanh trong thời gian tới. Đây cũng là những chỉ sốđể tìm giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên LSNG làm thuốc và dược liệu tại khu vực nghiên cứu được tốt hơn.

Tiếp tục phỏng vấn 100 hộ ở 5 xã thuộc khu vực VQG về nguyên nhân chủ

quan dẫn đến suy giảm các loài LSNG sử dụng làm dược liệu và thực phẩm. Cụ thể được trình bày ở bảng 3.12

Bảng 3.11 Các nguyên nhân chủ quan dẫn đến suy giảm các loài LSNG sử dụng làm dược liệu và thực phẩm tại khu vực nghiên cứu

STT Nguyên nhân chủ quan

Số người lựa chọn nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ %

1 Người dân không có kiến thức khai thác 92 92%

2 Thiếu đất canh tác 75 75%

3 Tăng thu nhập 100 10%

Qua bảng trên cho thấy nguyên nhân chủ quan dẫn đến suy giảm các loài LSNG sử dụng làm dược liệu và thực phẩm ở khu vực nghiên cứu trong đó nguyên nhân tăng thu nhập là nhiều nhất, sau đó đến nguyên nhân người dân không có kiến thức khai thác, thiếu đất canh tác là nguyên nhân chiếm ít nhất trong số 3 nguyên nhân chủ yếu trên

Qua tổng hợp điều tra chúng tôi nhận thấy rằng nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở VQG Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên Bình là rất phong phú, có nhiều loài cây hiếm, song hiện nay số lượng và trữ lượng bị suy giảm, môi trường sống bị thu hẹp dần, điều đó do một số nguyên nhân sau:

trồng trọt,... nên tài nguyên rừng bị suy thoái, nguồn lâm sản ngoài gỗ bịđe dọa. - Nơi đây cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, diện tích đất canh tác nông nghiệp không lớn. Trồng trọt, chăn nuôi với quy mô nhỏ cho nên cuộc sống của người dân gắn bó với rừng. Người dân vào rừng thu hái, khai thác nguồn LSNG

để phục vụ cuộc sống và đem bán nhưng thường bị lái buôn ép giá nên họ phải khai thác với số lượng nhiều thì mới có đủ tiền để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày.

- Do nhận thức của người dân còn hạn chế, họ chưa thực sự biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, vai trò của rừng với con người, với môi trường sống,...

- Hiện nay trong thôn, xã có rất ít người lấy thuốc, biết cây thuốc và người dân

địa phương đã dần quen với việc dùng thuốc, khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, ít sử

dụng các bài thuốc truyền thống như ngày xưa nữa do đó khi đi rừng, phát nương, rẫy, khai thác củi,... đã vô tình chặt phá chúng.

- Do thói quen khai thác của người dân cứ thấy loài mình cần là lấy hết không

đảm bảo sự tái sinh cho cây.

- Do nhu cầu của thị trường ngày càng nhiều về mặt hàng thuốc chữa bệnh đặc biệt là việc thu mua với giá cao của các thương gia Trung Quốc đã làm giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên cây thuốc.

- Do địa hình hiểm trở, phức tạp chủ yếu là núi cao gây trở ngại cho việc bảo vệ bảo vệ rừng.

- Lực lượng kiểm lâm còn quá ít so với diện tích rừng cần quản lý, chưa thực sự có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, chưa có những nhận thức đúng đắn về vai trò của các loài lâm sản ngoài gỗ.

- Do người dân vẫn chưa có thói quen gây trồng các loài lâm sản ngoài gỗ

trong vườn nhà, vườn rừng chỉ trồng một vài loài điển hình, dễ sống, diện tích đất vườn hầu như bỏ hoang. Họ cũng cho biết mỗi loài cây thuốc thích nghi với từng loại

đất, từng môi trường sinh sống khác nhau nên rất khó trồng trên đất vườn. Chỉ có một số hộ gia đình là trồng vài loài làm thuốc, gia vị thường dùng trong vườn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại vườn quốc gia phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 56 - 59)