3. Ý nghĩa cuả đề tài
3.1. Những loài lâm sản ngoài gỗ được người dân trong vùng sử dụng làm dược liệu và thực
Qua kết quả phỏng vấn đối với nhiều thành phần, đối tượng bao gồm: (hộ gia
đình, cán bộ Ban quản lý rừng Đặc dụng, chính quyền xã, thôn (bản)...), kết hợp tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra sơ bộ trên các tuyến và ÔTC ngoài hiện trường tại 5 xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, Hưng Đạo, Tĩnh Túc cho thấy hầu hết các loài LSNG tại Khu bảo tồn chủ yếu khai thác từ rừng tự nhiên, thuộc vùng đệm hoặc khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn. Kết quả điều tra cho thấy có tới 128 loài được người dân trong vùng sử dụng làm thuốc và thực phẩm (phụ lục 1 và 2), trong đó nhóm thực vật cho LSNG làm thuốc được khai thác chủ yếu trong rừng tự nhiên chiếm tới 80 loài chiếm 62,5% và nhóm thực vật cho lương thực thực phẩm 48 loài chiếm 37,5%. Kết quảđược thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3. 1 Phân nhóm giá trị sử dụng của thực vật LSNG tại VQG Phia Oắc Phia Đén
TT Công dụng Số loài Tỷ lệ (%) Loài đại diện
1 Dược liệu 80 62,5
Tam thất, Hà thủ ô, Sa nhân, Hoàng đằng, Kim tuyến, Hoàng tinh trắng, Lông culi, Lá khôi,..
2 Thực phẩm 48 37,5
Trám trắng, Nấm ngọc cẩu, Bò khai, Rau dớn, Rau má núi, Sặt, Rau sắng, Thảo quả,...
Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ phân nhóm LSNG theo giá trị sử dụng tại khu vực nghiên cứu
Trong nhóm loài cây sử dụng làm dược liệu có 51 loài khai thác cả cây, thân, dây; 9 loài khai thác lá; 14 loài khai thác rễ, củ; 2 loài khai thác vỏ; 4 loài khai thác quả, hạt.
Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ khai thác các bộ phận của các loài cây làm dược liệu
Trong nhóm loài cây sử dụng làm thực phẩm có 35 loài khai thác cả cây, thân, lá; 02 loài khai thác củ; 11 loài khai thác quả.
Hình 3. 3 Biểu đồ tỷ lệ khai thác các bộ phận của các loài cây làm thực phẩm
Kết quả trên cho thấy hiện người dân địa phương đã và đang sử dụng các loài thực vật rừng để làm thuốc, thực phẩm với số lượng tương đối lớn. Mặc dù con số
trên chưa chắc chắn đã đầy đủ song nó cũng phản ánh thành phần loài thực vật dùng làm thuốc, thực phẩm ở đây hết sức phong phú. Điều này cho thấy tiềm năng để phát triển thực vật cho LSNG tại địa bàn là rất lớn
3.2. Thực trạng khai thác và sử dụng thực vật rừng làm dược liệu và thực phẩm của người dân.